Đề tài quản lý rừng

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Nguyễn Anh Tài, 18 Tháng hai 2022.

  1. Nguyễn Anh Tài

    Bài viết:
    9
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU.. 4

    - Tính cấp thiết của đề tài. 4

    - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6

    - Nhiệm vụ: 6

    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6

    - Bố cục của báo cáo. 6

    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rừng nguyên sinh. 7

    1.1. Nguyên sinh. 7

    1.1. 1. Khái niệm rừng nguyên sinh. 7

    1.1. 2. Đặc điểm của rừng nguyên sinh. 7

    1.1. 3. Vai trò của rừng nguyên sinh đối với địa phương. 7

    1.2. Quản lý rừng nguyên sinh. 11

    1.2. 1. Khái niệm quản lý rừng nguyên sinh. 11

    1.2. 2. Mục tiêu của quản lý rừng nguyên sinh. 12

    1.2. 3. Nội dung quản lý rừng nguyên sinh. 14

    1.2. 3.1. Lập kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh. 14

    1.2. 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý rừng nguyên sinh. 16

    1.2. 3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh. 17

    1.2. 3.4. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng nguyên sinh. 21

    1.2. 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng nguyên sinh. 22

    1.2. 4.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô. 22

    1.2. 4.2. Nhóm yếu tố thuộc về chính quyền địa phương. 23

    1.2. 4.3. Nhóm yếu tố thuộc về người dân, doanh nghiệp. 25

    Chương 2: Thực trạng quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 28

    2.1. Giới thiệu về xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 28

    2.1. 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 28

    2.1. 2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 29

    2.2. Thực trạng rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 30

    2.3. Thực trạng quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 31

    2.3. 1. Lập kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh. 31

    2.3. 2. Tổ chức bộ máy quản lý rừng nguyên sinh. 31

    2.3. 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh. 32

    2.3. 4. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng nguyên sinh 33

    2.4. Đánh giá quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 34

    2.4. 1. Điểm mạnh. 34

    2.4. 2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu. 36

    Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 37

    3.1. Phương hướng quản lý rừng nguyên sinh của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2020.37

    3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 38

    3.2. 1. Hoàn thiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh. 38

    3.2. 2. Hoàn thiện bộ máy quản lý rừng nguyên sinh. 39

    3.2. 3. Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh. 42

    3.2. 4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng nguyên sinh. 45

    3.2. 5. Nhóm giải pháp khác. 46

    3.3. Một số kiến nghị 48

    KẾT LUẬN.. 49

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 50

    BÁO CÁO THỰC TẬP

    "Quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu,

    huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái"

    [​IMG]

    PHẦN MỞ ĐẦU

    - Tính cấp thiết của đề tài.

    Hiện nay, rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu đang bị lấn chiếm về diện tích. Cụ thể năm 2010 diện tích rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu là trên 4.000ha, đến năm 2016 diện tích rừng nguyên sinh theo thống kê của UBND xã là 3.960ha trên tổng diện tích đất tự nhiên là 5.640, 36ha, điều này ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và biến đổi môi trường nói chung. Nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2. Cùng với đó một vấn đề mà tỉnh Yên Bái đặt ra là sinh kế cho người dân tộc thiểu số thì UBND phải xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát diện tích rừng; tuyên truyền nhân dân biết lợi ích của rừng đối với môi trường sống.

    Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa xóa đói giảm nghèo và bảo tồn rừng, bằng việc đặt kế hoạch sẽ giảm tỉ lệ nghèo của toàn quốc xuống dưới 40% và phục hồi tỉ lệ che phủ rừng tới trong tương lai. Một số tiềm năng được xác định bao gồm :(a) chi trả các dịch vụ môi trường đã được xem xét ở trong các chính sách. Việc phát triển các cơ chế hỗ trợ người nghèo thông qua việc đền đáp các dịch vụ môi trường mà họ cung cấp đang diễn ra; (b) quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) được khuyến khích phát triển dựa trên nhận định rằng cộng động chính là chủ thể quản lý đất rừng; (c) hợp tác công tư theo định hướng thị trường trong việc trồng mới rừng, phòng tránh phá rừng và suy thoái rừng, tạo thu nhập thay thế đảm bảo an toàn lương thực đang được các nhà tài trợ và chính phủ khuyến khích và hỗ trợ. Đáng khuyến khích hơn, các dự án thí điểm ở tỉnh Yên Bái đã cho thấy các cơ hội và giải pháp đôi bên cùng có lợi trong việc giải quyết các vấn đề nghèo đói và môi trường, đặc biệt với các trường hợp rất khó giải quyết trong nhiều năm. Ngoài ra, các đền đáp như một động lực cho việc quản lý môi trường đang ngày càng trở nên phổ biến dưới sự tác động và hỗ trợ của việc thực hiện các cơ chế thị trường mới và phức tạp.

    Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướng chiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hóa các phương thức quản lý tài nguyên rừng.

    Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một trong những mô hình quản lý rừng đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương. Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Đặc biệt xã Nà Hẩu dân cư sinh sống chủ yếu là dân tộc Mông chiếm trên 97% tổng dân số trong toàn xã. Trong vài năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số thôn bản đã triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng (làng bản, nhóm hộ.) quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó, cộng đồng với tư cách như một chủ rừng. Ngoài ra, các cộng đồng còn tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam.

    Xã Nà Hẩu là nơi có diện tích đất rừng nguyên sinh lớn nhất của huyện Văn Yên cùng với đó là vai trò của rừng và đất rừng đối với đồng bào dân tộc Mông không chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất mà nó còn mang ý nghĩa về văn hóa, tâm linh; Hàng năm theo phong tục tập quán người Mông xã Nà Hẩu vào ngày cuối tháng 1 Âm lịch sẽ tổ chức "Lễ hội Tết rừng", hiện nay Lễ hội này được UBND xã quan tâm tổ chức hàng năm cho các thôn bản, bên cạnh việc tổ chức Lễ hội Tết rừng theo phong tục tập quán người Mông họ thờ Thần rừng, mong sẽ gặp mùa màng bội thu, có đủ ăn, đủ mặc, đoàn kết gắn bó với nhau, bên cạnh đó UBND xã tuyên truyền nhân dân cần biết cách gìn giữ, chăm sóc và bảo vệ rừng lâu dài.

    Đó chính là lý do Em lựa chọn đề tài: "Quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái"

    - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    Qua việc nghiên cứu mô hình quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, Em nhận thấy rừng tại đây là bị lấn chiếm ngày càng rộng, các diện tích đất đồi gần rừng hàng năm người dân thường phát lân chiếm. Như vậy cần phải nâng cao vai trò cộng đồng vào quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, để từ đó xem xét mô hình có được triển khai hiệu quả hay không, những khó khăn trong việc áp dụng mô hình này là gì và có thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó.

    - Nhiệm vụ:

    - Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Nà Hẩu. Từ đó đưa ra những khó khăn mà mô mình gặp phải và những giải pháp, kiến nghị để giải quyết những khó khăn đó.

    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

    - Về không gian lãnh thổ: Địa bàn nghiên cứu là rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu quản lý.

    - Về giới hạn khoa học: Chuyên đề chỉ đi sâu vào nghiên cứu mô hình quản lý rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên dựa vào cộng đồng được thực bằng các hình thức giao đất rừng cho tổ bảo vệ, nhân dân và thôn bản phụ trách quản lý.

    - Bố cục của báo cáo

    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rừng nguyên sinh

    Chương 2: Thực trạng quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

    Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rừng nguyên sinh

    1.1. Nguyên sinh

    1.1. 1. Khái niệm rừng nguyên sinh.

