Di sản văn hoá Việt Nam

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 20 Tháng mười 2020.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,695
    DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI

    1. Vịnh Hạ Long (Tỉnh Quảng Ninh)

    [​IMG]

    Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ, lần thứ hai, vào ngày 2/12/2000 Vịnh Hạ Long tiếp tục được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo. (tái công nhận: 2011)

    Vịnh Hạ Long nằm trong Vịnh Bắc Bộ là một quần thể gồm hơn 1.600 đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp giữa biển với những cột đá vôi nhô lên. Hầu hết những hòn đảo đều không có người và không có sự tác động của con người do đặc tính dốc của chúng. Ngoài vẻ đẹp kỳ diệu, vịnh Hạ Long còn sở hữu hệ sinh thái đặc sắc

    2. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Tỉnh Quảng Bình)

    [​IMG]

    Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào ngày 03/07/2003 với tiêu chí về địa chất, là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất. (tái công nhận: 2015)

    Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 126.236 héc ta và có chung đường biên giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sông ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng

    DI SẢN VĂN HÓA

    1. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Tỉnh Quảng Nam)

    [​IMG]

    Tại hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban di sản Thế giới ngày 1/12/1999 đã công nhận khu di tích Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa, những ảnh hưởng bên ngoài đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo, và tiêu chí phản ánh sinh động tiến trình phát triển của văn hóa Cha mpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

    Trong khoảng từ thế kỷ IV và đến XIII, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa

    2. Đô thị (Phố Cổ) Hội An (Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam)

    [​IMG]

    Ngày 4/12/1999 UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới dựa trên hai tiêu chí: Là di sản nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ tại một thương cảng quốc tế và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn trọn vẹn.

    Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ XV tới thế kỷ XIX. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này

    3. Quần thể di tích Cố đô Huế (Tỉnh Thừa Thiên–Huế)

    [​IMG]

    Hội nghị lần thứ 17 của ủy ban Di sản Thế giới ngày 11/12/1993 đã công nhận Khu Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất đỉnh cao của nó vào đầu thế kỉ XIX, và là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

    Với vai trò là kinh thành của một Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới triều nhà Nguyễn cho tới năm 1945. Dòng sông Hương chảy qua kinh thành, cấm cung và nội thành mang lại cho kinh thành một phong cảnh thiên nhiên tuyệt diệu

    4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội (Thành phố Hà Nội)

    [​IMG]

    Ngày 31/07/2010, tại kì họp lần thứ 34, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: Minh chứng cho sự giao lưu ảnh hưởng chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía nam và tiêu chí minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là trung tâm quyền lực từ thế kỉ VII cho đến tận ngày nay, và tiêu chí: Liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa- lịch sử quan trọng.

    Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt. Được xây dựng trên tàn tích của một pháo đài Trung Quốc vào thế kỷ VII, nơi đây là trung tâm chính trị và quyền lực của Đại Việt trong suốt 13 thế kỷ. Ngày nay, Hoàng thành cùng khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu phản ánh nền văn hóa Đông Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Hồng, cửa ngõ thông thương giữa Trung Hoa cổ đại và Vương quốc cổ Champa

    5. Thành nhà Hồ (Tỉnh Thanh Hóa)

    [​IMG]

    Kì họp lần thứ 35 của ủy ban Di sản Thế giới vào ngày 27/06/2011 ở Paris đã chính thức đưa Thành nhà Hồ vào danh mục di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới với hai tiêu chí: Là biểu hiện rõ rệt của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt nam và các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XV, và tiêu chí là ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu hiện cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.

    Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông. Trong lịch sử, thành còn được biết đến với các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Dựa trên phong thủy, thành nhà Hồ tọa lạc nơi có thắng cảnh tuyệt đẹp giao thoa giữa núi non và đồng bằng ven sông Mã và sông Bưởi. Thành nhà Hồ là đại diện nổi bật cho một phong cách mới của kinh thành Đông Nam Á

    DI SẢN HỖN HỢP

    1. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

    [​IMG]

    Tràng An đã trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới sau cuộc họp lần thứ 38 của UNESCO tại Doha, Quatar theo các tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và các giá trị đại chất, địa mạo. Như vậy, Tràng An đã trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận.

    DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

    1. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên – Huế)

    [​IMG]

    Ngày 07/11/2003 nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO đưa vào danh mục kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa vật thể và phi vật thể- đánh dấu bước ngoặt về giá trị văn hóa vùng đất này.

    2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng)

    [​IMG]

    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 15/11/2005. Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú, đã đi vào sử thi Tây Nguyên để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này.

    3. Dân ca Quan họ ( Bắc Ninh, Bắc Giang)

    [​IMG]

    Ngày 30/9/2009, quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) và là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu

    4. Ca trù (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Hải Phòng)

    [​IMG]

    Ngày 1/10/2009, ca trù được công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh, thành ở phía Bắc

    5. Hội Gióng ở đền sóc và đền phù đổng ( Thành phố Hà Nội)

    [​IMG]

    UNESCO đã chính thức công nhận Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

    6. Hát xoan (Phú Thọ)

    [​IMG]

    UNESCO đã công nhận hát xoan - Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24/11/2011với những giá trị cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác. Hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian hết sức quý báu.

    7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ)

    Ngày 06/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện cho nhân loại.

    8. Đờn ca tài tử Nam Bộ (An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ)

    Ngày 5/12/2013, UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với các tiêu chí: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa, thể hiện sự hòa hợp văn hóa và tôn trọng văn hóa riêng của các cộng đồng, dân tộc.

