Hỏi đáp Điểm thi THPT có xứng đáng?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 19 Tháng bảy 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    KẾT QUẢ ĐIỂM THI THPT CÓ XỨNG ĐÁNG VỚI NỖ NỰC, SỰ CỐ GẮNG VÀ TRÌNH ĐỘ CỦA BẠN SUỐT 12 NĂM HỌC?

    Bài viết này tôi chỉ chủ yếu nói về môn Ngữ Văn, đây chỉ là quan điểm cá nhân, không cố ý gây tranh cãi và tôi chỉ nói một số bạn chứ không hề quy chụp. Mong các bạn nêu quan điểm của mình!

    Sau khi có kết quả thi THPT 2023, tôi có theo dõi và lướt được một số bài viết "flex" điểm thi của các sĩ tử 2k5. Tất nhiên, bên cạnh những bài viết "show" điểm cao, có những bạn hài lòng với kết quả thi của mình dù cao hay thấp thì tôi có lướt thấy vài bài viết các bạn có nói rằng, không thể ngờ rằng điểm của mình lại thấp như vậy, điểm không xứng đáng với năng lực thực sự của các bạn?

    Chắc hẳn, trước khi bước vào kì thi THPT Quốc gia, chúng ta ai ai cũng phải chuẩn bị 12 năm đèn sách miệt mài. Có bạn mất ăn mất ngủ, phải hy sinh nhiều thứ, cố gắng hết mình, học ngày học đêm để có thể đạt được điểm số cao, để đỗ vào ngôi trường đại học mà mình yêu thích. Nhưng điểm trả về có xứng đáng với những gì bạn bỏ ra?

    Bản thân tôi tham gia kì thi THPT 2022, điểm Văn của tôi nói cao không cao, thấp cũng không thấp, nhưng nó không xứng đáng với những nỗ lực, thời gian mà tôi bỏ ra. Cũng giống như mấy bạn 2k4 hay 2k5 năm nay vậy. Học sinh chuyên văn, tham gia kì thi học sinh giỏi Văn đạt giải cao, chăm chỉ học văn, các kì thi cuối kỳ hay thi thử đều đạt điểm cao. Đi thi viết bài tự tin, viết 2-3-4 tờ giấy, về check đáp án của bộ nắm chắc điểm cao. Nhưng khi thi chính thức thì điểm nhận được thấp đến mức không tưởng tượng nổi?

    Điều đó cũng không có gì để nói cho đến khi hỏi điểm của các bạn khác. Những bạn thường ngày lười học, không học, thi thử có khi chỉ 5-6 điểm, khi thì viết lạc đề. Nhưng khi thi chính thức lại được 9+? Không phải các bạn học "ngầm" mà tôi không biết, đó là điều các bạn tự nói, tự nhận định.

    Vậy điểm Văn có thực sự đang lạm phát? Nhớ 5-10 năm trước điểm 9, 9+ chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn bây giờ điểm 9, 9+ tràn lan. Các bạn nói do thầy cô chấm lỏng. Nhưng có phải 100% thầy cô chấm bài đều lỏng tay hay không? Theo tôi, có người này người nọ, có nơi này nơi nọ. Vậy thì điều đó có công bằng không?

    Mọi người thấy sao?
     
    chiqudoll, Hương ChiBooiina thích bài này.
  2. Lagan

    Bài viết:
    635
    Chào bạn! Mình cũng muốn chia sẻ một chút về vấn đề này.

    Là một người học văn, mình thấy rằng so với các bộ môn khác, văn mang tính khách quan vào khoảng 20%. Nếu những bộ môn như toán, lí, hóa.. ta có thể so 1 - 1 theo đáp án thì văn còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như chữ viết, trình bày, "gu" của người chấm. Có giám khảo thích bay bổng, nhẹ nhàng nhưng có những người thích sự mạch lạc, sáng tạo, có người chấm lỏng sẽ có người chấm chặt. Điều này là không thể tránh khỏi.

    Thế nhưng bạn phải hiểu rằng, dù là các môn khoanh trắc nghiệm, có thể khi so ở nhà các bạn được 8.6, nhưng điểm nhận về chỉ được 8 thôi. Điều này có thể do cách khoanh, tô của bạn hoặc bạn đã ghi sai đáp án ở trong phiếu đề của mình. Việc tương tự cũng có thể thậm chí là dễ dàng xảy ra trong môn văn hơn rất nhiều. Thi trong 120 phút, áp lực tâm lí đè nặng khiến cho bạn cuống, chữ viết xấu đi, gạch xóa nhiều ảnh hưởng tới mĩ quan của bài viết, bị trừ điểm trình bày. Bên cạnh đó, văn học không nhất định phải quy chuẩn từng câu từng chữ nhưng nó phụ thuộc vào đánh giá của người đọc, đó cũng là lí do cần đến 2 giáo viên chấm cho một bài. Thường thì người trưởng ban giám khảo sẽ ghép cặp để hai thầy/ cô có văn phong khác nhau làm việc cùng nhau để chắc chắn được tính khách quan nhiều nhất có thể. Sau khi 2 thầy cô chấm xong mà chưa có sự thống nhất về điểm số, vị trưởng ban giám khảo hoặc một thầy/ cô nữa sẽ chấm thêm lần thứ ba. Nếu qua ba vòng với ba người chấm khác nhau đồng thời để bài viết của bạn ở mức độ 6-7 thì bạn nên xem xét lại.