    Rừng nguyên sinh là rừng trong quá trình phát sinh chưa bị tác động của con người. Rừng nguyên sinh có thể là bao gồm rộng hơn của khái niệm rừng nguyên thủy mà ở giới hạn hẹp hơn về thời gian nguồn gốc thì rừng nguyên thủy chính là những khu rừng được hình thành có lịch sử cổ đại lâu đời mà chưa từng bị tác động khai phá của con người.

    1.1. 2. Đặc điểm của rừng nguyên sinh.

    Rừng nguyên sinh nói chung chính là rừng mà chưa có sự tác động của con người, cây rừng mọc theo quy luật tự nhiên, chải qua nhiều năm tháng còn giữ được vẻ hoang sơ của rừng tự nhiên.

    Đối với rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, rừng nguyên sinh có đặc điểm về đa dạng hóa sinh học, cây mọc um tùm, xum xuê, có những thác nước, hang động đẹp mà chưa có sự tác động của con người; nhiều loài thú quy hiếm đã chọn nơi đây để chú ngụ, sinh trưởng và phát triển dưới sự trông coi, quản lý của các cấp, các ngành.

    1.1. 3. Vai trò của rừng nguyên sinh đối với địa phương.

    Đối với Nà Hẩu, rừng không chỉ là tài nguyên, thậm chí cũng không chỉ là "môi trường" theo nghĩa hẹp môi trường tự nhiên như ta vẫn thường nói. Đối với họ, đơn giản và cơ bản hơn nhiều: Rừng là tất cả. Rừng là toàn bộ cuộc sống của họ, là chính bản thân họ, con người ở đây là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với rừng.

    Đồng bào Mông xã Nà Hẩu có truyền thống sống sát rừng, sống với những lợi ích mà hiệu quả của rừng mang lại, họ có tập tục sống dựa vào các điều kiện tự nhiên, ngày nay tập tục này dần bị mất đi do tài nguyên rừng đang bị thu hẹp, một số người đã biết cách kinh doanh, hưởng lợi từ các nguồn thu nhập khác, nhưng bên cạnh đó, đối với xã Nà Hẩu người dân còn nghèo, trình độ còn thấp, có một số người hiện nay không biết tiếng phổ thông. Như vậy thì làm sao tiến bộ được, Điều này rất nguy hiểm nó tác động trực tiếp đến công tác chăm sóc bảo vệ rừng.

    Luật tục người Mông có những khu rừng cấm, tức là cánh rừng cúng của người Mông hàng năm thường hay tổ chức cúng vào ngày cuối tháng 1 âm lịch. Đó là rừng thiêng, rừng này không ai dám chặt phá cây, cho đến ngày nay những thầy cúng thần rừng thường vẫn hay có điều gì đó mà không ai dám làm trái, tức là phải tôn thờ những gốc cây mà được thầy cúng lựa chọn cúng rừng hàng năm. Bà con không bao giờ đụng đến rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, vì đồng bào quan niệm rừng có thần linh và rừng gắn với văn hóa.

    Trước hết, rừng là không gian sinh tồn của dân tộc Mông. Không một thôn bản nào tách biệt khỏi rừng, đất rừng. Rừng không chỉ cung cấp cho cuộc sống hằng ngày mà còn là nền tảng của sản xuất, là văn hóa trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông.

    Rừng không chỉ là không gian, rừng còn là thời gian. Con người ở đây lấy không gian rừng để đo thời gian, để tính nhịp sống của mình. Đời sống con người nhịp nhàng với vòng tuần hoàn vĩnh cữu của tự nhiên, cụ thể là của rừng. Không gian - thời gian rừng ấy là không-thời gian tương đối của từng làng. Làng là đơn vị sống cơ bản của con người trong khoảng thời gian đó.

    Người Mông Nà Hẩu hay chọn đồi rừng mầu mớ, canh tác thích hợp trên đất dốc. Họ có nhiều mảnh ruộng bậc thang được mọc lưng chừng núi. Đấy là cách tốt nhất để vừa lấy được cái ăn ra từ rừng vừa nuôi rừng, trong điều kiện mật độ dân số không quá cao. Thì tài nguyên đất nơi đây vẫn đủ để họ sinh tồn và có thể phát huy được hết diễn tích đất trống.

    Cuộc sống của con người nơi đây là một cuộc sống tuân theo và khăng khít với nhịp điệu tuần hoàn của rừng. Như vậy, có thể nói rừng là trung tâm của nhân sinh quan, và vũ trụ quan của họ. Đối với họ, phá rừng cũng là tự sát. Còn nặng nề hơn cả tự sát theo nghĩa vật chất nữa. Mất rừng là tha hóa, là không thể còn là con người. Nếu ngày nay, họ không còn đủ đất để sống, buộc phải phá rừng để kiếm miếng ăn cuối cùng, thì đó là con đường bế tắc mà họ không bao giờ muốn. Nhưng do thời buổi bây giờ nhiều kẻ xấu lợi dụng người dân tộc, dụ dỗ họ khai thác gỗ để chuyển ra ngoài đóng thành đồ, việc này còn là vất đề đau đầu nhất cho các bậc lãnh đạo ở mọi cấp.

    Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của tổ chức xã hội truyền thống ở Nà Hẩu vai trò của làng. Chính vì lẽ này mà nó chưa đủ đáp ứng cho quan hệ sản xuất thuộc các hình thái tổ chức như nông, lâm trường, trang trại, hộ gia đình.. Cơ sở vật chất quan trọng nhất của cộng đồng làm nên nền tảng của xã hội. Đó là quyền sở hữu của cộng đồng làng đối với đất và rừng.

    Rừng nguyên sinh chứa đựng các hệ sinh thái căn bản cốt lõi lâu dài của hệ thực vật trên cạn, nó góp phần bảo tồn và duy trì cân bằng sinh thái lâu năm, giữ nước, điều hòa khí hậu, làm sạch không khí. Rừng nguyên sinh chứa các hệ sinh thái tổng hợp bao gồm nhiều mạng lưới chuỗi thức ăn và tác động tương tác của nhiều loài hoang dã. Rừng nguyên sinh có ý nghĩa quan trọng phục vụ nghiên cứu bảo tồn sinh học và hệ sinh thái.

    Mỗi năm sinh vật quang tổng hợp trên trái đất đồng hóa khoảng 170 tỷ tấn dioxitcacbon (CO2) để tạo ra khoảng 100 tỷ tấn chất hữu cơ, 115 tỷ tấn O2 tự do. Rừng cung cấp cho con người dưỡng khí, lương thực, thực phẩm. Mỗi năm, mỗi người cần tới 4.000kg O2 để thở, toàn nhân loại sử dụng khoảng 0, 6% sản phẩm quang tổng hợp (tương đương 0, 6 tỷ tấn) và khoảng 1 triệu tấn thực phẩm có nguồn gốc từ rừng để phục vụ đời sống (Guering).

    Rừng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như sinh hoạt hằng ngày. Trước hết phải kể đến gỗ. Gỗ để đóng tàu thuyền, để đốt, làm trụ mỏ, sản xuất giấy, vải, đóng đồ dùng, các sản phẩm hóa học.. ngoài ra rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học "dược liệu rừng" nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh.

