DevOps là gì? Lợi ích và nguyên tắc của DevOps

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 23 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đi kèm với sự bùng nổ của công nghệ, IT cùng các thuật ngữ liên quan ngày càng phát triển và "đồ sộ". Đặc biệt là khi DevOps trở thành một thuật ngữ phổ biến torng lĩnh vực IT thì đã có được rất nhiều điểm đáng chú ý phát sinh. Tuy nhiên thuật ngữ này đối với nhiều người, đặc biệt là sinh viên mới trong ngành IT còn khá lạ lắm. DevOps là gì và ứng dụng thế nào? DevOps có ý nghĩa thế nào nghành công nghệ này? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về DevOps và những lợi ích mà nó mang lại.

    Đầu tiên, DevOps là gì?

    [​IMG]

    Đến tận bây giờ, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và duy nhất cho DevOps. DevOps là một sự kết hợp của các nguyên lý, thực hành, quy trình và các tool giúp tự động hóa quá trình lập trình và chuyển giao phần mềm. Hoặc giải thích theo một cách đơn giản nhất có thể, DevOps là một khung quy trình (process framework) đảm bảo sự hợp tác giữa các nhóm phát triển và vận hành để triển khai code lên môi trường production một cách nhanh chóng theo quy trình lặp lại và tự động.

    DevOps còn là một văn hóa làm việc mang đậm chất hợp tác, kéo hai giai đoạn phát triển (development) và vận hành (operations) sát lại gần nhau hơn. Muốn hiểu và làm tốt DevOps bạn cần phải học nhiều ngôn ngữ lập trình cần thiết như: Ruby, Lua Scripting, Python và cả một số tool tùy theo yêu cầu công việc cụ thể.

    DevOps không chỉ đơn thuần là công cụ, mà nó còn tạo ra một giá trị liên tục cho khách hàng.

    Lịch sử của ngành phần mềm máy tính:

    Ở buổi ban sơ của kỷ nguyên máy tính:

    Ở khoảng thời gian này, quy trình phát triển phần mềm không hề có sự phân tách rạch ròi giữa hai giai đoạn phát triển (development) và vận hành (operations), nhất là đối với các sản phẩm vừa và nhỏ. Do đa phần là phát triển sản phẩm, các bộ phận phát triển và bộ phận quảng cáo PR Marketing sẽ hiểu rõ về sản phẩm để chọn cách vận hành phù hợp nhất nên anh ta sẽ đảm nhiệm việc phát triển của cả công ty hay doanh nghiệp, đồng thời cũng kiêm luôn việc kiểm tra và triển khai sản phẩm.

    Sau đó, sự bùng nổ về quy mô của các công ty và sản phẩm công nghệ diễn ra:

    Cũng từ đó, hàng loạt các hệ quả ra đời kéo theo quy mô hệ thống phình ra theo cấp số nhân. Từ một vài server, hệ thống có thể phát triển lên đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hoặc thậm chí hàng triệu server, như Google hay Facebook chẳng hạn. Yêu cầu chuyên môn hóa trở cũng nên gắt gao và tỉ mỉ hơn, khiến quy trình phát triển phần mềm chia tách thành những giai đoạn riêng biệt. Đây là giai đoạn mà phát triển (Development) và vận hành (Operations) tách ra riêng biệt.

    Tuy nhiên, khoảng một thập kỉ trở lại đây, trước nhu cầu phát triển và cải tiến sản phẩm liên tục để đáp ứng thị trường, sự chia tách này lại bộc lộ những nhược điểm rõ rệt.

    Chính vì vậy mà trong giới IT ngày nay, DevOps mới trở nên nở rộ như thế. Sự kết hợp giữa Dev và Ops giúp cho sự điều hành của phần mềm công cụ trơn tru hơn, cũng như tối ưu hóa được chu trình phát triển phần mềm. Giúp sản phẩm phần mềm được release nhanh và thường xuyên hơn.

    Lợi ích của DevOps

    [​IMG]

    Có thể nói lợi ích của DevOps là không hề nhỏ. "Sự kết hợp này trước hết giúp hoàn thiện việc chuyển đổi quy trình phát triển và vận hành phần mềm từ mô hình thác nước (waterfall) sang mô hình phát triển/phát hành liên tục (continuous development/releases)" – theo anh Trần Minh Tấn, một Lead Engineer kiêm DevOps Engineer.

    Ngoài ra, DevOps còn có một số lợi ích như sau:

    Bảo mật: DevOps giúp di chuyển mà không chịu tổn thất về bảo mật bằng các chính sách, kiểm soát và phương pháp quản lý configuration. Thậm chí các team có thể kêu gọi bạn theo các tiêu chuẩn từ sớm bằng cách cung cấp các setup các tool theo dõi.

    Giảm rủi ro: Kết hợp bảo mật vào vòng đời phần mềm giúp giảm rủi ro.

    Chuyển giao nhanh chóng: Tăng tốc độ release thường xuyên để chúng ta cải thiện sản phẩm nhanh hơn và cho ra mắt các feature nhanh hơn cũng như fix bug, giúp phản hồi cho khách hàng nhanh chóng và xây dựng nên lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Thời gian được giảm lên đến 50%.

    Khả năng phục hồi: Hệ thống ổn định, an toàn hơn và các thay đổi có thể kiểm tra được. Ngoài ra còn khôi phục các phiên bản trước khi cần thiết.

    Chia nhỏ codebase: DevOps dựa trên phương pháp lập trình nhanh, hỗ trợ chia nhỏ các codebase thành các phần nhỏ, dễ quản lý hơn.

    Mở rộng: Team vận hành, quản lý infra và các quy trình. Lên kế hoạch về quy mô và nâng cấp môi trường giúp quản trị các hệ thống phức tạp hoặc hay thay đổi hiệu quả cũng như giảm thiểu rủi ro.

    Chất lượng cao hơn: Kết hợp các vấn đề về cơ sở hạ tầng giúp cải thiện chất lượng phát triển ứng dụng.

    Độ tin cậy: DevOps đảm bảo chất lượng bằng cách áp dụng CI /CD, Monitoring và logging process. Bằng cách update mà team infrastructure cấp quyền cho team development để chuyển giao nhanh hơn mà vẫn duy trì được trải nghiệm người dùng tốt.

    Đặc biệt DevOps còn tiết kiệm được một khoảng chi phí lớn thay vì dùng các phương pháp khác.

    Nguyên tắc của DevOps

    Phát triển và thử nghiệm trên môi trường tương tự môi trường production.

    Triển khai với các quy trình đáng tin cậy lặp đi lặp lại

    Giám sát và xác nhận chất lượng hoạt động

    Mở rộng chu trình phản hồi
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng năm 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...