Review Đi Du Lịch Sapa - Lào Cai

Thảo luận trong 'Địa Điểm' bắt đầu bởi dollarupload39, 3 Tháng tư 2019.

  1. dollarupload39

    Bài viết:
    377
    Ngày 1: Đi Thị Trấn Sapa - Lào Cai

    Từ Vinh, đoàn của chúng tôi gồm có 5 người, bon bon trên một chiếc xe hơi. Xe của chúng tôi đi từ 5 giờ sáng và đến nơi là 7 giờ 30 phút tối ngày 31 tháng 3 năm 2019. Và đoàn của chúng tôi đã dừng chân tại nhà nghỉ số 17. Địa điểm là số 012, đường Hoàng Liên, thị trấn Sapa, Lào Cai. Chúng tôi nhận phòng và nghỉ ngơi một chút sau đó mới ăn tối. Một suất ăn rẻ nhất la 100 ngàn, thức ăn ở đây rất ngon và thay đổi món ăn liên tục. Ăn tối xong 5 anh em chúng tôi đi dạo chợ đêm Sapa. Từ nhà thờ đá, đi xe ôm chỉ mất 20 ngàn trên một lượt, như vậy cả đi và về chỉ 40 ngàn.

    Chợ đêm Sapa thật đẹp và thơ mộng cộng với thời tiết se se lạnh, chúng tôi thưởng thức vô vàn các đồ nướng của núi rừng Tây Bắc, chúng gồm: Khoai lang đỏ nướng, ngô nướng, rau cuốn nướng, xúc xích nướng và cả trứng nướng nữa. Tất cả là 10 ngàn và 15 ngàn tùy loại. Bên cạnh đó còn có bày bán các đồ thổ cẩm và các loại đồ uống đóng gói.

    Sa Pa là một điểm du lịch cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km. Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sapa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sapa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Chính khí hậu lý tưởng như vậy mà Sapa trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng tuyệt vời cho du khách bốn phương. Phong cảnh thiên nhiên của Sapa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hòa tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt độ trung bình 15-18°C.

    [​IMG]

    Thị trấn Sapa nổi tiếng với Nhà Thờ Đá

    Khách du lịch đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà Sapa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn vúi hùng vĩ, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên núi như: H'Mong đen, Dzao đỏ, Tày, Dzáy..

    Từ trung tâm thành phố bạn có thể phóng tầm mắt của mình thỏa thích ngắm nhìn những đỉnh núi ngút ngàn..

    [​IMG]

    Vẻ đẹp của thị trấn Sapa nhìn từ trên cao

    Sapa mùa nào cũng khoắc lên mình một màu sắc rất riêng. Mùa xuân thì căng tràn sức sống với màu xanh mơn mởn của lúa trải rộng trên sườn đồi như một tấm thảm khổng lồ, uốn lượn mềm mại. Hoa nở trên khắp các nẻo đường, hương thơm lan tỏa vào không gian mênh mông khiến lòng người như mê đắm vào một chốn thiên đường. Sang đến mùa hạ chớm thu thì Sapa lại ngập tràn một màu vàng ruộm của lúa chín. Ngay từ trên xe hương thơm của lúa nương đã quện vào gió đưa hương thơm ngát, như giục dã du khách nhanh nhanh đến với Sapa.

    Nói đến nhưng buổi chợ phiên ở Sapa chắc hẳn du khách sẽ rất thích thú. Bạn có thể lựa chọn cho mình một món hàng như ý muốn được làm từ chính bàn tay khéo léo của những người thợ nơi đây. Đặc biệt được yêu thích là những món hàng thổ cẩm tinh tế mang màu sắc của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày qua các họa tiết được thêu dệt trên vải. Nó là sự kết tinh của tài hoa, sự lao động miệt mài và sự khổ công của bao đời được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác.

    Đến thị trấn Sapa để được hòa mình vào không gian văn hóa rực rỡ sắc màu, để tham dự những buổi chợ phiên rộn rã tiếng cười, tiếng hát, và cứ mỗi tối thứ 7 phiên chợ tình lại diễn ra trong sự háo hức mong chờ của cả người dân lẫn du khách. Dù phiên chợ giờ đã mai một đi nhiều nhưng nó vẫn chở thành một biểu tượng không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sapa. Chợ không còn đơn thuần là điểm hẹn để giao thương hàng hóa nữa mà nó còn là điểm hẹn của tình yêu đôi lứa.

