Bài kiểm tra cuối kì I Môn: Công nghệ 12 Lời mở đầu: Đề này do mình tập hợp câu hỏi từ nhiều đề thi khác nhau để soạn ra. Số lượng câu hỏi trong đề sẽ nhiều hơn đề thi thật vì mình muốn để các bạn làm và ôn tập nhiều hơn. Chúc các bạn làm bài tốt và thi điểm cao nhé! Lưu ý: - Đề thi chỉ mang tính chất tham khảo - Phần gạch chân in đậm mực đen là đáp án đúng Câu 1: Điôt laze và điôt hồng ngoại khác nhau ở điểm nào? A. Phát ánh sáng đơn sắc B. Phát ánh sáng có bước sóng khác nhau C. Phát ánh sáng nhìn thấy D. Phát ánh sáng có máu đỏ Câu 2: Các cực của điot tiếp mặt A. K, G B. A, K, G C. A, K D. A, G Câu 3: Linh kiện điện tử nào có chân điều khiển G? A. Điot và tranzito B. Tirixto và triac C. Tirixto và điac D. Điac và điot Câu 4: Đặc điểm của điện trở số nhiệt âm A. Hệ số âm: Là khi ánh sáng chiếu vào làm giá trị điện trở giảm B. Hệ số âm: Là khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm C. Hệ số âm: Là khi nhiệt độ giảm thì điện trở R giảm D. Hệ số âm: Là khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng Câu 5: Để điều khiển các thiết bị điện trong mạch điện xoay chiều cần sử dụng linh kiện nào sau đây? A. Triac, điac B. Điot tiếp mặt C. Điện trở D. Tụ điện Câu 6: Triac có mấy cực, là các cực nào? A. 2 cực A, K B. 3 cực B, E, C C. 3 cực A1, A2, G D. 3 cực A, K, G Câu 7: Giải thích kí hiệu của Tranzito 2SA xxxx A. Cao tần loại NPN B. Cao tần loại PNP C. Âm tần loại PNP D. Âm tần loại NPN Câu 8: Thế nào là điôt tiếp điểm? A. Có 2 lớp tiếp giáp P-N B. Có lớp tiếp giáp P-N với diện tích nhỏ C. Có 3 lớp tiếp giáp P-N A. Có lớp tiếp giáp P-N với diện tích lớn Câu 9: Điện trở lần lượt có các màu như sau: Tím, xanh lam, nâu, đỏ. Vạch thứ 2 có số chỉ bao nhiêu? A. Sai số+_2% B. Số mũ là 6 C. Số 1 D. Số 6 Câu 10: Công dụng của điôt bán dẫn: A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều B. Khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung C. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện Câu 11: Trong bộ sạc pin điện thoại hoặc máy tính, sử dụng nguồn xoay chiều 220 V, không thể thiếu linh kiện nào sau đây? A. Tranzito B. Điôt tiếp mặt C. IC khuếch đại D. Điện trở Câu 12: Nêu ý nghĩa của vạch màu thứ 5 của điện trở có 5 vạch màu? A. Cho biết trị số điện trở B. Cho biết nhiệt độ lớn nhất mà điện có thể làm việc được C. Cho biết những "số không" đặt tiếp sau 3 chữ số trên D. Cho biết mức sai số của điện trở Câu 13: Tụ điện chặn được dòng một chiều vì: A. Tần số dòng điện một chiều rất nhỏ lên dung kháng= 0 B. Tần số dòng điện một chiều= 0 nên dung kháng rất lớn C. Tần số dòng điện một chiều rất lớn nên dùng kháng= 0 D. Tần số dòng điện một chiều rất nhỏ lên cảm kháng= 0 Câu 14: Chọn câu sai khi nói về công dụng của Tranzito? A. Tạo sóng B. Chỉnh lưu C. Tạo xung D. Khuếch đại tín hiệu Câu 15: Trị số điện cảm của cuộn cảm cho biết? A. Khả năng tích trữ năng lượng từ trường của cuộn cảm B. Khả năng tích năng lượng điện trường của cuộn cảm C. Khả năng tích lũy năng lượng điện-từ trường của cuộn cảm D. Khả năng cản trở dòng điện của cuộn cảm Câu 16: Tirixto thường được dùng để làm gì? A. Để điều khiển các thiết bị trong mạch điện xoay chiều B. Để khuếch đại tín hiệu tạo song, tạo xung C. Trong mạch chỉnh lưu có điều khiển D. Để ổn định điện áp một chiều Câu 17: Điôt và Tirixto làm việc giống nhau ở điểm nào? A. Dẫn điện theo chiều từ A sang K B. Dẫn điện theo chiều từ K sang A C. Dẫn điện nhờ cực điều khiển G D. Dẫn điện từ P sang N Câu 18: Chiết áp có mấy