    Hàng năm, nhiều tỷ tấn nước bốc hơi từ sông, suối, hồ và đại dương tạo thành mây rồi lại mưa trở về trái đất. Chính nhờ thảm cây xanh và thảm thực bì của vỏ trái đất mà lượng nước khổng lồ đó được hút vào bộ rễ để rồi bốc hơi qua tán lá (khí khổng), phần còn lại được ngấm từ từ vào đất tạo ra các mạch nước ngầm. Sự xói mòn, rửa trôi, các quá trình Feralite hóa, Potzon hóa không những bị hạn chế mà cùng với sự mùn hóa các phế thải hữu cơ bởi các vi sinh vật, động vật đất và nấm làm cho đất ngày càng màu mỡ, cơ sở cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

    * Rừng có giá trị về mặt kinh tế.

    Rừng cho ta sản phẩm gỗ và vật liệu kiến trúc quan trọng để phục vụ trong sản xuất và đời sống. Ngoài ra rừng còn có giá trị sản phẩm ngoài gỗ như các sản phẩm động thực vật, thịt thú rừng, những cây dược liệu, những loại cỏ có hương thơm, dầu thực vật, vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại. Những sản phẩm này là nguồn thu nhập quan trọng của những người dân nông thôn ở vùng rừng núi.

    * Rừng có giá trị bảo vệ môi trường

    Rừng có vai trò giữ nước, chống xói mòn, lũ lụt, điều hòa khí hậu, chống sự thiêu đốt của mặt trời, tạo ra môi trường sinh thái cho các loại đông thực vật khác nhau.

    Giá trị của việc bảo vệ môi trường rất quan trọng nhưng khó định lượng hơn giá trị kinh tế. Hai mặt này thường có mâu thuẫn với nhau nhưng đều rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân.

    Như vậy có thể nói Rừng nguyên sinh xã Nà Hẩu đóng vai trò hết sức to lớn đối với đời sống của muôn loài, đặc biệt là đời sống của con người nơi đây. Rừng có vai trò ngăn gió bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, vừa là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu cho người dân; bên cạnh đó rừng còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển Du lịch sinh thái, Du lịch cộng đồng tại xã Nà Hẩu, đem lại khí hậu mát mẻ, trong lành, còn nguyên vẻ hoang sơ mà du khách muốn nghé thăm. Rừng không chỉ điều hòa khí hậu mà còn là kho báu quý giá cho những người lấy thuốc nam, bở rừng Nà Hẩu nơi đây còn giữ nguyên được theo quy luật rừng mọc tự nhiên, đem lài nhiều cảnh quan hùng vĩ, đẹp mãn nguyên mỗi khi ai đến du chỉ một lần còn nhớ mãi.

    Người dân nơi đây họ coi rừng là nguồn nguyên liệu vô giá, rừng cung cấp nguyên liệu đốt, thực dược và nhiều sản vật khác từ rừng mang lại; các loài thú quý hiếm cũng nhờ rừng còn vẻ hoang sơ tự nhiên mà phát triển nhanh thành bầy đàn, tăng thêm phần đa dạng hóa sinh học nơi đây.

    1.2. Quản lý rừng nguyên sinh

    1.2. 1. Khái niệm quản lý rừng nguyên sinh.

    Khoa học về quản lý rừng đã được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục; khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất bằng cách nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích; trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành các môn khoa học được nghiên cứu áp dụng. Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học quản lý rừng luôn nhằm mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước; từ đó các lý thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp năng suất để hàng năm có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng, phát triển cho môn quản lý /quy hoạch rừng2 (Forest management). Việt Nam, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo ngành lâm nghiệp tăng cường nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý rừng nhằm giữ vững sản lượng khai thác ổn định và không lạm dụng vào nguồn tài nguyên rừng.

    1.2. 2. Mục tiêu của quản lý rừng nguyên sinh.

    Mục tiêu quản lý rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu là dùng mọi biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng tại đây, bởi theo thống kê những năm gần đây rừng Nà Hẩu đang bị lâm tặc khai thác vận chuyển gỗ trái phép, một số người dân còn lợi dụng đất ven rừng lấn chiếm qua năm tháng sử dụng đất có diện tích giáp danh với rừng. Điều này cần phải ngăn chặn không để đất rừng nguyên sinh bị đe dọa về diện tích. Bởi tài nguyên rừng có rất nhiều giá trị như:

    * Giá trị vô hình: Là giá trị phi vật thể của rừng

    - Môi trường (Khí hậu) Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

    - Đất đai Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: Rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.

    - Đa dạng sinh học Rừng nguyên sinh rất phong phú. Với đặc trưng về khí hậu, đất đai. Vì vậy, thảm thực vật rất phong phú. Một số loài cây trở nên hiếm. Môi trường sống đa dạng và phong phú là điều kiện để động vật rừng phát triển mà còn là nguồn dự trữ các gen quí hiếm của động thực vật rừng.

    - Tài nguyên khác Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

    * Giá trị hữu hình: Giá trị các sản phẩm từ rừng mang tính chất hàng hóa.

    -. Dược liệu Rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học "dược liệu rừng" nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y

    - Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành. Du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng them thu nhập cho dân địa phương. Thông quá đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ và xây dựng rừng. Thêm một vấn đề đặt ra về môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch và làm thế nào để quản lí môi trường nói chung và của các loài động vật.

    - Ổn định dân cư Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ kinh phí để bảo vệ rừng, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho người dân từ rừng. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với rừng hơn. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống.

    - Tạo nguồn thu nhập Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho người dân, hoạt động du lịch được mở rộng cũng là nguồn thu nhập mới cho dân rừng mang lại thực phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị cho con người.

    1.2. 3. Nội dung quản lý rừng nguyên sinh

    1.2. 3.1. Lập kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh.

    - Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội về rừng, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân nhận và bảo vệ diện tích rừng. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn; miễn và giảm thuế cho các hộ bảo vệ rừng. Tiến hành giao rừng cho người dân kinh doanh và hưởng thành quả lao động từ đất rừng được giao. Nhà nước hỗ trợ về mặt kỹ thuật và áp dụng các nghiên cứu khoa học theo các dự án; quy hoạch, kế hoạch và chính sách Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng cũng như mang lại lợi ích cho cá nhân.

    - Thực hiện các chính sách cam kết của Chính Phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng

    - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng bền vững. Trong đó, số văn bản thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội: 3, Chính phủ: 7, Thủ tướng Chính phủ: Bộ NN-PTNT: Đề ra các đạo luật lâm nghiệp và chiến lược lâm nghiệp quốc gia thể hiện cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững. Các vấn đề về Quản lý rừng bền vững là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây: Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Việc sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên quan điểm áp dụng quản lý rừng bền vững với tất cả các khu rừng ở Việt Nam. Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp.

    - Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng.

    - Thủ tướng Chính phủ quy định: Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới quản lý rừng bền vững thuộc các lĩnh vực, như: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch.

    - Luật Đất đai, năm 2003 đã quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11).

    - Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020: Có thể nói cam kết của Việt Nam về quản lý rừng bền vững được chính thức hóa vào năm 2006 khi mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược lâm nghiệp. Trong bản Chiến lược, Việt nam đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượngrừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lý. Đồng thời, trong Chiến lược cũng đã đề ra 5 chương trình hành động, trong đó Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững là Chương trình trọng tâm và ưu tiên số 1. Trong Chiến lược này, nhiệm vụ được đặt ra là: Quản lý bền vững và có hiệu quả 8, 4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4, 15 triệu ha rừng trồng và 3, 63 triệu ha rừng tự nhiên. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng.