    Một việc nữa mình muốn nói tới, đó là thi thật và thi thử. Có rất nhiều anh/ chị ở trường của mình cũng vậy đó bạn! Nhiều người thi học sinh giỏi tỉnh được giải cao nhưng lại chỉ được khoảng 8 -8.5. Có thể có sự nhầm lẫn, có thể do sự chủ quan. Không ai chắc chắn được điều này!

    Cuối cùng, nếu thấy không ưng ý về điểm, bạn có thể lựa chọn phúc khảo. Vấn đề này các bạn sẽ được tư vấn kĩ hơn bởi các thầy cô bộ môn văn của mình!
     
    thumai227, chiqudollDaiooo thích bài này.
  3. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,871
    Tùy người chấm nữa bạn ạ. Người chấm nới là điểm lên ghì là điểm xuống :)) cô văn trường mình hồi trước nói thế mà xưa điểm cao quá sẽ bị rà tới giáo viên chấm lốc phòng đó, giờ thì không rõ.
     
    chiqudoll, Mạnh ThăngDaiooo thích bài này.
  4. sun and cloud

    Bài viết:
    46
    Mình thấy rằng chúng ta không thể phủ nhận những người đã nỗ lực để có điểm văn xứng đáng, nhưng mình cũng cho rằng việc chấm nới tay luôn xảy ra. Mình không thể trả lời câu hỏi công bằng hay không vì thế nào là công bằng và thế nào là bất công?

    Tuy nhiên nếu điểm số nhận về không như ý muốn ta hoàn toàn có thể đưa ra lựa chọn, phúc khảo hoặc không. Ở vị trí là một người dùng điểm đại học xét tuyển như mình, thứ mình quan tâm hơn không phải là bất công hay công bằng khi đối diện với điểm văn đầy tiếc nuối của bản thân mà là với số điểm như vậy mình sẽ đỗ vào đâu, phúc khảo có mấy phần chắc chắn, mấy phần rủi ro? Nếu không phúc khảo liệu mình có hối hận không? Nếu phúc khảo điểm rớt xuống mình phải làm gì?

    Suy nghĩ về hai chữ "công bằng" chỉ khiến mình thêm nặng nề, thay vào đó lo cho tương lai sẽ tốt hơn, vì suy cho cùng, điểm số này không quyết định toàn bộ sự nghiệp cuộc sống của chúng ta sau này, quan trọng là lựa chọn cẩn thận để không hối hận.

    Đó là ý kiến cá nhân của mình, dưới góc nhìn của học sinh đi thi.
     
  5. tatsuno jin

    Bài viết:
    131
    Có thể thấy năm nào cũng như năm nào thi THPT luôn là kỳ thi hết sức căng thẳng vì đây là kì thi quyết định 1 bước lên mây hay xuống dưới đất, điểm thi nó rất quan trong trong việc xét học bạ và những yếu tố khác, và mọi người đều đã rất cố gắng vì kì thi này, quên ăn quên ngủ để ôn thi nó, nhưng tuy cố gắng nhưng cũng chưa hẳn là có thể thành công, có thể đạt được kết qur mình mong muốn.

    Mình chỉ muốn nói rằng dù cho điểm của học sinh là bao nhiêu điểm thì nó cũng là cái thành tích mà học sinh đã cố gắng phấm đấu để đạt được nó và bạn đã cố hết sức để có được nó rồi cho nên không cần gì phải buồn rầu.
     
  6. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Cá nhân mình nghĩ rằng kì thi nào cũng có những khuyết điểm và bất cập. Và kì thi đại học ở nước ta cũng như vậy. Tuy nhiên nó vẫn bắt buộc phải diễn ra vì nó là cách để tuyển sinh vào các trường Đại học theo năng lực của học sinh thôi

    Mình hiểu cảm giác của những bạn thấy bất công. Nhưng cả nước 1 triệu sĩ tử không phải ai cũng thấy như vậy. Một kì thi, một quy chế áp dụng với cả nước thì không khó để xảy ra tranh cãi nên cái này mình chấp nhận được.

    Thứ 2, mình nghĩ rằng đã đi thi thì mình chấp nhận rủi ro chứ không thể đổ lỗi cho ai cả. Vì khi thi đã rọc phách hết rồi. Bạn không thể nói thiếu công bằng. Còn về việc lạm phát điểm văn, mình nghĩ là có thể văn thầy cô chấm lỏng tay thật đi. Nhưng nếu chấm lỏng thì người hưởng là học sinh chứ thầy cô có đi thi đâu? Vậy nên chấm lỏng là có lợi cho học sinh còn gì.

    Thứ 3, kì thi đại học không và chưa bao giờ đánh giá một con người. Mình hiểu nó rất quan trọng, nhưng nó đâu thể quyết định cả một cuộc đời mấy chục năm. Vậy nên nó cũng chỉ như một cuộc chơi. Bạn nỗ lực học và thi vì đây là trách nhiệm của bạn với đời bạn chứ không vì ai cả.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...