Đi khám bệnh sao cho hiệu quả, ít tiền, ít thời gian

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi TRANG SACH, 28 Tháng hai 2021.

  1. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Y học phổ thông và y học thực tế

    Đi khám bệnh sao cho hiệu quả, ít tiền nhất, ít thời gian nhất?

    Tôi biết nhiều bạn, nhiều người thân, nhiều bệnh nhân khi đi khám bệnh mất quá nhiều thời gian, tốn nhiều tiền mà kết quả không như mong muốn.

    Có người đi khám bệnh nhức đầu mang về một đống thuốc, xét nghiệm, siêu âm, chụp hình MRI. Nhưng cái đơn giản nhất, cần nhất lại không có: Đo huyết áp, hình xoang, đường máu. Uống thuốc vô lại thấy mệt hơn.

    Tôi quen biết một bạn 21 tuổi, làm sơn nước, đau vai bên phải không chịu được. Bạn đi khám 3 Bv, nơi thì trị đau dạ dày, đau tim, thần kinh thực vật cũng được cho thuốc sau khi làm nhiều xét nghiệm và chụp hình vì bệnh nhân đông, bạn nói nhanh với giọng địa phương nên Bs không hiểu..

    Nhưng thật đơn giản khi tìm hiểu kỹ, bạn này đau do tay và vai phải làm sơn nước liên tục và quá tải nên dãn căng cơ. Được hướng dẫn nghĩ ngơi và xoa bóp hai tuần là bạn khỏi.

    Và tôi đã gặp rất nhiều người tương tự thế.

    Và nhiều lý do để Bs và bệnh nhân không hiểu nhau.

    Vậy phải làm sao?

    Đầu tiên, chúng ta nên có một người am hiểu về sức khỏe và y tế mà mình tin tưởng (làm trong ngành y hoặc bác sĩ tổng quát thì tốt). Trong cuộc sống, không ai biết mọi thứ.

    Mình nên có một người am hiểu nhiều và có tâm về lĩnh vực của họ để họ tư vấn cho.

    Y tế cũng vậy.

    Thứ hai, mình thấy có vấn đề sức khỏe gì thì nên tập trung vào để trị ưu tiên trước, trị cái gốc, cái chính. Vì nhiều người nói lan man, với một Bs không chịu lắng nghe xem như rách việc. Khi chẩn đoán được bệnh rồi thì những linh tinh khác sẽ đơn giản hơn nhiều.

    Kết lại: Để đi khám bệnh hiệu quả và tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc: Bạn cần một người tư vấn có tâm, có tầm và bạn lắng nghe cơ thể mình để xem làm gì cho thân thể và tâm hồn của bạn tốt nhất. Nhưng việc chọn được người tư vấn tốt và chính bạn là người quyết định nên làm gì là then chốt cho sự thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

    Chúc mọi người luôn luôn khỏe mạnh và yêu đời!
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Sương sớmmùa Thu

    Bài viết:
    184
    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn.

    Ví dụ của bạn giống với mình quá.

    Bạn kia do sơn nước liên tục và quá tải nên bị dãn căng cơ vai trái.

    Còn mình làm phục vụ bưng bê, bê đồ lệch về tay trái, nên bị đau vai trái.

    Có 1 lần đau quá, mình suýt không chịu được, sợ quá phải đi mua thuốc uống.

    Và may mắn là chị dược sĩ, chị ý tư vấn và khuyên mình nên bưng bê đồ cân bằng 2 tay, và có bán cho mình 1 tuýp kem để xoa bóp ngoài da chỗ bị đau.

    Mình cũng mới 23 thôi, mà bỏ bê bản thân quá.

    Mong các bạn hãy biết yêu thương bản thân, giữ gìn sức khỏe nhé.

    Thân mến!
     