    - Hiệu quả Nhận thức về rừng của xã hội được nâng cao. Hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, chủ trương đổi mới và thông lệ quốc tế; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, chuyển hướng phát triển lâm nghiệp sang mục tiêu "tích cực bảo vệ rừng tự nhiên hiện còn, đẩy mạnh trồng rừng, khai thác sản phẩm từ rừng trồng và khai thác gỗ từ rừng tự nhiên theo hướng bền vững". Hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý rừng, nhất là quản lý quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng rừng, giao đất, giao rừng, kiểm kê, thống kê rừng đã được nâng cao một bước. Nhà nước đã tăng cường đầu tư thông qua nhiều chương trình, dự án đã làm cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với các đơn vị liên quan và các nhà tài trợ quốc tế nhằm xây dựng cơ chế tài chính mới, bền vững nhằm khuyến khích quản lý bảo vệ và sử dụng rừng bền vững.

    - Tổ chức các hoạt động khác liên quan đến thực hiện quản lý rừng bền vững: Hợp pháp hóa lâm nghiệp cộng đồng; ví dụ: Giao các quyền sử dụng và quản lý rừng cho cộng đồng theo Luật Bảo vệ và PTR năm 2004. Các hoạt động về xây dựng các hướng dẫn, thủ tục, tài liệu đào tạo, chương trình khuyến lâm.. hỗ trợ công tác quản lý rừng cộng đồng. Xây dựng các phương pháp tiếp cận lập kế hoạch quản lý rừng bền vững. Sự tham gia vào các sáng kiến "Thực thi pháp luật lâm nghiệp và thương mại gỗ" - FLEGT và nỗ lực để giảm khai thác gỗ và săn bắn bất hợp pháp các loài động vật hoang dã.

    1.2. 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý rừng nguyên sinh.

    Nói đến quản lý rừng nguyên sinh cũng giống như bao cánh rừng khác. Đó là cách quản lý chung, Có điều trong Đề tài này em đi sâu về vấn đề quản lý rừng nguyên sinh dựa vào cộng đồng. Nhưng để diễn đạt theo tổ chức bộ máy quản lý rừng, em xin trình bày sơ đầu tổ chức bộ máy quản lý rừng nguyên sinh như sau:

    [​IMG]

    1.2. 3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh.

    - Hoàn thiện hệ thống các chính sách, chủ trương về phát triển rừng và nghề rừng.

    - Tuyên truyền giáo dục cho người dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng như phim, ảnh, báo chí.. về tầm quan trọng của rừng và bảo vệ tài nguyên rừng.

    - Khuyến khích người dân, chủ sở hữu rừng.. tham gia các lớp khuyến nông để có thêm kiến thức về trồng và bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Mở các khóa đào tạo cho nhân viên làm công tác quản lý rừng. Nguồn nhân lực được yêu cầu chi phí cao để thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các mô hình rừng, mô hình nông lâm kết hợp nhằm nâng cao chất lượng rừng, lợi ích kinh tế..

    - Tuyên truyền vận động quần chúng và đào tạo, khuyền nông, khuyến lâm, tuyên truyền giáo dục cho người dân về quản lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao nhận thức và kiến thức cho họ về quản lý tài nguyên thiên nhiên và tác hại của việc chặt phá rừng;

    Hiện nay Ủy ban nhân dân xã đã giao đất rừng cho từng tổ bảo vệ rừng bên cạnh đó một số khoảng còn được giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo qui hoạch kế hoạch của Nhà nước là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm gắn lao động với đối tượng lao động tạo thành động lực để phát triển sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp ổn định tình hình kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng. Việc giao đất giao rừng đến hộ gia đình, tổ chức, cá nhân với mong muốn thiết lập cho tất cả các khu rừng có chủ thực sự vừa là nội dung vừa là biện pháp hàng đầu để tổ chức sản xuất nhằm mục đích bảo vệ rừng hiện có, phát triển vốn rừng và thu hút nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. Giao đất giao rừng chính là quá trình thiết lập quyền sử dụng và quyền hưởng dụng đất lâm nghiệp. Nếu chỉ chú ý đến quyền sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình mà không chú ý đến quyền hưởng dụng rừng của những người dân địa phương thì chính sách giao đất giao rừng coi như không thành công. Người dân sẽ ít quan tâm đến bảo vệ rừng dẫn đến rừng sẽ bị tàn phá.

    Trong thực tế có khó khăn vì các chính sách khuyến khích về quyền lợi và nghĩa vụ chưa đầy đủ và có tính thuyết phục chưa cao, đặc biệt với đối tượng nhận là cộng đồng làng bản, hộ gia đình cá nhân. Trên thực tế diện tích rừng đã được giao cho các cá nhân, tổ bảo vệ chăm sóc, bảo vệ nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, hằng năm diện tích đất rừng vẫn đang bị sâm chiếm.

    Trong những năm qua, diện tích rừng tại xã Nà Hẩu đã và đang bị thu hép với mức độ nghiêm trọng. Điều nay ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái tại xã. Nếu không giữ được rừng thì du lịch sinh thái sẽ không thể phát triển, trong thời điểm hiện nay Nhà nước đang quan tâm đầu tư du lịch thành điểm mũi nhọn để phát triển kinh tế, nâng cao giá trị về đời sống tinh thần, mang lại hiệu quả và lợi ích cao cho nhân dân ổn định, bền vững.

    Cho tới nay các cộng đồng hoặc các nhóm hộ vẫn chưa được nhận quyền sử dụng dài hạn đối với đất rừng. Mặc dù ở Việt Nam vẫn có một số diện tích rừng đang được các cộng đồng quản lý như một tài sản chung, thực tiễn này vẫn chưa được Nhà nước xác nhận về mặt pháp lý.

    Những mô hình này thường không trái với Luật và đều có tác dụng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn nó phù hợp với đặc điểm dân tộc và nó là một kiểu người dân tham gia quản lý rừng. Sự tồn tại của hình thức "tập thể" quản lý rừng không phải do sự áp đặt từ trên xuống, mà chính là hình thành từ nhu cầu thực tiễn ở các cơ sở được người dân chấp nhận. Như vậy có lẽ nó có tính hợp lý nào đó của hình thức quản lý rừng cộng đồng, có thể hình thức này đã kế thừa, tập quán luật tục về quản lý tài nguyên thiên nhiên của đồng bào các dân tộc sống trên vùng cao đã có từ lâu đời.

    Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, tính cộng đồng và những quan hệ cộng đồng của dân tộc Việt Nam là yếu tố rất cơ bản tạo nên cơ sở của những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nền độc lập, tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đời sống kinh tế xã hội của họ có quan hệ trực tiếp và gắn chặt với rừng. Chính vì vậy, vấn đề phát huy vai trò tham gia của các cộng đồng người dân sống kề rừng để quản lý nguồn tài nguyên này là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa vó thể tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với những xu hướng quản lý rừng tiến bộ của thế giới. Sự gắn bó của một cộng đồng thường thể hiện qua các tục lệ, các quy ước thành văn bản hoặc không thành văn bản nhiều hơn là thể hiện bằng một hình thức tổ chức của một pháp nhân kinh tế. Do đó, để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, không thể bỏ qua việc phát huy vai trò của cộng đồng người dân sống gần rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

    Các hình thức quản lý trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ lâu đời trong các truyền thống quản lý rừng của các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt Nam, thể hiện ở những tục lệ giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối của nhiều làng xã. Do có nhiều thay đổi về mặt thể chế xã hội trong những năm gần đây (nhất là trong thời kỳ cải cách ruộng đất, tập thể hóa, hợp tác hóa nông nghiệp) nhà nước đã tiến hành cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung và ban hành chính sách chỉ xác lập 2 hình thức sở hữu chủ yếu là: Nhà nước và tập thể. Các hợp tác xã nông nghiệp đã được coi như là một tổ chức có nhiệm vụ quản lý hành chính ở cấp làng xã của nông thôn Việt Nam. Chính trong các thời kỳ này, nhiều hình thức quản lý rừng cộng đồng có tính chất truyền thống của các nhóm dân tộc đã bị lu mờ và không phát triển được những lợi thế của nó trong việc quản lý nguồn tài nguyên rừng tại nơi sinh sống của họ.

