Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn ngữ văn, có đáp án và hướng dẫn giải

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 8 Tháng bảy 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

    ĐỀ THI CHÍNH THỨC

    Bài thi: NGỮ VĂN

    Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

    I. ĐỌC – HIỂU (3, 0 điểm)

    Đọc đoạn trích:

    Tuổi trẻ của tôi

    Mười tám, hai mươi

    Trong và tinh khiết như nước suối đá

    Khỏe và mơn mởn như mầm lá

    Rộng và dài như mơ ước, yêu thương

    Vươn lên và bền vững như con đường

    Gắn vào đất, tạc vào mặt đất

    * * *

    Tuổi trẻ như sao trời mát mắt

    Khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên

    Và cháy bùng như lửa thiêng liêng

    Khi giặc giã đụng vào bờ cõi

    Dẫu rụng xuống, vẫn chói lên lần cuối

    Gọi dậy những lớp người

    Dẫu rụng xuống, bầu trời không trống trải

    Trong mắt người sao vẫn mọc khôn nguôi..

    (Trích Con đường của những vì sao, Nguyễn Trọng Tạo

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

    Câu 2. Chỉ ra những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ:

    Tuổi trẻ của tôi

    Mười tám, hai mươi

    Trong và tinh khiết như nước suối đá

    Khỏe và mơn mởn như mầm lá

    Câu 3.

    Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ:

    Tuổi trẻ như sao trời mát mắt

    Khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên

    Và cháy bùng như lửa thiêng liêng

    Khi giặc giã đụng vào bờ cõi

    Câu 4. Nhận xét những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hi sinh của tuổi trẻ được thể hiện trong đoạn trích.

    II. LÀM VĂN (7, 0 điểm)

    Câu 1 (2, 0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

    Câu 2 (5, 0 điểm)

    Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:

    "Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: Một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.

    Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh" đắt "trời cho như vậy: Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn.

    Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm" liên thanh "một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại".

    * Chiếc máy ảnh thương hiệu Pratica.

    (Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 70, 71)

    Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    ĐÁP ÁN


    (Đáp án tham khảo để thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn ngữ văn)

    I. ĐỌC HIỂU


    Câu 1. Thể thơ: Tự do.

    Câu 2. Những tính từ sử dụng miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ là: Trong, tinh khiết, khỏe, mơn mởn.

    Câu 3.

    *Sử dụng biện pháp so sánh sử dụng 2 lần:

    - Tuổi trẻ như sao trời mát mắt;

    - Cháy bùng như lửa thiêng liêng.

    =>Tác dụng:

    - Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ, giúp hình ảnh được diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, dễ hình dung. Nhằm nhấn mạnh vẻ tươi đẹp và hạnh phúc của tuổi trẻ khi đất nước bình yên cùng sức mạnh quật khởi, kiên cường khi đất nước bị xâm lược. Thể hiện thái độ của tác giả cảm phục, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp và sức mạnh của tuổi trẻ nói chung, của 10 cô gái anh hùng ở ngã ba Đồng Lộc nói riêng.

    Câu 4.

    Nhận xét những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hi sinh của tuổi trẻ trong đoạn trích:

    - Những suy ngẫm của tác giả chân thành, sâu sắc, thấu đáo chất chứa sự biết ơn lớn lao đối với những cô gái đã từ bỏ những hoài bão của mình, đứng lên chống lại quân xâm lược và đã anh hùng xả thân vì quê hương. Đây cũng là suy ngẫm của một người từng trải

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.

    *Lưu ý - Các tiêu chí ghi điểm:

    - Về hình thức: Viết một đoạn nghị luận xã hội, có bố cục 3 phần mở - thân – kết đoạn

    Bài viết cần đúng chính tả, ngữ pháp; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có sáng tạo

    - Về nội dung: Cần đảm bảo các ý chính sau:

    A. Mở đoan ̣: Giới thiệu, nêu vấn đề:

    - Thế hệ trẻ ngày nay phải có trách nhiệm tiếp bước các thế hệ cha anh đi trước

    B. Thân đoạn

    * Giải thích

    - Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.

    - Trách nhiệm là sự ràng buộc về lời nói, hành vi của mình, bảo đảm điều mình làm là đúng đắn và phải chịu phần hậu quả (nếu có). Nói rộng ra trách nhiệm là điều, việc mà mỗi người cần phải làm, phải gánh vác, phải nhận lấy và có ý thức với những việc làm đó.

    => Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm trong việc tiếp bước truyền thống, thành quả màcác thế hệ đi trước đã để lại.

    * Phân tích

    * Tại sao thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm tiếp bước các thế hệ đi trước?

    - Vì từ ngàn đời xưa, cha ông ta đã tốn bao công sức, xương máu để công gây dựng và giữ gìn, bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước nên hiện tại, được sống và được thừa hưởng nền độc lập tự do của cha ông chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn nền hòa bình của đất nước và gây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu mạnh hơn.

    - Vì tiếp bước các thế hệ đi trước là trách nhiệm, bổn phận chung của tất cả các công dân

    - Đối với thế hệ trẻ, việc tiếp bước các thế hệ đi trước trong học tập, xây dựng và phát triển đất nước không chỉ sẽ góp phần xây dựng nước nhà, xã hội mà còn giú bản thân có cơ hội tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp bản thân.