    Ẩm thực ở Sapa cũng mang một màu sắc rất riêng, Sapa đẹp lung linh, tráng lệ những cũng thật mộc mạc, giản dị. Bạn đã từng mong ước được đi giữa một cánh rừng hoa ban, hoa mận nở trắng, được tự tay hái cho mình những trái mận, trái đào.. còn đượm sương mai, và thưởng thức cái ròn tan, ngọt mát của nó.

    Du lịch Sapa bạn sẽ thỏa mong ước đó. Men say của rượu táo mèo, rượu ngô làm ngây ngất lòng người, lợn cắp nách được chế biến với nhiều món khác nhau và hương vị đặc trưng qua cách chế biến của người dân địa phương nó trở nên hấp dẫn vô cùng. Ngoài ra còn có món cá suối rán giòn, bánh ngô, bánh đao, bánh dầy.. hẳn sẽ là những trải nghiệm tuyệt với cho du khách khi đặt chân đến Sapa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2019
  2. Đăng ký Binance
  3. dollarupload39

    Bài viết:
    377
    Ngày 2: Đi lên đỉnh núi Fansipan

    Sau khi ăn sáng xong, đoàn của chúng tôi đến khách sạn Sun Plaza, nơi đưa chúng tôi lên đỉnh Fansipan.

    Chúng tôi đi tàu leo dốc lên nhà ga Mường Hoa.

    Nằm trong quần thể du lịch Sun World Fansipan Legend, tuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa nối liền thị trấn Sapa với ga đi cáp treo Fansipan được khai trương vào ngày 31/3/2018. Tổng chiều dài xấp xỉ 2 km, đây là một trong những tuyến tàu hỏa leo núi dài nhất Việt Nam. Xuất phát từ khách sạn MGallery tại thị trấn Sapa và kết thúc ở khu vực ga đi cáp treo Fansipan, tàu đi qua 2 hầm và 4 cầu cạn với vận tốc tối đa 10 m/s, công suất đạt 2.000 khách/giờ.

    [​IMG]

    Không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 4 phút thay vì 15-20 phút đi bằng ôtô trên đường núi hiểm trở, tuyến tàu hỏa leo núi Sapa đi vào hoạt động còn mang lại một cảm giác mới lạ đầy thú vị cho du khách khi ngồi trong khoang tàu ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang, thác nước, bản làng.. từ trên cao. Ngắm nhìn thị trấn Sapa trong sương mờ với những góc nhìn mới lạ.

    [​IMG]

    Từ ga đến Mường Hoa, du khách sẽ tiếp tục hành trình khám phá Sun World Fansipan Legend với cáp treo băng qua dãy Hoàng Liên Sơn, chinh phục nóc nhà Đông Dương và chiêm bái quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan.

    [​IMG]

    Hai toa tàu hỏa do hãng Garaventa (Thụy Sỹ) thiết kế và sản xuất. Mỗi toa có chiều dài 20 m, rộng 3 m, trọng lượng lên tới 25 tấn, sức chứa 200 khách.

    [​IMG]

    Nội thất của tàu gợi nhắc hình ảnh những toa tàu cổ điển, lịch lãm của châu Âu với hệ thống chiếu sáng, quạt trần cổ, những đường nẹp và chi tiết kim loại mạ vàng sang trọng. Phần thân tàu được bố trí cửa kính trong suốt, cho phép du khách thu vào tầm mắt cảnh sắc như tranh vẽ của núi rừng Tây Bắc.

    [​IMG]

    Từ khoang tàu du khách sẽ được thưởng ngoạn trọn vẹn vẻ đẹp của đất trời Sapa, thỏa sức ngắm thiên nhiên Tây Bắc hùng vỹ, nên thơ.

    Video Đi tàu leo dốc lên đỉnh Fansipan


    Khoảng 3 giờ chiều chúng tôi lại tiếp tục hành trình đi tham quan Thác Bạc.

    Cách thị trấn Sapa trừng 12km. Thác Bạc là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Sapa. Từ trên khe núi cao gần 200m dòng nước ầm ầm đổ xuống bọt tung trắng xóa như những đóa hoa nên người dân ở đây gọi là Thác Bạc.