    Mặc dù đã trải qua thời kỳ quản lý theo mô hình tập thể hóa, kế hoạch hóa tập trung trong một thời kỳ rất dài, nhưng những mầm mống về quản lý rừng cộng đồng có tính chất truyền thống vẫn tồn tại. Trong thời kỳ "đổi mới" hiện nay, cùng với sự thay đổi về thể chế xã hội ở nông thôn Việt Nam, nhà nước đã đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và ban hành nhiều chính sách mới thu hút sự tham gia của nhân dânhiệm vụào sự nghiệp quản lý rừng bền vững và phát triển lâm nghiệp. Chính trong thời kỳ đổi mới này ở nhiều địa phương, quan hệ cộng đồng trong xã hội ở nông thôn được khôi phục phát triển. Nhiều địa phương các cộng đồng ở nông thôn có nhiều kiểu liên kết khác nhau để tham gia tự quản lý, khôi phục các di tích lịch sử, các công trình có lợi ích trực tiếp đối với cộng đồng.

    Hiện nay, các hình thức lâm nghiệp cộng đồng truyền thống vẫn còn tồn tại và quản lý rừng cộng đồng là một cách tiếp cận mới nhưng vẫn thừa hưởng được những nét tốt đẹp của các hình thức quản lý rừng truyền thống này. Lâm nghiệp cộng đồng đồng nghĩa với lâm nghiệp xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa con người và cây cối, còn quản lý rừng cộng đồng ở đây được hiểu là sự tham gia của người dân địa phương, nhóm hộ hay từng hộ gia đình trong quản lý bảo vệ và sử dụng đất rừng. (cộng đồng ở đây bao gồm là phần lớn toàn bộ dân bản). Ở nhiều nước lâm nghiệp cộng đồng được nhìn nhận như là một phương pháp, hay một chương trình trong đó chính quyền địa phương liên kết với người dân địa phương tham gia vào bảo vệ rừng, thông thường tập trung vào việc khuyến khích và giáo dục. Nói cách khác lâm nghiệp cộng đồng đã được sử dụng như là một công cụ để đạt được mục tiêu bảo tồn. Trong những trường hợp như vậy sự thành công của lâm nghiệp cộng đồng thường bị giới hạn bởi chương trình phản ánh ưu tiên của Chính phủ và cơ quan lâm nghiệp địa phương hơn là sự ưu tiên và sự quan tâm của người dân nông thôn.

    Nghiên cứu các mô hình đó là cần thiết để từ đó tìm ra xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam trong giai đoạn mới.

    1.2. 3.4. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng nguyên sinh.

    Công tác kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm phát luật về quản lý rừng nguyên sinh được dựa trên các thông tư, quyết định xử phạt của Nhà nước, Được Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành kiểm tra, xử lý theo từng mức độ vụ việc vi phạm, để có các biện pháp răn đe; không nên đi sâu vào xử phạt, chủ yếu ở đây mỗi khi có những vụ việc xảy ra đều được giải quyết theo chiều hướng tích cực, để sao cho những đối tượng vi phạm họ hiểu được những điều sai trái mà cá nhân, tổ chức gây ra. Có như vậy biện pháp xử lý kỷ luật mới thực sự mang lại hiệu quả lâu dài, mà vẫn giữ gìn được truyền thống tốt đẹp của người dân tộc Mông, đó là sự đoàn kết, sống phải dựa vào rừng.

    Công tác tuyên truyền được đảy mạnh; hàng năm thực hiện kế hoạch phòng chống chữa cháy rừng, lực lượng kiểm lâm cũng thường xuyên có mặt tại các buổi họp thôn bản đi tuyên truyền, động viên bà con nhân dân không nên phát lương, làm rẫy trái phép, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ mai sau của chính những người sống tại vùng lõi của rừng nguyên sinh. Nhìn chung qua các buổi tuyên truyền bà con nhân dân đã phần nào ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của những người dân sống gần ven rừng, đó quả là một kết quả công lao to lớn của cán bộ liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.

    Về dòng họ, các già làng, trưởng bản cũng thường xuyên hàng năm họp dòng họ 1 lần để hỏi thăm sức khỏe, đưa những kiến thức mới phổ biến cho dòng họ hiểu, biết và thực hiện những chế tài, quy định mới, chính sách mới để cho con em trong dòng họ nắm bắt được. Bởi nơi đây cuộc sống người dân còn lam lũ, vật vả, quanh năm đi làm ruộng, trồng ngô, đôi khi còn có những hộ gia đình không có điện lưới quốc gia, ty vi, đài còn không có, như vậy họ không hiểu được xã hội đang cần gì ở họ, nên việc họp dòng họ cũng mang ý nghĩa to lớn để tuyên truyền, nhắc nhở các thành viên trong dòng họ không được phát phá rừng bừa bãi.

    1.2. 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng nguyên sinh

    1.2. 4.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô.

    Rừng nguyên sinh chứa đựng các hệ sinh thái căn bản cốt lõi lâu dài của hệ thực vật trên cạn, nó góp phần bảo tồn và duy trì cân bằng sinh thái lâu năm, giữ nước, điều hòa khí hậu, làm sạch không khí. Rừng nguyên sinh chứa các hệ sinh thái tổng hợp bao gồm nhiều mạng lưới chuỗi thức ăn và tác động tương tác của nhiều loài hoang dã. Rừng nguyên sinh có ý nghĩa quan trọng phục vụ nghiên cứu bảo tồn sinh học và hệ sinh thái.

    Mỗi năm sinh vật quang tổng hợp trên trái đất đồng hóa khoảng 170 tỷ tấn dioxitcacbon (CO2) để tạo ra khoảng 100 tỷ tấn chất hữu cơ, 115 tỷ tấn O2 tự do. Rừng cung cấp cho con người dưỡng khí, lương thực, thực phẩm. Mỗi năm, mỗi người cần tới 4.000kg O2 để thở, toàn nhân loại sử dụng khoảng 0, 6% sản phẩm quang tổng hợp (tương đương 0, 6 tỷ tấn) và khoảng 1 triệu tấn thực phẩm có nguồn gốc từ rừng để phục vụ đời sống (Guering).

    Rừng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như sinh hoạt hằng ngày. Trước hết phải kể đến gỗ. Gỗ để đóng tàu thuyền, để đốt, làm trụ mỏ, sản xuất giấy, vải, đóng đồ dùng, các sản phẩm hóa học.. ngoài ra rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học "dược liệu rừng" nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh.