    => Ý nghĩa: Giúp mỗi người sống có lý tưởng, hoài bão, có mục đích, sống có trách nhiệm và sống hữu ích, có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

    *Phản đề

    - Trong xã hội vẫn còn nhiều bạn trẻ sống thụ động, ỉ lại, dựa dẫm, nhụt chí, thiếu trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước.

    - Có bạn sống ích kỉ, thực dụng

    => họ sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước

    *Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước

    - Thế hệ trẻ cần ra sức học tập, trau dồi, tích lũy tri thức

    - Tích cực tu dưỡng đạo đức, biết ơn sâu sắc, chân thành tới những thế hệ đi trước

    - Năng động, sángt ạo, dám nghĩ, dám làm, tích cực trải nghiệm, nỗ lực lao động làm giàu cho bản thân và quê hương.

    C. Kết đoạn

    - Khẳng định vấn đề

    - Liên hệ bản thân

    Câu 2

    *Lưu ý - Các tiêu chí ghi điểm:

    - Về hình thức: Viết thành bài văn đủ bố cục 3 phần mở -thân –kết bài, đúng dạng nghị luận văn học

    Bài viết cần đúng chính tả, ngữ pháp; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có sáng tạo

    - Về nội dung: Cần đảm bảo các ý chính sau:

    A. Mở bài:

    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm; khái quát vấn đề; giới hạn vấn đề cần nghị luận

    (Nguyễn Minh Châu là một trong số "những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất". Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.

    B. Thân bài

    * Giới thiệu vị trí đoạn trích. Đoạn trích nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm khi nhân vật Phùng sau bao ngày tìm kiếm cũng phát hiện được một "cảnh đắt trời cho".

    * Phân tích: Phát hiện thứ nhất về cảnh tuyệt mĩ, tuyệt thiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh:

    - Khung cảnh biển buổi sớm trong sương mai hiện lên đẹp đẽ, tuyệt bích như một bức họa mực tàu của danh họa thời cổ. Khung cảnh biển cả rộng lớn, khoáng đạt, trong lành, với hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trắng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

    - Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.

    =>Với đôi mắt đầy thẩm mĩ, bằng cái nhìn và cảm tinh tế, người nghệ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên mà anh cho rằng đây là "cảnh đắt trời cho". Đó là bức họa đơn giản mà toàn bích khi nhìn từ xa, do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của tạo hóa mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được nhìn thấy, chứng kiến. Chính vì thế người nghệ sĩ cảm thấy bối rối, rung động, hạnh phúc.

    - Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lý của sự hoàn mỹ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, tâm hồn người nghệ sĩ sẽ rung động mãnh liệt, được thanh lọc để trở nên thánh thiện, trong trẻo hơn. => Phát hiện đầu tiên của nhân vật Phùng cho chúng ta thấy hình ảnh của một người nghệ sĩ chân chính, một người nghệ sĩ với sự một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp.

    - > Đối với anh cái đẹp chính là đạo đức, là nhân phẩm. Thế nhưng cũng từ phát hiện này ta cũng nhận ra cái nhìn của nhân vật Phùng có chút phiến diện, chỉ toàn màu hồng, toàn những điều đẹp đẽ mà chưa mang sự từng trải và chưa có cái nhìn toàn diện, đa chiều.

    *Đánh giá giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn trích.

    * Liên hệ với hình ảnh chiếc thuyền chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện rồi rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống

    - Khung cảnh biển buổi sớm và hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích: Là hình ảnh trong lành, khoáng đạt, đẹp, bình dị, thơ mộng. Đây là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của cuộc sống và cũnglà hình ảnh mang tính thẩm mĩ và nghệ thuật.

    - Hình ảnh chiếc thuyền chống chọi với sóng gió giữa phá: Là hình ảnh mang tính hiện thực. Nó thể hiện những khó khăn, nguy nan cũng như những góc khuất của cuộc đời.

    - Nhìn bề ngoài, theo góc độ hiện tượng, thì đây là hai hình ảnh đối lập nhau nhưng trên thực tế cả hai con thuyền đều hướng đến giá trị riêng: Một giá trị được thể hiện qua cái dễ thấy, dễ nhìn; một giá trị thì được thể hiện qua sự đào sâu, tìm tòi, chiêm nghiệm.

    - >Bởi vậy, đứng trước cái đẹp, để cảm nhận sâu sắc giá trị của cái đẹp thì người nghệ sĩ không chỉ cần nhìn thấy mà còn cần phải nhìn thấu, ngẫm, cảm thật sâu sắc, tinh tế, chân thành. => Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống: Nghệ thuật rất quan trọng với đời sống tinh thần của con người, nó giúp cho tâm hồn con người được thanh lọc, trong trẻo, tươi vui; giúp con người trân trọng và yêu cuộc sống hơn. Bởi thế, nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và phải gắn liền với đời sống con người, không được xa rời cuộc sống. Nghệ thuật phải sáng tác phục vụ cuộc sống và vì con người.

    - >Đối với người nghệ sĩ

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng bảy 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...