ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN GDCD 10 PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. Thuyết bất khả tri. B. Thuyết nhị nguyên luận. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 2: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội A. Các nhà khoa học B. Con người C. Thần linh D. Người lao động Câu 3: Khi con người tác động trực tiếp lên sự vật bằng các cơ quan cảm giác, giai đoạn này thuộc về giai đoạn nhận thức nào? A. Nhận thức cảm tính. B. Nhận thức khoa học. C. Cảm giác. D. Nhận thức lý tính. Câu 4: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn A. Luôn cải tạo hiện thực khách quan B. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm C. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ D. Luôn đặt ra những yêu cầu mới Câu 5: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi bàn về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng trong Triết học? A. Sự phát triển tạo ra tiền đề cho sự vận động. B. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất. C. Sự biến đổi về chất dẫn đến sự biến đối về lượng. D. Sự vận động là nền tảng cho sự phát triển. Câu 6: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình? A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến Câu 7: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là A. Chuyển động. B. Phát triển. C. Vận động. D. Tăng trưởng. Câu 8: Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập. C. Sự ganh đua giữa các mặt đối lập. D. Sự tranh giành giữa các mặt đối lập. Câu 9: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng A. Tiến lên. B. Thụt lùi. C. Bất biến. D. Tuần hoàn. Câu 10: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Điều này nói về A. Nhận thức lý tính. B. Kinh nghiệm. C. Thực tiễn. D. Nhận thức cảm tính. Câu 11: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối.. nội dung này nói về quá trình nhận thức nào dưới đây? A. Nhận thức lý tính. B. Nhận thức cảm tính. C. Kinh nghiệm. D. Thực tiễn. Câu 12: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là chị T là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Trong trường hợp này ai là người tham gia hoạt động chính trị xã hội? A. Chị C. B. Anh M. C. Chị T và chị C. D. Anh M và chị T. PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1, 5 điểm) : Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Câu 2 (1, 5 điểm) : Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ? Câu 3 (2, 0 điểm) : Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ? Câu 4 (2, 0 điểm) : Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội? Đáp án đề thi học kì 1 lớp 10 môn GDCD PHẦN: TỰ LUẬN Câu 1: Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Câu trả lời: Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không Thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại. Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ, tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức. Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng. Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Câu 2: Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ? Câu trả lời: Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm.. mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia.. Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm. Câu 3: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ? Câu trả lời: - Sự khách nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất: + Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. + Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng. - Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới. Câu 4: Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội? Câu trả lời: "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" Em hiểu nguyên lí giáo dục này như sau: Đây là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí. Học luôn đi đôi với hành: Nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.