  4. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Bạn thân mến! Cám ơn bạn đã đọc và viết về kinh nghiệm chăm sóc bản thân để mọi người cùng giúp nhau giữ gìn sức khỏe cho mình và lúc đó cả cộng đồng cùng khỏe mạnh. Mấy hôm nay tin tức đang hot chuyện một đại gia tố một "thầy" khám chữa bệnh và lừa đảo tiền từ thiện, chưa biết hư thực thế nào. Nhưng mình đã gặp rất nhiều người, lúc bệnh thì vái tứ phương nên xui xẻo gặp người xấu (mà giờ rất nhiều) là mất tiền, lại thêm bệnh. Vậy nên, mình mong mọi người sáng suốt nhận ra và tìm người tin tưởng để sức khỏe cũng như công việc tốt hơn.

    Nếu bạn quan tâm về sức khỏe, mình có viết series "nhật ký phòng mạch buổi chiều" kể về những câu chuyện thật đau lòng để mọi người nên tránh. Chúc bạn giữ gìn sức khỏe tốt để làm việc hiệu quả và thành công!
     
  5. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Đau đầu.

    Tác giả: Trang sach

    Link thảo luận: Các Tác Phẩm Sáng Tác Của TRANG SACH


    Tôi mong muốn gửi đến mọi người những hiểu biết và thực tế xử lý các trường hợp bệnh thường gặp sao cho hiệu quả, ít mất công sức và tiền bạc nhất.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thực tế tôi đã gặp rất nhiều người vì đau đầu mà dẫn đến nhiều vấn đề không giải quyết được: Ví như

    Stress rồi nặng hơn là trầm cảm. Hoặc đau đầu do bệnh lý mà cứ tự uống thuốc giảm đau, một số không may dẫn đến tai biến nặng.

    Đau đầu là triệu chứng mà ai cũng đã gặp, phải gặp thường xuyên trong cuộc đời của mình. Đau đầu là một triệu chứng (biểu hiện) của cả hàng chục bệnh chứ không phải là một bệnh. Tôi kể sơ những bệnh thường gặp gây nhức đầu: Mất ngủ, viêm xoang, suy nhược cơ thể, cao huyết áp, hạ huyết áp, thiếu máu, viêm họng, ngộ độc (thức ăn, nước uống), đau nữa đầu do co mạch máu (Migraine)..

    Những bệnh nặng hơn và nguy hiểm gây đau đầu: Thiên đầu thống (glaucoma cấp), nhồi máu não, u não, ung thư các cơ quan khác cũng gây đau đầu..

    Vậy mình xử lý đau đầu như thế nào?

    1-Nhiều người tự ý (trong cuộc sống gặp thường) mua paracetamol (panadol) uống, tăng liều dần (có khi 2-3 viên/ lần). Hoặc uống giảm đau đầu mạnh hơn như là diclophenac, mobic, prednisolon.. rất là có hại.

    2-Số người khá nhiều: Ra nhà thuốc mua vài liều thuốc (gồm 2-4 loại thuốc) uống cho qua cơn đau.

    3-Nghe người quen bị đau giống vậy và uống thuốc theo họ

    4-Theo chỉ dẫn trên mạng

    5-Một số người có điều kiện (thậm chí vài người khó khăn) mới bị đau đầu là đi bệnh viện lớn ngay kiểm tra cho yên tâm (chụp CT, MRI đầu; xét nghiệm tìm ung thư).

    Cả 4 trường hợp 1-4 trên đều không đúng, trường hợp thứ 5 không hợp lý và tốn kém khi chưa cần thiết.

    *Tôi xin đưa ra gợi ý:

    Xử lý khi bị đau đầu.


    Mọi người xem và nếu thấy hợp lý theo ý của chính mình thì áp dụng khi gặp để mục đích tốt nhất cho sức khỏe, ít tiền, ít mất thời gian (Tôi luôn ưu tiên số một vẫn là bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất, thứ hai mới là ít tiền, ít mất thời gian. Cả ba yếu tố này hài hòa nhau. Tôi sẽ bàn với mọi người yếu tố hài hòa ở chủ đề khác)

    Chúng ta sẽ đi từ nhức đầu thường gặp và lành tính, đơn giản đến nặng, nguy hiểm và ít gặp.

