Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều: Nhà không có bố - Nguyễn Thị Mai

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 30 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    NHÀ KHÔNG CÓ BỐ

    (Nguyễn Thị Mai)

    Nhà không có bố buồn sao

    Cái đinh cũng thiếu, con dao thì còn

    Bơm xe chẳng hiểu cái jun

    Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

    Không có bố, không thì giờ

    Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

    Ngày đông gió bấc mưa dầm

    Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

    Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

    Bia không mua uống, em còn bán chai

    Nước đun sôi để nguội hoài

    Nhà không có bố, biết ai pha trà

    Cho dù bãi mật phù sa

    Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

    (Theo thivien.net)

    Phần trắc nghiệm:

    Câu 1.
    Vần của bài thơ Nhà không có bố chủ yếu được gieo ở vị trí nào?

    A. Đầu các dòng thơ

    B. Giữa các dòng thơ

    C. Cuối các dòng thơ

    D. Không có vị trí nào được gieo vần

    Câu 2. Người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ có thể là những ai?

    A. Người bố, người mẹ, người con

    B. Người bà, người ông, người bạc

    C. Người anh, người chị, người em

    D. Người thầy, người bạn, người cô

    Câu 3. Qua bài thơ, em có thể hiểu nguyên nhân "nhà không có bố" theo nhiều cách ngoại trừ:

    A. Người bố vắng nhà đã lâu ngày

    B. Người bố đã mất

    C. Người bố không còn sống cùng với gia đình

    D. Người bố chưa từng xuất hiện trong gia đình

    Câu 4. Dòng thơ nào nêu cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ?

    A. Nhà không có bố buồn sao

    B. Không có bố, không thì giờ

    C. Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

    D. Nhà không có bố, biết ai pha trà

    Câu 5. Để làm rõ cảm xúc của các thành viên trong gia đình khi "không có bố", tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

    A. So sánh

    B. Ẩn dụ

    C. Nhân hóa

    D. Liệt kê

    Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài?

    A. So sánh

    B. Ẩn dụ

    C. Nhân hóa

    D. Liệt kê

    Câu 7. Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy?

    A. Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

    B. Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

    C. Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

    D. Nhà không có bố, biết ai pha trà

    Câu 8. Qua bài thơ, tác giả không nhằm nhấn mạnh điều gì?

    A. Vai trò của người bố trong gia đình

    B. Nỗi buồn của các thành viên trong gia đình khi "không có bố"

    C. Khát khao của con người về một gia đình trọn vẹn có cả bố lẫn mẹ

    D. Công lao to lớn của người cha đối với các con

    Phần tự luận:

    Câu 1.
    Chỉ ra cách ngắt nhịp của các dòng thơ trong bài. Bài thơ có giọng điệu như thế nào?

    Câu 2. Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của một gia đình khi "nhà không có bố".

    Câu 3. Em hiểu nội dung dòng thơ "Không có bố, không thì giờ" như thế nào?

    Câu 4. Từ "âm thầm" trong dòng thơ "Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con" gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?

    Câu 5. Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì? Em suy nghĩ như thế nào trước những lời nhắn gửi ấy?

    Câu 6. Từ bài thơ, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người.

    [​IMG]

    Đáp án trắc nghiệm:

    Câu 1: C

    Câu 2: A

    Câu 3 :D

    Câu 4: A

    Câu 5 :D

    Câu 6: B

    Câu 7: C

    Câu 8 :D

    Gợi ý câu trả lời tự luận

    Câu 1:


    Phần lớn cách ngắt nhịp của các dòng thơ trong bài đều 2 tiếng, 4 tiếng. Riêng chỉ có câu thơ "Nước đun sôi để nguội hoài" ngắt nghịp 3/3.

    Bài thơ có giọng điệu trầm buồn, nỗi nhớ thương khôn siết khi nhà không có bố mọi thứ đều trở nên trống vắng, thê lương.

    Câu 2:

    Khái quát những đặc điểm của một gia đình khi "nhà không có bố" : Đồ đạc thiếu thốn, những công việc nặng nhọc mẹ con chẳng biết làm thế nào, không còn những buổi chờ đợi, ngóng trông bố về dùng bữa, chẳng còn nghe những âm thanh vui tươi, thân thương ngày nào, không còn pha trà mỗi hôm cho bố.

    Câu 3:

    Em hiểu nội dung dòng thơ "Không có bố, không thì giờ" nói về giờ sinh hoạt thay đổi, cuộc sống trở nên bận rộn và có nhiều khó khăn, vất vả, nhọc nhằn hơn khi không có bố làm những công việc giúp mẹ và con.

    Câu 4:

    Từ "âm thầm" trong dòng thơ "Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con" gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ về những ngày tháng không có bố bên cạnh mọi thứ trở nên lạnh lẽo, trống vắng, hiu quạnh. Nhà không sửa sang nên 2 mẹ con đậy che mái dột trong lặng lẽ, âm thầm, đầy sự cam chịu, đau đớn, xót xa mỗi khi trời mưa.

    Câu 5:

    Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc: Dòng sông có bên lỡ bên bồi thì mới gọi là dòng sông, cũng như gia đình phải có đủ cha mẹ thì mới được coi là gia đình vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc. Hãy tạo dựng gia đình hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười để cảm nhận tình yêu thương lan tỏa trong chính ngôi nhà của mình.

    Suy nghĩ như thế nào trước những lời nhắn gửi, tác giả sâu sắc, giàu tình cảm yêu thương khi gửi thông điệp ý nghĩa đến mọi người. Ai cũng xứng đáng có được niềm vui và hạnh phúc chỉ cần ta biết đủ và cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có. Thời gian sẽ qua đi không chờ đợi bất kì ai, vậy nên hãy sống chân thành, dành tình yêu thương cho gia đình của mình để sau này không phải hối tiếc về bất cứ điều gì, bạn nhé!

    Câu 6:

    Suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người:

    - Mỗi người sinh ra và lớn lên đều mong muốn có một gia đình hạnh phúc.

    - Điều quan trọng nhất để giữ gìn hạnh phúc chính ta phải nhận thức được bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình, tổ ấm.

    - Là người bố, người mẹ hãy sống có trách nhiệm, yêu thương, nuôi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cho con cái để sau này lớn lên là người có ích cho xã hội.

    - Nghĩa vụ con cái đối với bố mẹ là phải kính trọng, yêu thương, giúp đỡ, chăm sóc bố mẹ mỗi khi già yếu, ốm đau.

    - Hãy sống và trao yêu thương dành cho nhau mỗi ngày để thấy rằng cuộc sống này thật ý nghĩa, niềm vui, hạnh phúc luôn bên cạnh ta.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Bài thơ "Nhà không có bố" của tác giả Nguyễn Thị Mai sáng tác nói về tình cảm gia đình thật liêng liêng, cao quý. "Nhà không có bố" là tựa đề bài thơ mang nỗi buồn man mác, cảnh vật, không gian trở nên vắng lặng, đìu hiu khi thiếu đi người bố. Đọc bài thơ, ta sẽ cảm nhận được nỗi lòng, tâm trạng buồn thương của nhân vật trữ tình khi nhớ về bố. Mọi thứ trở nên khó khăn hơn khi chỉ còn hai mẹ con phải đối mặt và vượt qua muôn vàn sóng gió trong cuộc đời. Thông qua bài thơ tác giả bày tỏ tình cảm đầy yêu thương dành cho bố và thể hiện nỗi buồn thương bao trùm bài thơ khiến độc giả không khỏi nghẹn ngào, xúc động.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...