    Rừng trực tiếp ngăn gió bão, lũ lụt. Hàng năm, nhiều tỷ tấn nước bốc hơi từ sông, suối, hồ và đại dương tạo thành mây rồi lại mưa trở về trái đất. Chính nhờ thảm cây xanh và thảm thực bì của vỏ trái đất mà lượng nước khổng lồ đó được hút vào bộ rễ để rồi bốc hơi qua tán lá (khí khổng), phần còn lại được ngấm từ từ vào đất tạo ra các mạch nước ngầm. Sự xói mòn, rửa trôi, các quá trình Feralite hóa, Potzon hóa không những bị hạn chế mà cùng với sự mùn hóa các phế thải hữu cơ bởi các vi sinh vật, động vật đất và nấm làm cho đất ngày càng màu mỡ, cơ sở cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

    Rừng cho ta sản phẩm gỗ và vật liệu kiến trúc quan trọng để phục vụ trong sản xuất và đời sống. Ngoài ra rừng còn có giá trị sản phẩm ngoài gỗ như các sản phẩm động thực vật, thịt thú rừng, những cây dược liệu, những loại cỏ có hương thơm, dầu thực vật, vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại. Những sản phẩm này là nguồn thu nhập quan trọng của những người dân nông thôn ở vùng rừng núi.

    Rừng có vai trò giữ nước, chống xói mòn, lũ lụt, điều hòa khí hậu, chống sự thiêu đốt của mặt trời, tạo ra môi trường sinh thái cho các loại đông thực vật khác nhau.

    Giá trị của việc bảo vệ môi trường rất quan trọng nhưng khó định lượng hơn giá trị kinh tế. Hai mặt này thường có mâu thuẫn với nhau nhưng đều rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân.

    1.2. 4.2. Nhóm yếu tố thuộc về chính quyền địa phương.

    Theo quyết định số 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã:

    Quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã về các mặt: Danh sách chủ rừng; diện tích, ranh giới các khu rừng; các bản khế ước giao rừng; các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã; Chỉ đạo các thôn, bản.. xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng phương án giao rừng và đất lâm nghiệp trình Hội đồng nhân dân xã thông qua trước khi trình ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân huyện, xác nhận ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, biến động đất lâm nghiệp và báo cáo cơ quan cấp huyện; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã. Phối hợp với cán bộ kiểm lâm và các lực lượng công an, quân đội trên địa bàn, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo thẩm quyền. Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

    Rừng Nà Hẩu đang bị lấn chiếm về diện tích do rất nhiều tác động như sự gia tăng dân số, việc mở rộng đất nông nghiệp, sự thay đổi chính sách quản lý rừng đã làm cho các thể chế này ngày càng mất đi, hậu quả của sự thay đổi này làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm trầm trọng không chỉ về số lượng và chất lượng mà còn tác động tiêu cực đến sự sinh trường của muôn loài sống trong điều kiện tự nhiên.

    1.2. 4.3. Nhóm yếu tố thuộc về người dân, doanh nghiệp

    Rừng nước ta nói chung và rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu nói riêng đang ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, Tính đến năm 2016 Nà Hẩu có tổng diện tích rừng là 3.960ha, trong đó rừng tự nhiên là 5.640.36ha. Độ che phủ rừng toàn xã là chiếm trên 80%. Hiện nay, tình trạng phát phá rừng trái phép tại xã đến mức báo động, chủ yếu một số đối tượng khai thác để lấy gỗ. Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng Giêng (Âm lịch), người Mông ở xã Nà Hẩu lại tưng bừng tổ chức lễ hội cúng rừng. Đây là một trong những nghi lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân Nà Hẩu. Lễ hội cúng rừng của đồng bào Mông xã Nà Hẩu có từ lâu đời và là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Trong đời sống tâm linh của người Mông luôn tồn tại những truyền thuyết cổ xưa, những câu chuyện huyền bí kể về sự linh thiêng của những khu rừng cấm, rừng thiêng của tộc người mình, họ luôn tin trong rừng có Thần rừng cai quản và che chở phù hộ cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy, Thần rừng được tôn thờ, sùng kính như đối với ông bà tổ tiên. Tín ngưỡng thờ Thần rừng của người Mông như một sợi dây tâm linh truyền qua nhiều thế hệ, thế nên thôn bản nào của xã Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm riêng với những qui định "bất khả xâm phạm" nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng. Tục cúng Thần rừng vào những ngày đầu xuân để cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm yên vui, gắn với những qui định về bảo vệ rừng đã trở thành ngày hội văn hóa cộng đồng độc đáo của xã Nà Hẩu, trải qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

    Trong lễ hội Tết rừng của xã Nà Hẩu hàng năm, Lãnh đạo địa phương đã lồng ghép trong đó công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng để nhân dân hiểu ý nghĩa của rừng đối với môi trường sống để từ đó nhân dân biết lợi ích của rừng để chăm sóc và bảo vệ rừng được tốt hơn.

    Khu vực rừng nguyên sinh trên địa bàn xã có vai trò ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống của con người. Hiện nay diện tích rừng nguyên sinh đang bị lấn chiếm, thu hẹp về diện tích, buộc các ngành, các cơ quan phải vào cuộc quyết liệt, để giữ được diện tích của rừng, khôi phục lại môi trường sinh thái tự nhiên với quy mô trên địa bàn xã Nà Hẩu.

    Công tác quản lý rừng tại xã Nà Hẩu được quan tâm quản lý bằng nhiều hình thức:

    * Các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý và kinh doanh những khu rừng thuộc quyền sử dụng chung (được Ủy ban nhân dân cấp xã giao và trông coi theo từng tổ bảo vệ rừng). Sự quản lý này mang ý nghĩa trực tiếp.

    * Nhân dân cùng tham gia quản lý các khu rừng thông qua các hợp đồng khoán. Việc tham gia quản lý này có quan hệ trực tiếp đến đời sống cộng đồng như: Tạo việc làm (có hỗ trợ 60.000đ/ha) nhân dân có thể tham gia quản lý chung đối với các khoảnh rừng được giao riêng cho từng hộ gia đình nằm trong cộng đồng để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý. Sự quản lý này được coi là quản lý gián tiếp

    Cuộc sống của người dân ở xã Nà Hẩu một xã vùng cao nhu cầu cơ bản cần phải

    *Giải quyết là: Lương thực, chất đốt. Trước đây, trong điều kiện mật độ dân số còn thấp, nền kinh tế còn dựa vào tự nhiên, có tính chất tự cấp tự túc, quan hệ cộng đồng tồn tại ở các thôn bản miền núi có tính đồng nhất và đơn giản, các thành viên của cộng đồng đều có quyền dựa vào các nguồn tài nguyên trên lãnh thổ của mình để thỏa mãn các nhu cầu đó bằng những tục lệ và quy ước của làng bản, nên không phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa các cộng đồng với bên ngoài về quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

    Theo thời gian, quan hệ cộng đồng ở miền núi đã có nhiều thay đổi trong những bối cảnh lịnh sử khác nhau như:

    * Nhà nước quy định toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Trong phát triển lâm nghiệp, Nhà nước đã bố trí nhiều tổ chức để quản lý các khu rừng đó (như Kiểm lâm, các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.). Theo quy định của các chính sách về quy hoạch, quyền hạn và lợi ích của cộng đồng chưa được đề cập rõ ràng, còn chung chung trong khi đó thường nhấn mạnh bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn dân.

    * Thành phần và cơ cấu của các cộng đồng dân cư ở miền núi đã thay đổi nhiều, như nhiều đầu dân tộc cư trú trên một địa bàn, tỷ lệ dân tộc địa bàn giảm dần nên về mặt tâm lý, làm cho các cộng đồng dân cư bản địa nhận thấy quyền hưởng dụng của họ đối với rừng như bị tước đoạt. Nay già làng chỉ trông coi về mặt sinh hoạt và lễ hội còn việc quản lý mọi mặt đều do chính quyền, các ban phụ trách. Nhiều nhu cầu cơ bản của họ đối với rừng trong điều kiện thu nhập còn thấp, kinh tế hàng hóa chưa phát triển.. nếu như không có những khu rừng mà mọi thành viên trong cộng đồng đều được hưởng lợi, thì có nhiều nhu cầu trong đời sống của người dân ở địa phương không đáp ứng được.