    Bảng tóm tắt xử trí đau đầu:

    [​IMG]

    [​IMG]


    Ở trên là bảng tóm tắt để dễ nhớ, dễ dàng thực hiện khi gặp đau đầu (Vì khi đau đầu dễ mất bình tĩnh dẫn đến không quyết định hợp lý)

    Bên dưới, nếu bạn nào có thời gian đọc thêm, tôi diễn giải rõ hơn.

    1/ Đau đầu nhẹ, hoặc vừa, chỉ trong vòng 5-10 phút: Nghĩ ngơi nơi thoáng mát thì giảm dần và chừng 1-2 h sau trở lại bình thường hoặc hơi mệt ít.

    Trường hợp này không có gì phải lo lắng. Không nên uống giảm đau ngay khi vừa bị đau đầu (Nhiều người hay lạm dụng thuốc giảm đau lâu dài sẽ gây hại gan và dạ dày, đặc biệt là che mất dấu chứng của bệnh lý)

    Trường hợp này thường do làm việc quá sức, nắng nóng quá, rối loạn tiêu hóa nhẹ)

    2/ Đau đầu nhẹ, vừa kéo dài vài chục phút tự hết, hoặc uống giảm đau vài viên là hết, nhưng thường xuyên bị nên xem lại giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, ngủ, làm việc.. để sắp xếp lại hợp lý. Nếu không giảm mà kéo dài hơn 1 tháng nên gặp bác sĩ.

    3/ Đau đầu nhẹ, vừa kéo dài vài chục phút đến vài giờ.

    Có thể do làm việc bằng mắt nhiều hoặc có máy lạnh, thời tiết thay đổi.

    Nên cho mắt nghỉ ngơi, tránh lạnh. Nếu giảm chứng tỏ liên quan mắt và bệnh tai mũi họng.

    Nếu kiêng cữ nghiêm túc 1-2 tuần không giảm nên gặp bác sĩ.

    4/ Đau đầu nhiều, đầu nặng, căng thẳng:

    - Nếu có sốt, họ, sổ mũi, đau họng, đau nhức toàn thân kèm theo: Biểu hiện của bệnh sốt siêu vi (cúm) :

    Nghĩ ngơi nơi thoáng mát; tránh quạt mạnh, gió lùa ; uống nhiều nước (thêm chanh, cam) ; Ăn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa (nấu chín, ít dầu mỡ) ; lau mát bằng khăn ấm liên tục để hạ sốt. Khi sốt giảm thì nhức đầu sẽ giảm theo.

    Nếu sau 30 phút đau đầu giảm dần thì cứ tiếp tục làm như trên.

    Còn nếu không giảm hoặc tăng thì làm như trên + uống paracetamol (10mg/kg cân nặng: Ví dụ: Người 50 kg uống 1 viên panadol 500mg, cứ 4-5 giờ uống 1 lần)

    Nếu các triệu chứng giảm dần, không khó thở, không đau ngực, không ói, không đau bụng kèm theo thì cứ thực hiện như trên. Thường nhiễm siêu vi sẽ giảm dần triệu chứng 4-7 ngày sẽ lành bệnh. (Người trên 40 tuổi luôn kiểm tra huyết áp khi đau đầu. Nếu huyết áp cao nên gặp bác sĩ. Trường hợp sốt cao kéo dài hơn 2 ngày không giảm nên gặp bác sĩ để đề phòng các bệnh khác: Sốt xuất huyết.. Tôi sẽ đề cập trong bài sốt. )

    5/ Đau đầu nhiều + đau bụng (cả bụng, quặn theo cơn nhiều) + ói+sốt+ tiêu chảy:

    Thường gặp do ngộ độc thức ăn. (Nếu nhiều người sau ăn cùng bị, cùng gia đình, cùng cơ quan; có trường hợp nhiều người ăn nhưng chỉ một vài người bị; Có trường hợp riêng: Đau bụng ngoại khoa, cần cấp cứu, tôi giải thích rõ trong bài đau bụng. )

    Nghĩ ngơi, lau mát bằng khăn ấm.

