Câu 1. Dựa vào bảng dữ liệu sau, hãy lựa chọn phương án phù hợp về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nội dung thỏa thuận của 2 nước Liên Xô và Mỹ 1. Liên Xô a) đóng quân ở Nhật Bản và miền phía Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. 2. Mĩ b) nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu. c) đóng quân ở Đông Đức, Đông Beclin; Bắc vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. d) nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ờ Đông Âu. e) đóng quân ở Tây Đức, Tây Béclin, Tây Âu. A. 1 - c, d ; 2 - a, b, e. B. 1 - a, b, e ; 2 - c, d. C. 1 - b, e ; 2 - a, c, d. D. 1 - a, b, c d ; 2 - e. Câu 2. Mục tiêu của chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Tổng thống B.Clintơn có gì giống so với chiến lược toàn cầu? A. Muốn vươn lên lãnh đạo thế giới, tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu B. Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. C. Sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. D. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh A. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt. B. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau. C. nhận được sự ủng hộ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. D. là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận và thành quả từ Hội nghị Ianta. Câu 4. Năm 1975 là mốc đánh dấu sự thất bại về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi với sự kiện giành độc lập của những nước nào? A. Môdămbích và Ănggôla. B. Angiêri và Môdămbích. C. Êtiôpia và Ănggôla. D. Êtiôpia và Angiêri. Câu 5. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu: 1. Sáu nước Tây Âu thành lập "Cộng đồng than - thép châu Âu". 2. Hợp nhất ba cộng đồng thành "Cộng đồng châu Âu (EC). 3. "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" được thành lập. 4. Phát hành và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (ơrô). 5. EC được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). A. 1,3,2,5,4. B. 1,3,4,5,2. C. 1,3,4,2,5. D. 4, 1,5,2,1. Câu 6. Năm 1945, các quốc gia giành được độc lập ở khu vực Đông Nam Á là A. Việt Nam, Lào, Inđônêxia. B. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Việt Nam, Lào, Philippin. Câu 7. Trên lĩnh vực chinh phục vũ trụ, từ tháng 11-1999 đến tháng 3-2003, Trung Quốc đạt được thành tựu là A. phóng bốn con tàu vũ trụ với chế độ tự động. B. thám hiểm sao hỏa. C. đưa người bay vào vũ trụ. D. đưa người lên mặt trăng. Câu 8. Khẩu hiệu "đánh đuổi Nhật – Pháp" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" được nêu ra trong: A. Chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". B. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 9-3-1945. C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15-8-1945). D. Đại hội quốc dân Tân Trào. Câu 9. Biểu hiện nào cho thấy nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ? A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được hai bên kí kết và sau đó được kéo dài vĩnh viễn. B. Tháng 9-1951, Nhật Bàn kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật, đặt nền tảng cho quan hệ giữa hai nước. C. Tháng 9-1951, Nhật Bản và Mĩ kí Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô. D. Nhật Bản nhận viện trợ kinh tế từ Mĩ và cho Mĩ đóng quân trên lãnh thổ của mình. Câu 10. Mục đích của việc kí kết Định ước Henxinki (tháng 8 – 1975) là nhằm A. bảo đảm an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước. B. tăng cường sức cạnh tranh kinh tế với Mĩ và Canada. C. cân bằng về vũ khí chiến lược giữa Đông Âu và Tây Âu. D. tạo cơ sở tiến đến thành lập Liên minh châu Âu. Câu 11. Theo các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, đất nước muốn phát triển phải đi theo con đường A. Duy tân của Nhật Bản. B. cải cách của Trung Quốc. C. cách mạng vô sản ở Pháp. D. cách mạng tháng Mười Nga. Câu 12. Bản chất của quá trình toàn cầu hoá là A. sự gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. B. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. C. tạo nên sự phát triển vượt bậc cho kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. D. sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX? A. Hoạt động của Hội đã làm cho khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào cách mạng. B. Tích cực chuẩn bị điều kiện về tổ chức, về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. D. Tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Câu 14. Địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng là A. Bắc Kì B. Nam Kì C. Trung Kì D. Trung Quốc Câu 15. Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị họp nhất ba tổ chức cộng sản với cương vị là A. phái viên của Quốc tế Cộng sản. B. người lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. người duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới cách mạng Đông Dương. Câu 16. Tên gọi khác của cách mạng tư sản dân quyền là A. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. cách mạng tư sản. C. cách mạng dân chủ tư sản. D. cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 17. Hãy sắp xếp các dữ kiện gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo trình tự thời gian: 1. thành lập Hội liên hiệp thuộc địa; 2. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên; 3. dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại Hội lần thứ V Quốc tế cộng sản; 4. đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lênin. A. 4, 1, 3, B. 2 2, 4, 1, 3 C. 3, 4, 1, 2 D. 2, 1, 4, 3 Câu 18. Sự sáng tạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng để đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi được thể hiện ở điểm nào? A. Kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao. B. Xây dựng hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh. C. Đoàn kết các tầng lớp nhân dân tham gia chống Mĩ. D. Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng ở hai miền Nam - Bắc. Câu 19. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên. C. Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Ninh Bình. D. Hà Nội, Hải Dương, Hà Giang, Thái Bình. Câu 20. Sau khi ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Hội nghị bất thường Ban thường vụ Trung ương Đảng (ngày 18 và 19 – 12 – 1946) đã quyết định A. phát động cả nước kháng chiến. B. đề nghị Chính phủ Pháp thương lượng, đàm phán. C. nhân nhượng, hoà hoãn với Pháp. D. kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp. Câu 21. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là A. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. đánh nhanh thắng nhanh. C. giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. D. dựa vào sức mình là chính. Câu 22. Việc thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6-1945) có ý nghĩa như thế nào? A. Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. B. Việt Bắc trở thành một căn cứ địa của cách mạng, chính quyền lâm thời được thành lập. C. Việt Bắc trở thành thủ đô của Chính phủ lâm thời. D. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở nước ta. Câu 23. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945) đã có quyết định quan trọng gì? A. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền. B. Quyết định khởi nghĩa tại Hà Nội. C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. D. Thống nhất hai lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân. Câu 24. Từ năm 1930 đến năm 1945, nhiều hình thức mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập, ngoại trừ A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Việt Minh. C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương. D. Hội Phản đế đồng minh Đông Dương. Câu 25. Vì sao Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (2-1946)? A. Trung Hoa Dân quốc cần tập trung lực lượng để đối phó với lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ớ trong nước; Pháp âm mưu thôn tính cả nước ta. B. Mĩ muốn trao miền Bắc Việt Nam cho Pháp. C. Quân Pháp ngày càng mạnh về mọi mặt. D. Quân Trung Hoa Dân quốc gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam. Câu 26. Ta đánh bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài, đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới bằng chiến thắng A. Việt Bắc thu - đông năm 1947 B. Điện Biên Phủ năm 1954. C. Biên giới thu - đông năm 1950. D. Đông - Xuân 1953 - 1954. Câu 27. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì? A. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam được độc lập tự do B. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến tay sai làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập. D. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Câu 28. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập nhằm A. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai. B. tuyên truyền chủ nghĩa Mac-Lênin cho thanh niên Việt Nam. C. tổ chức, đào tạo cán bộ thanh niên ưu tú cho cách mạng. D. tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh cách mạng để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai. Câu 29. Lực lượng chủ yếu tham gia chiến đấu trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ là A. quân đội Sài Gòn. B. quân đội Mĩ. C. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ. D. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn. Câu 30. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), nhân tố nào đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung? A. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. C. Hội phản đế đồng minh Đông Dương. D. Mặt trận dân chủ Đông Dương. Câu 31. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là gì? A. Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. B. Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng. C. Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. D. Đội ngũ cán bộ đảng viên ngày càng trưởng thành. Câu 32. Các quyền dân tộc cơ bản của các dân tộc Đông Dương mà thực dân Pháp buộc phải công nhận trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là A. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. quyền dân tộc tự quyết. C. quyền dân tộc bình đẳng. D. có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Câu 33. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 34. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam là gì? A. "Dùng người Việt đánh người Việt". B. Đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam. C. Dồn dân lập "ấp chiến lược", tách nhân dân ra khởi cách mạng. D. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn. Câu 35. Thắng lợi mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam là ở A. Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Núi Thành (Quảng Nam). C. Đồng Xoài (Bình Phước). D. Trà Bồng (Quảng Ngãi) Câu 36. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là A. phong trào "Đồng khởi" (1960). B. cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). C. chiến thắng Ấp Bắc (1963). D. cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Câu 37. Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là A. các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. B. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt. C. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 300 ngày. D. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến. Câu 38. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 ở Việt Nam là A. đều tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài. B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế. C. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên, đa đảng. D. chú trọng mở rộng quan hệ đối ngoại với các các nước trên phạm vi toàn cầu. Câu 39. Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8, tháng 5 – 1941 so với hội nghị tháng 11 – 1939 và hội nghị tháng 11 – 1940 của Đảng là gì? A. Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng dân tộc tiến tới giải phóng hoàn toàn các dân tộc Đông Dương và thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng các dân tộc Đông Dương, chống đế quốc và phong kiến tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. C. Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giải phóng Đông Dương, làm cho các dân tộc Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương. D. Đề ra chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp – Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 40. Điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp A. lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang. B. đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao. C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. D. của lực lượng vũ trang ba thứ quân. 1