    * Theo thói quen truyền thống, những dân tộc sống gần rừng thường coi toàn bộ cơ sở nguồn tài nguyên gồm: Đất, rừng, nguồn nước, sông suối.. là của họ, nay giao khoán cho mỗi hộ một diện tích đất hạn định thì việc sử dụng đất sai mục đích là điều không thể tránh khỏi. Với diện tích đất hạn hẹp, qua điều tra đất sản xuất của toàn xã Nà Hẩu có tới 26 hộ dân thiếu đất sản xuất. Trong điều kiện đất dốc vùng cao, phương thứ canh tác truyền thống làm cho người sân bỡ ngỡ, không biết làm gì và làm thế nào để bảo đảm cuộc sống, dẫn đến tình trạng càng thiếu đói lương thực, vì vậy nạn khai thác, khai hoang đất rừng đang bị lấn chiếm.

    Trong tình hình lợi ích của cộng đồng đối với những khu rừng ở xung quanh cộng đồng gần như không có gì hoặc chưa rõ ràng thì thật khó lòng vận động họ tham gia bảo vệ rừng. Làm rõ quyền hưởng dụng của người cộng đồng dân cư tại địa phương có rừng là tiền đề cơ bản để phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tới.

    Giải đáp được lợi ích từ rừng đem lại cho dân cư tại địa phương trong quá trình đáp ứng các nhu cầu nói trên sẽ tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân ở các vùng rừng núi, và sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ rừng. Tuyên truyền phân tích cho người dân hiểu và đưa khu rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu thành khu du lịch sinh thái của huyện Văn Yên, tạo thành mũi nhọn hàng đầu về thu nhập ổn định cuộc sống lâu dài, bền vững.

    Chương 2: Thực trạng quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

    2.1. Giới thiệu về xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

    2.1. 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

    Khu vực Nà Hẩu như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các hợp thủy. Độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mặt biển. Nơi cao nhất 1.788m, nơi thấp nhất 200m. Nhiệt độ bình quân 23, 20C, lượng mưa bình quân 1.458, 0 mm/năm, độ ẩm 85%. Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông - Bắc vào tháng 11 và 12 kèm theo sương muối. Những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điều kiện khí hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú, tạo nên cấu trúc rừng rậm, nhiều tầng tán phù hợp với tính năng phòng hộ đầu nguồn.

    Xã Nà Hẩu được thành lập năm 1986, được tách ra từ xã Mỏ Vàng của huyện Văn Yên; Nà Hẩu hiện nay là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm huyện Văn Yên 30km về phía Nam, xã có duy nhất một tuyến đường trục chính đi vào trung tâm xã, hiện nay đã được bê tông hóa 13km, còn lại 7km đường dải cấp phối, giao thông đi lại các thôn bản còn gặp nhiều khó khăn, địa hình đồi núi phức tạp, có nhiều suối chảy qua địa bàn, dân cư tập trung không đồng đều, trình độ dân trí còn thấp, nhân dân chủ yếu phát triển kinh tế từ nông – lâm nghiệp; xã Nà Hẩu có tổng diện tích tự nhiên là 5.640.36ha, Trong đó diện tích rừng nguyên sinh là 3.960ha, diện tích đất canh tác trên 1.400ha, xã được chia thành 5 thôn. Nà Hẩu có Phía Bắc giáp xã Đại Sơn; Phía Nam giáp Sùng Đô (Văn Chấn) ; Phía Đông giáp xã Mỏ Vàng; Phía Tây giáp Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên.

    STT

    Tên thôn

    Số hộ

    Dân số

    (người)

    Diện tích

    (ha)

    1

    Thôn 1 Bản Tát

    90

    442

    1010

    2

    Thôn 2 Khe Tát

    66

    335

    1055.6

    3

    Thôn 3 Khe Cạn

    80

    482

    1312

    4

    Thôn 4 Làng Thượng

    77

    390

    1235

    5

    Thôn 5 Ba Khuy

    95

    428

    1028.30

    Tổng cộng

    408

    2077

    5.640.36

    2.1. 2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

    Thành phần dân tộc trên địa bàn xã chủ yếu là dân tộc Mông; tổng số 408 hộ, gồm 2083 khẩu. Trong đó dân tộc Mông 406 hộ có 2077 khẩu; dân tộc Kinh 01 hộ có 03 khẩu; dân tộc Tày 01 hộ có 03 khẩu.

    Là một xã sản xuất nông lâm nghiệp thuần tuý. Đảng bộ xã có 06 chi bộ trực thuộc với 79 đảng viên. Xã có 01 Trường mầm non; 01 Trường tiểu ; 01 Trường trung học cơ sở. Trạm y tế đạt chuẩn Quốc Gia về Y Tế xã năm 2014.

    Do là một xã thuần nông, nhân dân trong xã từ lâu đời sản xuất thâm canh cây lúa nước, không có ngành nghề phụ. Tuy mặt bằng trình độ dân trí còn chưa đồng đều, điều kiện kinh tế của nhân dân trước sự biến động và thay đổi mạnh mẽ theo cơ chế thị trường đang còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần đoàn kết và truyền thống, với ý chí vươn lên của chính mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương đã chỉ đạo nhân dân vượt qua nhiều gian lao, thử thách để đứng vững trước mọi khó khăn, góp phần nâng cao đời sống, cùng nhân dân xây dựng địa phương xóa đói giảm nghèo.

    Số hộ nghèo trong toàn xã tại thời điểm năm 2016. Tổng số hộ nghèo là 273, hộ, tổng số 1045 khẩu; hộ cận nghèo là 45 hộ, gồm 162 khẩu. Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều một số người dân không biết chữ, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp còn hạn chế, canh tác chưa bền vững.

    Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành thường xuyên tuyên truyền nhân dân bảo vệ rừng nguyên sinh phục vụ du lịch sinh thái. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, dẫn đến tình trạng diện tích rừng đang bị thu hẹp.

    2.2. Thực trạng rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

    Rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu theo thống kê của Ủy ban nhân dân cấp xã năm 2016 thì tổng số diện tích rừng tại 5 thôn bản trong toàn xã là 3.960ha trên tổng số 5.640, 36ha diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng chiếm trên 70%; Rừng nguyên sinh ở đây còn giữ được vẻ hoang sơ của tự nhiên, chưa có bàn tay con người tác động đến.

    Nguồn nước tự nhiên từ rừng còn trong sạch, người dân nơi đây dùng nước tự nhiên (nước lần) làm nước sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên cũng có qua bể lọc nước nhưng chủ yếu để ngăn cản những sinh vật nhỏ bé, lá cấy và rác từ rừng để nguồn nước thêm trong sạch hơn mà không cần đến một chất xử lý nước nào mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    2.3. Thực trạng quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

    2.3. 1. Lập kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh.

    Kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu được cán các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đầu tư hỗ trỡ các khoản kinh phí để chi cho các tổ bảo vệ rừng. Song lực lượng còn mỏng nên khó tránh khỏi nạn chặt phá rừng bừa bãi.

    Đảng ủy, Chính quyền địa phương xã đã lên Kế hoạch quản lý theo từng năm, đưa vào nghị quyết, biểu dưỡng khen thưởng các cá nhân, tổ chức dám mạnh rạn tố cáo hành vi phát phá rừng trái phép, vận chuyển lấm sản trái phép để nhân rộng tinh thần trách nhiệm của người dân dám đứng lên tố cáo, dữ gìn bảo vệ rừng.