    Uống nước đun sôi để nguội, uống nhiều lần, từng tí một nếu có ói.

    Ăn cháo trắng loãng.

    Uống hạ sốt.

    Không nên uống thuốc cầm tiêu chảy.

    Sau 1-3 giờ triệu chứng giảm dần (đa số) do ngộ độc thực phẩm nhẹ, sau ói chất độc khó tiêu ra ngoài thì dễ chịu và khoẻ dần.

    Còn sau 1-5 giờ mà không giảm hoặc nặng hơn nên gặp bác sĩ.

    6/ Đau đầu nhiều (không sốt, không đau bụng, không có biểu hiện khác) :

    Nếu nhức 1/2 đầu: Nghỉ ngơi, nơi thoáng mát, yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh.

    Sau 10 phút-20 phút: Giảm dần và sau đó hết hẳn. Theo dõi có tái lại hay không, tái lại từ 3 lần trở lên mà không tìm được nguyên nhân thì nên gặp bác sĩ.

    Sau 10-20 phút: Không giảm đau đầu, đo huyết áp. Nếu không tăng thì uống panadol và theo dõi như trên.

    Nếu huyết áp cao gặp bác sĩ ngay.

    7/ Đau đầu nhiều + chóng mặt, hoa mắt:

    - Nghỉ ngơi 10 phút, nếu giảm thì theo dõi tiếp. Trên 30 tuổi: Nên đo huyết áp kiểm tra.

    - Nếu sau 10 phút không giảm, nên kiểm tra huyết áp ngay.

    Nếu huyết áp cao nên gặp bác sĩ ngay.

    Nếu huyết áp bình thường có thể uống paracetamol theo hướng dẫn trên và theo dõi 1-2 ngày. Không giảm hoặc giảm mà tái lại hơn ba lần mà chính mình không thấy lý do gây nhức đầu (mất ngủ, mất sức, thời tiết) thì nên gặp bác sĩ.

    8/ Đau đầu nhiều: 1/2 đầu + nhức mờ mắt cùng bên (+_) ói. Nên nhập viện.

    9/ Đau đầu nhiều + nói khó: Nên đến bệnh viện ngay

    10/ Đau đầu nhiều + tê yếu 1/2 người một bên hoặc + ói nhiều, đặc biệt là nếu sau chấn thương. Nên đến bệnh viện ngay.

    Tóm lại:

    Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống. Có người bỏ qua không quan tâm, tự hết rồi tái lại nhiều lần, hoặc tự uống thuốc giảm đau kéo dài là không tốt. Có người lo lắng thái quá dẫn đến nhiều hệ lụy cũng không tốt. Mong mọi người có một cái nhìn chung về biểu hiện đau đầu và cách xử trí hợp lý để mang lại hiệu quả nhất, tiết kiệm được tiền, thời gian và cả tâm sức của mình.

    Chỉ 3 trường hợp 8, 9, 10 là cần nhập viện ngay, để điều trị sớm, ít biến chứng. Nhưng 3 trường hợp này cũng ít gặp trong gia đình. Từ trường hợp 1-7 thường gặp hơn trong cuộc sống, chúng ta cứ bình tĩnh xử trí hợp lý. Chỉ 5-10% các trường hợp đau đầu 1-7 là cần gặp bác sĩ. Chúng ta nên ứng xử hợp lý với chứng đau đầu thường gặp, không chủ quan, coi thường cho qua, cũng như không lo lắng thái quá làm cho bệnh nặng hơn. Nên luôn nghỉ ngơi một tí, lắng nghe cơ thể mình!

    Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

    Note:

    *Tất cả mọi người trên 35 tuổi khi đau đầu nên kiểm tra huyết áp. (Nếu ở nhà có máy đo huyết áp nên đo cả những người trẻ hơn khi bị nhức đầu, còn người trên 40 tuổi đo huyết áp kiểm tra hàng tháng, nếu bệnh cao huyết áp nên đo mỗi ngày)

    *Nếu các bạn có ý kiến xin vui lòng đưa ra mọi người cùng thảo luận để mang đến cho tất cả chúng ta cách xử trí đau đầu tốt nhất

    (Còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng năm 2021
  6. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    COVID 19

    [​IMG]

    Tác giả:
    Trang sach

    Link thảo luận: Các Tác Phẩm Sáng Tác Của TRANG SACH

    Vì từ nhiều thông tin trên mạng nhiều người chia sẻ và hỏi tôi, trong đó có rất nhiều thông tin không đúng và đôi khi nguy hiểm nếu mọi người tin và thực hiện. Nào là nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh corona nhiễm phóng xạ gây đông máu nên chỉ dùng aspirin điều trị là lành. Nào là corona sẽ chết ở thời tiết nắng nóng, chỉ phơi nắng, hít nước nóng là lành bênh. Hoặc là 70-80% người nhiễm không biểu hiện bệnh hoặc có triệu chứng rất nhẹ nên có gì phải đề phòng. Các tin nhắn có nguồn dẫn, đôi khi có tên bác sĩ không biết đúng là bác sĩ không. Mọi người thử nghĩ nếu đơn giản thế thì thế giới vất vả chống dịch làm gì. Hoặc 1-2% trong số người nhiễm mà trở thành bệnh nặng thì ra sao? (1% của 100 triệu người là một con số đáng kể). Mọi người biết và hiểu để phòng bệnh, giảm nguy cơ cho cộng đồng và cá nhân gia đình mình, biết để không lo lắng quá mức mà ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Tôi xin đưa ra hướng dẫn ngắn gọn sau. Nếu ai đồng ý thì cho một like, có ý kiến khác xin bình luận thêm.

    Hướng dẫn phòng bệnh COVID:

    1. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Ăn ngủ thật chất lượng. Tâm thanh thản, không lo sợ, lo nghĩ. Sức đề kháng của cơ thể là quan trọng số một. Cuộc chiến chống covid có thể còn dài dài, có thể lúc ồ ạt, lúc âm thầm. Chích ngừa giúp cộng đồng hạn chế rất cao lây nhiễm, người bệnh nặng và tử vong. Nhưng sức đề kháng của cơ thể giúp mỗi cá thể không bệnh hoặc vượt qua bệnh hiểm nghèo.

    2. Chích ngừa vaccine (nếu có cơ hội và không chống chỉ định thì nên chích). Giúp bảo vệ cộng đồng và mỗi cá thể tránh được dịch bệnh.

    3. Giữ vệ sinh thật tốt: Không tiếp xúc bất cứ ai nếu không bị bắt buộc (đừng ngại mất lòng, ngay cả người thân). Nếu tiếp xúc phải khẩu trang, kính chắn giọt bắn, sau đó phải khử khuẩn thật kỹ bất cứ vật dụng. Bỏ thói quen dụi mắt, ngoáy mũi bằng tay.

    4. Tránh môi trường kín, máy lạnh, đông người.

    5. Nên ăn đồ ăn, nước uống không lạnh.

    Tập thói quen phải rửa tay bằng xà phòng thật sạch trước khi rửa mặt, rửa mắt, dụi mắt, ngoáy mũi (thói quen của đa số chúng ta là rửa mặt, mắt trước khi rửa tay).

    Chúc mọi người luôn luôn khỏe mạnh và bình an!

    (Còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng bảy 2021
  7. Thursday Lyen Uống nước, ăn trái cây rất có lợi cho sức khoẻ.