    [​IMG]

    Du lịch Thác Bạc Sapa​

    Sau nửa giờ leo bộ, hòa mình vào với tiếng gió, tiếng chim muông gọi bầy du khách sẽ đến với Thác Bạc. Đứng dưới chân thác, giữa cảnh núi rừng bao la bạn sẽ cảm thấy chưa bao giờ mình lại nhỏ bé đến thế. Để rồi mọi lo toan của cuộc sống như tan biến theo bọt nước, chỉ còn lại cảm giác bồng bềnh như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

    [​IMG]

    Thác Bạc – Sapa​

    Khi gần đến Thác Bạc quý khách đã nghe thấy tiếng nước đổ ào ào, tuôn trào từ độ cao khoảng 50m. Đên đây bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vỹ của thiên nhiên và dòng nước mát lạnh (chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạnh khi đến thăm điểm này vì vậy hãy nhớ mang theo áo ấm).. Đứng phía dưới chân thác bạn sẽ nhìn thấy một thác nước hùng vỹ, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xóa như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc.. Sau khi leo lên các bậc đá và chinh phục thác nước này với những bức hình đẹp thì bạn có thể xuống chân thác nước và thưởng thức những sản vật của Sapa như: Chim rừng nướng, trứng nướng, thịt lợn bản nướng.. để nạp năng lượng và tiếp tục cuộc hành trình đến với con đèo Ô Quy Hồ – Một con đèo nằm ở độ cao nhất Việt Nam..

    [​IMG]

    Thác Bạc Sapa

    [​IMG]

    Vẻ đẹp của Thác Bạc nhìn từ dưới chân thác lên​
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng tư 2019
  4. dollarupload39

    Bài viết:
    377
    Trải nghiệm đi cáp treo lên đỉnh núi Fansipan ở Sapa, Lào Cai

    Với việc tuyến cáp treo Fansipan đi vào hoạt động đầu năm 2016, đã có hàng chục nghìn du khách đã đặt chân tới đỉnh Fansipan chiêm ngưỡng, khám phá, chinh phục nóc nhà cao nhất Đông Dương – Fansipan. Đây cũng là tuyến cáp treo được Guinness chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410m và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6292.5m. Thời gian để chiêm ngưỡng đỉnh Fansipan bây giờ cũng được rút ngắn từ 2 ngày xuống chỉ còn 15 phút.

    [​IMG]

    Lên cabin​

    Vé đi cáp có 2 mức: Người lớn (giá vé 600.000 đồng), trẻ em có chiều cao từ 1-1, 3 m (400.000 đồng). Trẻ em cao dưới 1 m được miễn phí.

    [​IMG]

    Một ca bin của cáp treo có thể chứa được tối đa 35 khách.

    [​IMG]

    Tuyến cáp treo đạt 2 kỷ lục Guinness

    [​IMG]

    Ngồi trên cáp treo du khách được nghiêm ngưỡng cảnh hùng vĩ của dãy núi Hoàng Liên Sơn.

    [​IMG]

    Hệ thống cáp 3 sợi được đánh giá là an toàn trong mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.

    [​IMG]

    Đến ga cuối cùng xuông đi bộ, từ cái cổng chào này phải trèo 600 bậc đá nữa mới tới đỉnh

    [​IMG]

    Đến độ cao gần 3.000 m đi bộ lên trên đỉnh Fansipan mất khoảng 20 phút.

    [​IMG]

    Ngôi chùa trên độ cao 3.000 m thu hút nhiều du khách.

    [​IMG]

    Đến đỉnh rồi.

    Nơi này cao 3.143m so với mặt biển. Người ta để sẵn hàng chục lá cờ đỏ sao vàng ở đây cho mọi người có cơ hội thể hiện lòng yêu Tổ quốc khi đứng trên nóc nhà Đông Dương ở Việt Nam. Đến được đây là một mơ ước trong dòng máu xê dịch không ngừng chảy của tôi. Muốn chụp riêng cho mình một tấm hình ở đây là điều không thể vì ai cũng tranh nhau chụp.

    [​IMG]

    Đỉnh núi cao nhất là 3.143 mét

    [​IMG]

    Có câu nói bất hủ:

    "Đỉnh linh thiêng vui lòng không xâm phạm"

    "Sacred peak - No trespassing"

    [​IMG]

    Người người đi xuống đông như hội.​

    Kết thúc hành trình lên đỉnh Fansipan, chúng tôi trở về cáp treo để về ga Mường Hoa và trở về khách sạn Sun Plaza.
     
