Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc. Theo truyền thống, Giao thừa âm lịch được cho là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới - một thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà. Trước 1975? Đón giao thừa ra sao.. Đốt pháo mừng xuân xưa Đốt pháo (pháo dây) là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt nam nói riêng và các dân tộc châu Á nói chung. Đốt pháo tết đã trở thành một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, còn hơn thế nữa nó mang tính tâm linh và truyền từ đời này sang đời khác. Tết không thể vắng tiếng pháo. Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi (Tống cựu nghinh tân), tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng. Tiếng pháo như tiếng vui chào rộn rả đón rước ông bà tổ tiên về vui vầy cùng con cháu sum họp, đón ông táo về nhà giữ ấm cúng bếp nút, đón ngài Hành Khiển về phù hộ gia chủ. Việc thực hiện nghiêm ngặt việc cấm đốt pháo, theo tôi đồng nghĩa là việc "bức tử" một truyền thống văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc, bức tử một sinh hoạt mang đậm tính tâm linh, và tước đoạt một sinh hoạt vui chơi giải trí lành mạnh, quý giá của người dân. Ngày tết cũng chính vì thế mà trở nên buồn tẻ, vô vị. Các lý giải cho hành động cấm đốt pháo theo tôi là không hợp lý. Nếu cho là lãng phí thì chưa thuyết phục, bởi truyền thống đốt pháo đã có từ lâu đời. Thời bao cấp và những năm kinh tế khó khăn, tức là nghèo vẫn có pháo đốt trong ngày tết đầm ấm của dân tộc, và chắc chắn đốt pháo không là nguyên nhân làm cho chúng ta nghèo đi. Thèm lắm nghe một tiếng pháo đêm giao thừa, lúc còn nhỏ khi nghe tiếng pháo nổ vang lòng rộn ràng háo hức, bây giờ giao thừa đến buồn lắm, yên lặng, không rộn ràng, không còn mùi pháo pha lẫn trầm hương. Thời bình mà còn thua thời bao cấp, thời chiến tranh. Tết một năm đốt pháo một lần làm gì mà dân nghèo, làm lụng cả năm mà bị đè đầu cưỡi cổ mới nghèo đó mấy chú mấy bác. Tôi đang viết những dòng này trong những ngày giáp tết, một không khí buồn và yên lặng. Ký ức của những lời kể chuyện của bà ngày xưa lại về, qua bao nhiêu năm giờ rất thèm nghe pháo, thèm ngửi mùi pháo, muốn nhìn xác pháo rơi trên khắp nẻo đường quê hương trong những ngày Tết.