Bình Luận Điển Cố Bãi Bể Nương Dâu Và Sự Tích Ma Cô Tiên Nữ

Thảo luận trong 'Văn Thơ' bắt đầu bởi Quỳnnh, 12 Tháng chín 2021.

  1. Quỳnnh

    Bài viết:
    7
    Điển cố 'Bãi bể nương dâu' và sự tích Ma Cô tiên nữ

    Thế nào là điển cố?

    Điển cố (hay có cách gọi khác là điển tích) là cách viết gọn những câu chuyện xưa thành đôi ba chữ để đưa vào văn chương, làm cho câu văn hàm súc, ngắn gọn, lời ít ý nhiều. Những câu chuyện trở thành điển cố thường là kể về các câu chuyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử.

    Do quan điểm thẩm mỹ trước đây là chuộng 'tập cổ' (bắt chước người xưa) càng dẫn được nhiều câu văn cổ, chuyện cổ, câu nói của bậc cổ nhân thánh hiền thì giá trị của câu nói, đoạn thơ văn đó càng được đánh giá cao. Điển cố được phân biệt với các từ ngữ thông thường do có tính khái quát cao, hàm ý, súc tích. Từ đó các điển cố xuất hiện nhiều trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, đi vào thơ, ca và trở nên phổ biến.

    Tại sao phải hiểu về điển cố, điển tích?

    Trên thực tế, các điển cố được sử dụng một cách rộng rãi với tần suất cao khiến người đọc chỉ cần nghe qua đã hiểu được lớp nghĩa bóng đằng sau con chữ. Tuy nhiên vô hình trung, cái gốc chứa từ ngữ này dần trở nên lu mờ. Mọi người đã quen nói 'múa rìu qua mặt thợ' ý chỉ việc thể hiện, khoe mẽ trình độ thấp kém của mình trước người có trình độ cao hơn mà chưa rõ điển cố này xuất hiện từ câu chuyện như thế nào. Hay ai cũng có thể ví von 'già kén kẹn hom', 'Uống máu ăn thề' hiểu được nghĩa bóng nhưng câu chuyện đằng sau để đúc kết thành các từ ngữ này thì không phải ai cũng rõ.

    Câu chuyện về điển cố 'Bãi bể nương dâu'

    Nghĩa: Nói về sư thay đổi lớn lao của đời người. Cuộc đời luôn có nhiều biến đổi vô thường mà ta không đoán định được.'Bãi bể nương dâu' dịch từ chữ 'thương hải tang điền' (biển xanh, ruộng dâu). Theo Thần tiên truyện, điển cố này liên quan tới câu chuyện tiên Phật được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

    Tương truyền, thời Đông Hán có ông Phương Bình, học giỏi tài cao, thi đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan. Sau một thời gian thi thố với đời, Phương Bình bỏ quan đi tu. Về sau, ông đắc đạo và trở thành Phật. Một lần Phật Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán) cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô nói với Phương Bình rằng: 'Tiếp thị dĩ lai dĩ kiến, Đông hải tam vi tang điền'. Nghĩa là "Từ khi hầu chuyện với ông, tôi đã thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu".

    Các đoạn thơ, bài thơ chứa điển cố

    - 'Trải qua một cuộc bể dâu

    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng'

    (truyện Kiều)

    - 'Ngàn dâu xanh ngắt một màu

    Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai'

    (Chinh phụ ngâm)

    - 'Khóc vì nỗi thiết tha sự thế

    Ai bày trò bãi bể nương dâu'

    (Cung oán ngâm)

    - Trong nhạc phim 'Tây du ký' tập 5 có bài hát '500 năm ruộng dâu biển cạn'- 'Ngũ bách niên tang điền thương hải' do Uất Quân Kiếm hát.

    Nguồn tài liệu tham khảo trong bài việt: Nguyễn Ngọc San, Từ điển giải thích điển cố văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2014.
     
    Thời HạLỤC TIỂU HỒNG thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...