    9. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh)

    Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. [1] Dân ca ví giặm (cũng viết là dặm) tại Nghệ Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp) Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa.. Lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người

    10. Nghi lễ Kéo co (Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh)

    Kéo co hay kéo dây là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian thông dụng và đơn giản trên thế giới hiện nay. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Kéo co không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền. Hiện nay, nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

    11. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh)

    Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất. [1] Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hóa mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. [2] Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ - Đấng Tối cao trong đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.

    Vào hồi 17h15 giờ địa phương (21h15 giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ đón bằng UNESCO ghi danh "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" đã diễn ra vào ngày 2/4/2017 tại Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy-Vụ Bản-Nam Định nơi được coi là trung tâm của đạo Mẫu Việt Nam

    12. Bài chòi (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc miền Trung Việt Nam)

    Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch.

    Lúc 17h15' (giờ Hàn Quốc) ngày 7 tháng 12 năm 2017 (khoảng 15h15' giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, hồ sơ Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

    13. Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái (Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh và Thái Nguyên)

    Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở 11 tỉnh miền núi phía Bắc là: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang (vùng Đông Bắc), Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai (vùng Tây Bắc) và một số địa phương khác ở Việt Nam.

    Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ. Các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then một năm.

    Lúc 15h23 ngày 12-12 giờ địa phương (tức 3h23 ngày 13-12-2019 giờ Việt Nam), tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    DI SẢN TƯ LIỆU

    1. Mộc bản triều Nguyễn

    Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.

    2. Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc

    Tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Đây là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế.

    3. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

    Ngày 16/5/2012, Ủy ban UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chính thức ghi danh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm vào danh mục Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chùa Vĩnh Nghiêm hiện lưu giữ và bảo tồn nhiều bộ ván kinh Phật, kho Mộc bản còn lưu hơn 10 đầu sách với 3.050 bản khắc.

    4. Châu bản triều Nguyễn

    Ngày 14/5/2014, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hồ sơ "Châu bản triều Nguyễn" chính thức được ghi danh vào danh mục Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

    CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU

    1. Công viên đá Đồng Văn

    Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu với hàng loạt di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao

    CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC

    1. Việt Nam có bao nhiêu di sản thiên nhiên thế giới?

    A. 1

    B. 2

    C. 3

    D. 4

    Đáp án: B. 2

    Hiện, Việt Nam có hai địa danh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, gồm: Vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Điều đặc biệt, cả hai di sản này đều được UNESCO công nhận hai lần: Vịnh Hạ Long vào các năm 1994 và 2000, Phong Nha - Kẻ Bàng vào các năm 2003 và 2015.

    2. Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới?

    A. 2

    B. 3

    C. 4

    D. 5

    Đáp án: D. 5

    Đến năm 2018, Việt Nam có năm di sản văn hóa thế giới là quần thể di tích Cố đô Huế, khu đền tháp Mỹ Sơn, khu phố cổ Hội An, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long và thành nhà Hồ.

    Trong đó, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận sớm nhất vào năm 1993, thành nhà Hồ được công nhận gần đây nhất - năm 2011.

    3. Việt Nam bao nhiêu di sản thế giới hỗn hợp (vừa là di sản thiên nhiên, vừa là di sản văn hóa) ?

    A. 1

    B. 2

    C. 3

    D. 4

    Đáp án: A. 1

    Tràng An (Ninh Bình) di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp (di sản thế giới hỗn hợp) là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam đáp ứng được tiêu chí của cả di sản văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên thế giới, được UNESCO ghi vào danh mục di sản thế giới.

    Ngày 23/6/2014, tại kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản thế giới (Doha, Qatar), quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (di sản hỗn hợp). Đây là di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tính tới hiện tại.

    4. Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

    A. 14

    B. 13

    C. 10

    D. 8

    Đáp án: B. 13

    Theo trang Intangible Cultural Heritage (Di sản văn hóa phi vật thể) của UNESCO, Việt Nam có 13 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, gồm:

    - Nhã nhạc cung đình Huế (được công nhận năm 2008).

    - Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2008).

    - Quan họ Bắc Ninh (2009).

    - Ca Trù (2009).

    - Lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn) (2010).

    - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012).

    - Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013).

    - Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh (2014).

    - Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam (2015).

    - Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (2016).

    - Hát Xoan Phú Thọ (2017).

    - Bài chòi ở các tỉnh vùng Trung Bộ (2017).

    - Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái (2019)

    5. Di sản nào dưới đây của Việt Nam chưa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

    A. Hát Xoan

    B. Đờn ca tài tử

    C. Cải lương

    D. Quan họ

    Đáp án: C. Cải lương

    Cải lương chưa được công nhận là di sản phi vật thể.

    6. Việt Nam có bao nhiêu di sản tư liệu thế giới được công nhận?

    A. 1

    B. 2

    C. 3

    D. 4

    Đáp án: D. 4

    Việt Nam hiện có 4 di sản được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn (được công nhận năm 2009), bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc (2010), mộc bản Vĩnh Nghiêm (2012) và châu bản triều Nguyễn (2014).

    Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn
     
    Phan Kim TiênMạnh Thăng thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng mười một 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, và trở thành kinh đô nước Đại Ngu triều nhà Hồ từ năm 1400 đến 1407.

    Vậy cái câu "Thành nhà Hồ (Tỉnh Thanh Hóa, thế kỷ IV - XIII)" nghĩa là thế nào? Nó được xây từ cuối thế kỷ XIV, vậy cái giai đoạn "thế kỷ IV - XIII" là nói về cái gì?
     
  4. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,695
    Đã chỉnh sửa nội dung, cám ơn bạn!
     
    Nam Hoa thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...