ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN NĂM 2020-2021 TỈNH ĐỒNG NAI I. ĐỌC - HIỂU (3, 0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Theo một bài báo của New York Times nghiên cứu về đồng phục, các nữ sinh mặc đồng phục vì các bạn ấy tự hào về tuổi trẻ của mình. Những bộ đồng phục thiết kế đẹp mắt khiến các bạn ấy cho rằng thật dễ thương khi mặc chúng. Với các bạn nam sinh thì các bạn ấy cũng mặc đồng phục thường xuyên, nhưng chỉ với lí do là.. lười thay trang phục và ngại không biết nên mặc bộ đồ nào cho ngày nào, nên đồng phục là sự lựa chọn tốt nhất. (2) Khi học sinh mặc đồng phục, nó không chỉ thay đổi vẻ bên ngoài, nó còn thay đổi nhân sinh quan của các em. Các em sẽ nhìn cuộc sống dưới vai trò vị thế xã hội của riêng mình. Không những thế, đồng phục trường học truyền cho các em niềm tự hòa về trường, về lớp, về bản thân mình. Nó giúp các em thấy được tầm quan trọng của chính bản thân mình. Nó nuôi dưỡng tâm hồn các em, nó xây dựng sự thống nhất, sự hòa hợp trong môi trường học tập. (3) Đồng phục tạo cho các em sự bình đẳng, những em gia đình khó khăn không có khả năng mặc đẹp, sẽ không bị mặc cảm về trang phục của mình. Nó giúp nhắc nhở các em mình đang còn là học sinh, mục tiêu lớn nhất của mình là học tập, thay vì mối quan tâm về quần áo. Trường học, lớp học sẽ không biến thành những "show diễn thời trang", các em sẽ không bị sao nhãng việc học hành. (Đồng phục học sinh với văn hóa học đường, Google Sites ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. (0, 5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, học sinh mặc đồng phục khi đến trường có ý nghĩa gì? (0, 5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2) (1 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, trang phục có vai trò gì đối với con người? (1 điểm) II. LÀM VĂN Câu 1. (2, 0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trang phục của giới trẻ. Câu 2. (5, 0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người con chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sau dù có bao giờ, Đất lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đến nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lòng, Rưới xin giọt nước cho người thác oan. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục VN)