    Bài viết:
    109
    Ừm, bạn nói rất phải.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mình từng bị viêm đa dây thần kinh, tổn thương dây thần kinh vận động. Điều này khiến hai chân mình rất yếu, đi đứng cực kỳ khó khăn.

    Gia đình mình đưa mình đi đủ thứ ông bác sĩ, uống thuốc tây, thuốc nam, thậm chí là đưa đi trừ tà, trừ ma. Khám Tây ở Chợ Lớn, bệnh viện chấn thương chỉnh hình chả nói được lý do bệnh chỉ chuẩn đoán được, cứ kê một đống thuốc về thần kinh cho uống. Khám Nam thì nói lưng mình chắc chắn phải có vấn đề thì mới đau ở chân, trong khi đó mình hoàn toàn không bị đau lưng. Rồi đi khám ông thầy pháp thì bảo là có vong người này người kia ám, phải đi cúng giải vong. Thật sự phát ngán dễ sợ.

    Sau khi tự tìm hiểu nguyên nhân từ nhiều trang mạng y tế, mình biết được nguyên nhân là do mình thiếu một số vitamin trong ăn uống, cần vận động, tập thể dục là có thể khoẻ được. Mình tự tin là như vậy và mình đã đúng mặc dù nó tiến triển chậm nhưng trong quảng thời gian chữa trị uống thuốc cùng tập luyện, bệnh tình cũng tiến triển tốt chậm.

    Nên mình quýêt định bỏ uống thuốc, từ chối điều trị ở tháng thứ ba, tự mình chăm sóc bản thân, cãi lời gia đình luôn.. cuối cùng thì sau năm tháng mình đã khỏi hẳn, hoàn toàn có thể chạy nhảy, vận động như trước.

    Sau khi khỏi bệnh mình kết luận là số tiền gia đình mình bỏ ra để khám, uống thuốc thật là vô nghĩa, tổng số tiền chỉ có lợi ích là chuẩn đoán bệnh cho mình, để mình biết đường tìm hiểu nguyên nhân bệnh.

    Sau vụ này mình khuyên các bạn là nên chăm sóc tốt cho bản thân mình, làm việc gì cũng phải tập thể dục, vận động cho cơ thể không bị cứng cơ, đau cơ, không cần thiết tập các bài tập nặng chỉ khiến nó gây áp lực lên cơ, tập yoga, các bài tập căng cơ, giản cơ, xoay cổ tay cổ chân.

    Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, tốt nhất ăn nhiều rau, trái cây. Các bạn trẻ thì nên hạn chế bấm điện thoại suốt một thời gian dài, nên thư giản giữa chừng.

    Bản thân mình, mình ra sao thế nào hoàn toàn có thể tự tìm ra nguyên nhân và hướng tới cách điều trị tốt nhất, hơn nữa chỉ có mình mới chính là người bác sĩ cho chính mình thôi.

    Chúc sức khoẻ.
     
  8. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Cám ơn bạn đã đọc, đồng ý với bài viết của Trang Sach và đã chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Chúc mừng bạn đã vượt qua giai đoạn bệnh khó khăn đó.

    Nhưng không phải ai cũng có khả năng, kiến thức, bản lĩnh, lập trường vững vàng để đi ngược lại với ý kiến của gia đình và phương pháp điều trị của một bệnh viện mình đến khám.

    Đa số người dân mình rất dễ tin và tin mù quáng vào những lời đồn, những lời dễ nghe. Họ không đủ khả năng nhận biết được đúng sai rõ ràng, dễ thay đổi khi bị tác động, nhất là những bệnh cần điều trị dài ngày.

    Mong bạn, nếu có điều kiện thì giúp đỡ về nhận thức những người xung quanh mình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, dù điều này không đơn giản chút nào.

    Chúc bạn luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc và bình an, thành công trong cuộc sống!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...