chân? A. 4 chân B. 5 chân C. 3 chân D. 2 chân Câu 19: Cuộn cảm lõi sắt từ thường được dùng ở đâu? A. Dùng để điều chỉnh trị số điện cảm B. Dùng với tín hiệu cao tần C. Dùng với tín hiệu trung tần D. Dùng với tín hiệu âm tần hoặc lọc nguồn Câu 20: IC thường có mấy hàng chân? A. Bốn hàng chân B. Một hoặc hai hàng chân C. Ba hàng chân D. Không hàng chân Câu 21: Tụ nào sau đây là tụ phân cực? A. Tụ mica B. Tụ giấy C. Tụ lion D. Tụ hóa Câu 22: Tranzito NPN có cấu tạo như thế nào? A. 1 lớp bán dẫn P xen kẽ 2 lớp bán dẫn N, có 3 cực B, E, C B. 3 lớp bán dẫn P, có 3 cực E, B, C C. 2 lớp bán dẫn P, N, có 3 cực E, B, C D. 1 lớp bán dẫn n xen kẽ 2 lớp bán dẫn P, có 3 cực B, E, C Câu 22: Những linh kiện điện tử nào sau đây được dùng để khuếch đại tín hiệu? A. Tụ điện và cuộn cảm B. Điac và triac C. Điện trở và tụ điện D. Tranzito và IC Câu 23: Để tiết kiệm điện năng, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng hiện nay thiết bị nào được ưa chuộng trong lĩnh vực chiếu sáng A. Đèn ống huỳnh quang B. Đèn Led C. Đèn compact D. Đèn sợi đốt Câu 24: Các cực của điốt tiếp mặt? A. K, G B. A, K C. A, G D. A, K, G Câu 25: Các tụ nào sau đây là tụ không phân cực A. Tụ hóa, tụ tantan B. Tụ gốm, tụ giấy, tụ nilon, tụ mica C. Tụ dầu, siêu tụ điện, tụ gốm D. Tụ tantan, tụ giấy, tụ nilon, tụ mica Câu 26: Để thay đổi trạng thái hoạt động của đèn giao thông, trong kĩ thuật điện tử sử dụng mạch điện nào sau đây? A. Mạch tạo xung đa hài B. Mạch tạo sóng C. Mạch khuếch đại đảo dùng OA D. Mạch chỉnh lưu Câu 27: Trong mạch khuếch đại đảo OA, điểm chung của mạch điện là gì? A. Mắc hồi tiếp thông qua điện trở hồi tiếp B. Điểm nối dương nguồn điện C. Điểm nối đất D. Điểm nối dương tín hiệu Câu 28: Nhóm linh kiện nào sau đây là linh kiện bán dẫn? A. Điot, tranzito, tirixto, triac, diac, IC, điện trở, tụ điện B. Điot, tranzito, diac, IC C. Điot, tranzito, tirixto, triac, tụ điện D. Điot, tranzito, tirixto, diac, điện trở Câu 29: Yếu tố nào sau đây là nguyên tắc thiết kế mạch điện tử A. Đưa ra một số phương án để thực hiện B. Lựa chọn phương án hợp lí nhất C. Linh kiện có sẵn trên thị trường D. Bố trí linh kiện trên sơ đồ một cách khoa học, hợp lí Câu 30: Chiều dòng điện chạy qua tranzito PNP là? A. Từ cực B sang cực C B. Từ cực E sang cực C C. Từ cực B sang cực E D. Từ cực E sang cực B Câu 31: Phân loại điện tử dựa theo tiêu chí nào? A. Trị số B. Công suất C. Cấu tạo D. Chức năng nhiệm vụ Câu 32: Năng lượng cung cấp cho mạch tạo xung đa hài tự dao động là gì? A. Nguồn điện xoay chiều B. Nguồn điện một chiều C. Nguồn điện ổn định từ lưới điện quốc gia D. Nguồn điện một chiều có dao động Câu 33: Trên một tụ điện có ghi 160V-100F. Các thông số này cho ta biết điều gì? A. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện B. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện C. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điển D. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện Câu 34: Trong thiết kế mạch nguồn điện một chiều, chúng ta thường chọn mạch chỉnh lưu nào? A. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt B. Mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt C. Mạch chỉnh lưu cầu D. Mạch chỉnh lưu bất kì Câu 35: Mạch tạo xung có chức năng gì? A. Biến đổi điện xoay chiều thành điện một chiều B. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp, dòng điện, công suất C. Thay đổi tần số và chu kỳ tín hiệu dao động cộng hưởng D. Biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng dao động có dạng xung và tần số theo yêu cầu Câu 36: Điôt, Triac, Tirixto, Tranzito chúng đều giống nhau ở điểm nào? A. Vật liệu chế tạo B. Điện áp định mức C. Số điện cực D. Công dụng Câu 37: Trong một mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ nếu mắc ngược chiều cả 2 điốt thì: A. Mạch hoạt động trong nửa chu kỳ B. Không làm việc C. Dòng điện qua mạch đổi chiều D. Dây thứ cấp chập mạch Câu 38: Mạch khuếch đại có chức năng gì? A. Biến đổi điện xoay chiều thành điện một chiều B. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp, dòng điện, công suất C. Biến đổi năng lượng của dòng một chiều thành năng lượng dao động D. Thay đổi điện áp xoay chiều Câu 39: Tụ điện C1, C2 trong mạch tạo xung đa hài có tác dụng gì? A. Hạn chế dòng điện B. Tạo dòng điện ra tải tiêu thụ C. Nạp điện và phóng điện D. Tạo thiện áp mở cửa tranziot T1, T2 Câu 40: Nhược điểm của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng 2 điôt là: A. Dạng sóng ra có tần số gợn sóng cao (khoảng 100Hz) nên rất khó lọc B. Điện áp một chiều lấy ra trên tải có độ gợn sóng nhỏ C. Mỗi điôt phải chịu điện áp ngược cao và biến áp nguồn phải có yêu cầu đặc biệt D. Vì 2 điôt phải luân phiên việc lên dạng sóng ra ở 2 điôt thường không cùng biên độ Câu 41: Ưu điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì là: A. Dòng một chiều có độ gợn sóng nhỏ B. Hiệu suất sử dụng máy biến áp nguồn cao C. Hiệu quả cao D. Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền Câu 42: Chọn câu trả lời sai khi nói về tranzito? A. Tranzito dùng trong mạch tạo song, tạo xung B. Tranzito có 3 lớp bán dẫn P, N; Có 3 điện cực A, K, G C. Tranzito dùng để khuếch đại tín hiệu D. Tranzito có 2 lớp bán dẫn P, N; Có 3 điện cực B, E, C Câu 43: Khi thiết kế mạch điện một chiều, điện áp vào 220V, 50Hz; điện áp ra một chiều 24V, dòng điện tải là 1, 2A. Máy biến áp cần chọn có yêu cầu gì? Chọn hệ số công suất biến áp kp=1, 3; độ sụt áp trên một điôt là 1V. A. Máy biến áp một pha, công suất P=28, 8W; U vào=220V; f=50Hz; U ra=18, 7V B. Máy biến áp một pha, công suất P=264W; U vào=220V; f=50Hz; U ra=24V C. Máy biến áp một pha, công suất P=37, 44W; U vào=220V; f=50Hz; U ra=19, 4V D. Máy biến áp một pha, công suất P=28, 8W; U vào=220V; f=50Hz; U ra=24V Câu 44: Các bước thiết kế mạch điện tử gồm A. Tìm hiểu yêu cầu thiết kế B. Vẽ sơ đồ nguyên lí, tính toán lựa chọn linh kiện trong sơ đồ mạch điện C. Thiết kế mạch nguyên lí, thiết kế mạch lắp ráp D. Đưa ra các phương án để thực hiện Câu 45: Linh kiện nào có kích thước nhỏ nhưng có thể tích hợp nhiều linh kiện điện tử? A. Tụ điện B. IC C. Điốt D. Điện trở Câu 46: Công dụng của cuộn cảm là: A. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở B. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng C. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng D. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm Câu 47: Ưu điểm của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ là: A. Điện áp một chiều lấy ra có độ gợn sóng và tần số đều nhỏ B. Có tần số 50 Hz C. Điện áp một chiều lấy ra có độ gợn sóng nhỏ D. Điện áp một chiều lấy ra có tần số nhỏ Câu 48: Mạch nào không thuộc mạch điện tử theo chức năng và nhiệm vụ? A. Mạch tạo xung B. Mạch khuếch đại C. Mạch tạo sóng hình sin D. Mạch điện tử số Câu 49: Để phân loại điện trở ta dựa vào: A. Công suất B. Trị số C. Đại lượng vật lý D. Tất cả đều đúng Câu 50: Linh kiện có 2 điện cực A1, A2 là linh kiện nào? A. Triac B. Điot C. Tirixto D. Điac