  5. dollarupload39

    Bài viết:
    377
    Ngày 3: Khoảng 5 giờ sáng chúng tôi lại tiếp tục hành trình về Phú Thọ nơi có đền Hùng.

    Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.

    Đến nơi, chúng tôi thuê một chiếc xe ô tô điện đến nơi mẹ Âu Cơ.

    Lịch sử

    Lạc Long Quân con của Kinh Dương Vương kết duyên với Âu Cơ là con gái của Đế Lai ở động Lăng Dương (nay là huyện Thanh Thủy, Phú Thọ). Tương truyền rằng Âu Cơ trở dạ hạ sinh được một bọc trăm trứng nở thành một trăm người con. Khi các con lớn lên Lạc Long Quân nói với Âu Cơ "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khó mà hòa hợp.. bèn chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền được lâu dài, về sau tất cả các con đều hóa thần". Trong 50 người con theo mẹ thì người con cả lên nối ngôi vua, tự hiệu Hùng Vương đời thứ nhất, đặt tên là nước Văn Lang, định đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua Hùng, trị vì đất nước trong 2621 năm (Từ năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN) trở thành tổ tiên của các tộc người, dòng họ Việt Nam ngày nay.

    Ẹ Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, làm kế sinh nhai nên rất được lòng dân, Trên con đường dài muôn dặm đó, một ngày nọ. Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây, thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đất đai trù phú, màu mỡ, có hồ nước trong xanh bát ngát, dòng sông cá chim muông thú dồi dào. Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân làm nghề nông nuôi sống bản thân. Sau này, nhân dân trong vùng để tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của bà với toàn thể dân tộc Việt Nam, đã dựng lên một ngôi đền thờ phụng, đời đời hương khói tưởng nhớ người mẹ vĩ đại (Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình nghệ thuật kiến trúc với các kết cấu kiến trúc đền chùa cổ, các pho tượng quý Âu Cơ, tượng Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật là vô giá).

    Sau khi đến đền mẫu Âu Cơ xong, chúng tôi đến các nơi đền Hùng,

    Núi Hùng trông xa giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ, phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: Sông Hồng, sông Lô, sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên trầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại.

    [​IMG]

    Cổng chính đền Hùng

    ÐỀN HẠ:



    [​IMG]



    Thăm quan di tích đền Hùng từ chân núi Hùng rẽ qua Ðại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa (Thiên Quang tự). Ðền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

    ÐỀN TRUNG

    [​IMG]

    Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đây các vua Hùng lập quán xá để nghỉ ngơi và bàn việc với các lạc hầu. Cũng ở nơi đây hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết.

    ÐỀN THƯỢNG:

    [​IMG]

    Mặt chính đền Thượng


    Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa. Ðây cũng là nơi Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, dựng cột đá thề sẽ trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp nhà Hùng.

    LĂNG VUA HÙNG:

    [​IMG]

    Lăng vua Hùng

    Tương truyền là mộ vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi Thánh Gióng đánh giặc Ân bay lên trời, vua Hùng đã hóa ở đây. Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt, nghĩa "đồng bào" (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây.. Khi các con khôn lớn cha Lạc Long Quân mang theo 50 người con về vùng biển quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi. Mẹ Âu Cơ mang theo 49 người con ngược lên vùng núi, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng ở lại làm Vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương.

    ÐỀN GIẾNG

    [​IMG]

    Đền Giếng

    Từ lăng đi xuống, đền ở chân núi phía Ðông Nam. Trong đền có giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước, trong vắt soi gương được. Ðền thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung là con gái yêu của vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương ở giếng này.

    Tên chữ là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thủy nên nhân dân lập đền thờ.

    Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, đền được xây dựng lên trên giếng nên hiện nay giếng ở bên trong hậu cung của đền bốn mùa nước trong mát, không bao giờ cạn.

    Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm Tiền bái, ống muống, Hậu cung, hậu cung được xây dựng kiểu chuỗi vồ. Mái đền lợp ngói mũi, bờ nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.
     
  6. dollarupload39

    Bài viết:
    377
    Chúng tôi lại tiếp tục hành trình đến chùa Tây Thiên

    KHU DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN​

    [​IMG]

    Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.

    Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử; tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.

    Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Có đôi câu đối ở đây đã viết rằng:

    "Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng

    Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp".

    Với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên là một sự Đến hay Trở về, song cả hai hành trình đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại. Cảnh sắc thiên nhiên sơn kỳ thủy tú, hùng vĩ, thanh bình và ngoạn mục đẹp trong từng giây, từng khoảnh khắc. Đó là cảnh núi rừng nguyên sơ, là những ngôi Cổ tự, Thảo am Tịnh thất cheo leo trên độ cao ngút ngàn hay nguồn Bát Nhã tuyền róc rách ca lên khúc nhạc hoàn hương từ vô thủy. Xa xa dòng Thác Bạc trắng xóa như dải ngân hàng vắt mình thả xuống từ trời cao xanh thẳm tạo nên một bầu không khí thanh bình.

    Từ xa, du khách đã nhìn thấy Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự. Đây là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác và là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam.

    Tây Thiên từ lâu đã trở thành một khu di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, vừa có cảnh quan sơn thủy hữu tình, địa thế "long chầu, hổ phục".. đã biến Tây Thiên thành điểm du lịch tâm linh ít nơi nào sánh kịp. Tây thiên đã và đang được trùng tu tôn tạo hệ thống đền, chùa, thảo am.. từng bước khẳng định vị trí của một trung tâm tín ngưỡng giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ xưa vốn có.
     
  7. dollarupload39

    Bài viết:
    377
    Hôm nay là ngày cuối cùng của hành trình, chúng tôi đi đến chùa Tam Chúc ở tại Ba Sao, Kim Bảng (Hà Nam).

    Chùa Tam Chúc, bồng lai tiên cảnh giữa trần gian

    [​IMG]

    Quần thể chùa Tam Chúc tại Ba Sao, Kim Bảng (Hà Nam) tọa lạc trên diện tích 5.100ha, với nhiều báu vật nổi tiếng như 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa, 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.. được ví như tiên cảnh trần gian và vịnh Hạ Long trên cạn.

    Chùa Tam Chúc được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết "Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh". Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.

    Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi "Thất Tinh" và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa "Thất Tinh".

    Sau có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa "Thất Tinh" sau này được đổi thành chùa "Ba Sao" và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

    Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc.

    [​IMG]

    Điện Tam Thế chùa Tam Chúc.​

    Điều đặc biệt nữa, Chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.

    Ngoài ra, Chùa Tam Chúc còn thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.

    [​IMG]

    Cột kinh cột cao 12m, nặng 200 tấn​

    Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.

    Đáng chú ý, Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo có thiết kế hết sức công phu. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.


    [​IMG]

    Toàn cảnh chùa Tam Chúc, nhìn từ trên cao

    Không những thế, Chùa Tam Chúc còn đang trồng cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam. Cây bồ đề này được chiết ra từ "Cây Bồ Ðề Vĩ Ðại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi), ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.

    [​IMG]

    Cảnh chùa Tam Chúc nhìn từ điện Tam Thế

    Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la.

    Trước đó, ngày 11/10, tại buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Đại lễ sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).


    [​IMG]

    Vạc dầu phác họa khu du lịch tâm linh Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam) và chùa Hương (Hà Nội).

    Đại lễ dự kiến sẽ đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo cũng như các Phật tử thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ khoảng 90-100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. 10.000 phật tử, người dân Việt Nam cũng sẽ tham gia Đại lễ.

    [​IMG]

    Đình tam chúc nằm trên 1 hòn đảo nổi giữa hồ Tam Chúc.

    Đây là lần thứ 3 Việt Nam tổ chức Đại lễ trên. Trước đó, sự kiện được tổ chức ở Hà Nội và Ninh Bình vào năm 2008 và 2014 đều để lại ấn tượng tốt trong lòng bạn bè thế giới.

    Hiện đã hình thành con đường tâm linh từ Bái Đính - Tam Chúc và chùa Hương. Điều đáng nói, những ngày trời quang mây tạnh, du khách đứng ở khu vực Bảo Tháp quan sát được cảnh chàu Hương. Ngoài giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương được kết nối bởi con đường dài 5km rộng 20m, du khách sẽ bị hút hồn bởi cảnh vật chim kêu vượn hót hai bên đường.

    Như vậy đoàn của chúng tôi đã kết thúc chuyến hành trình du lịch cá nhân.
     
    viettour3mien thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...