    Sau khi đề tài Quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được triển khai, dựa theo tinh thần lấy toàn bộ đảng viên, nhân dân tham gia tích cực việc trông coi, bảo vệ; tức là theo quản lý dựa vào cộng đồng thì với mô hình này thực sự đem lại hiệu quả bước đầu, tuy nhiên bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn về tiền thưởng, tiền thuê người trông coi bảo vệ, nhưng qua đó đã mở ra một hướng đi mới trong công tác quản lý bảo vệ rừng nguyên sinh nơi đây.

    Người dân đồng tình hướng ứng, bởi trong công tác tuyên truyền nhân dân đều đã thấm nhuần, và hiểu rõ lợi ích của rừng mang lại đối với đời sống kinh tế con người, đặc biệt trong tương lai. Vấn đề xã đã tổ chức Lễ ra mắt thành công Du lịch cộng đồng, đã có bước đi mới, cách làm mới trong việc phát triển kinh tế mà vẫn giữ gìn được rừng. Người dân có thêm thu nhập ổn định, du khách đến tham quan ngắm cảnh cũng hài lòng mỗi khi đặt chân đến đây. Có bước phát triển như vậy thì cánh rừng Nà Hẩu bạt ngàn mới có thể đứng trường tồn trải qua những năm tháng cùng với thiên nhiên, con người nơi đây.

    2.3. 2. Tổ chức bộ máy quản lý rừng nguyên sinh.

    Tổ chức bộ máy rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Như đã nêu ở phần trên, rừng nguyên sinh nơi đây cũng đã được nhà nước quan tâm, đầu tư hỗ trợ các biện pháp quản lý, nhưng chưa đem lại hiệu quả, nên mô hình quản lý rừng nguyên sinh Nà Hẩu dựa vào cộng đồng đang được triển khai nhân rộng.

    Đứng đầu bộ máy quản lý cũng do Nhà nước đứng đầu, chính phủ, rồi đến cấp tỉnh (có Chi cục kiểm lâm) rồi đến huyện có hạt kiểm lâm, đến xã có Ủy ban nhân dân xã, cán bộ địa chính nông, lâm nghiệp, cùng cán bộ kiểm lâm tăng cường. Đó là những cơ quan chức năng trực tiếp quản lý. Song bên cạnh đó còn có các bộ, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa đều có trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

    Tại các đồi núi đất trống, còn có các trạm khuyến nông, cây trồng, đưa đến các loài cây phù hợp với điều kiện kinh tế, địa phương điển hình nơi đây hiện nay đang được nhân rộng trồng cây quế. Quế nơi đây cũng được các nhà máy chế biến đánh giá rất cao, bởi nó không giống như một số nơi khác, cây vừa sinh trưởng, phát triển nhanh lại cho chất lượng tinh dầu nhiều, đem lại hiệu quả phát triển kinh tế.

    Ở một số nơi đất cứng, nhiều đá, không phù hợp cho việc trồng Quế thì được Đảng ủy, Chính quyền địa phương, cùng các cơ quan ban ngành của huyện, tỉnh tham mưu cho đầu tư trồng cây Sa mộc, đó là loài cây chị nắng, chịu rét về mùa đông mà gỗ loài cây này có thể dùng để làm một số đồ nội thất, trang trí trong nhà, gia đình, cũng có thể xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.

    2.3. 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh.

    Áp dụng các biện pháp quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu dựa vào cộng đồng được các cấp, các ngành, đặc biệt trực tiếp là Chính quyền địa phương thì mô hình này đang mang lại kết quả cao trong các tác bảo vệ, quản lý. Ủy ban nhân dân xã ra quyết định giao khoán cho thôn bản, cho các hộ gia đình nhận trông coi, bảo vệ và chắc sóc rừng, hàng tháng, quý chỉ đạo cán bộ kiểm lâm, kết hợp với địa chính nông nghiệp kiêm lâm nghiệp lại xã đi tuần tra đo đạt lại diện tích khoanh giao khoán, có đánh giá, báo cáo kịp thời lên Chính quyền địa phương, đồng thời động viên bà con nhân dân không được phát phá rừng trái phép, vận chuyển lâm sản trái phép; có đánh giá khen thưởng kịp thời, chi trả cho bảo vệ rừng giao khoán là 60.000đ/1ha/1 năm. Như vậy hàng năm người dân nơi đây vẫn có thêm thu nhập, bên cạnh đó vẫn thu được lợi ích từ rừng mang lại, như có thể tận dụng củi khô làm nhiên liệu đốt, bởi đồng bào nơi đây còn nghèo làn, lạc hậu, nguyên liệu đốt chủ yếu dừa vào gỗ rừng, tận dụng các cành đây khô để làm nhiên liệu hàng ngày.

    Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các ngành chuyên môn xâng dựng kế hoạch trông coi, bảo vệ và giao khoán rừng, Trong kế hoạch có đưa ra cụ thể về mức tiền hỗ trợ nhân dân trông coi, bảo vệ rừng là 60.000đ/1ha/1 năm. Sau khi kế hoạch được xây dựng đưa vào triển khai thực hiện nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, nhưng điều còn khó khăn trong thời gian tới đó là kinh phí trông coi còn ít, ngân sách xã không đủ, như vậy phải có sự vào cuộc, quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của nhà nước cùng các cấp các ngành liên quan, có như vậy Kế hoạch mới thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ trông coi và phát triển rừng tại đây.

    2.3. 4. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng nguyên sinh

    Đối với Ủy ban nhân dân xã Nà Hẩu hiện nay, việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, thành lập các tổ tuần tra bảo vệ đi tuần tra rừng, nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm kịp thời báo cáo lên chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý, dứt điểm không để khai thác tràn lan bừa bãi mà chính quyền làm ngơ không biết. Bởi lẽ người dân nơi đây vẫn còn giữ phong tục, tập tục lạc hậu đó là du canh, du cư. Điều này rất khó trong công tác quản lý và bảo vệ.

    Hàng năm đánh giá kết quả kiểm kê rừng nguyên sinh tại xã đều có phần hao hụt về diện tích, nhưng điều đó không làm nản cán bộ kiểm lâm, thậm trí nhìn vào kết quả đó họ còn phải có tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong việc trông coi, bảo vệ.

    Các hình thức xử lý vi phạm đều được Ủy ban nhân dân xã dựa trên cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm. Trong các năm qua chưa có vụ việc nào quyết định xử phạt sai quy định, Các đối tượng vi phạm đều được Ủy ban nhân dân xã tuyên truyền về rừng và có định hướng cụ thể cho họ để họ có thể làm việc khác mà không nhất thiết phải đi phát phá rừng.

    Trong năm 2012 đã có trường hợp vi phạm phát rừng trái phép phải truy tố, bởi cây gỗ khá lớn, đối tượng vi phạm đã phải đi cải tạo tại trại giam 2 năm. Qua sự việc trên Ủy ban nhân dân xã đã có biện pháp tuyên truyền mạnh hơn nữa, và đó cũng là tiếng chuông cảnh báo cho các đối tượng đang có ý định sâm phạm đất rừng, sâm phạm gỗ quý hiếm.

    2.4. Đánh giá quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

    2.4. 1. Điểm mạnh.

    Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, chính quyền địa phương hàng năm công tác tuyên truyền bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm đẩy mạnh, nhằm tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân biết lợi ích của rừng đối với đời sống con người để từ đó nhân dân hiểu và chăm sóc rừng được tốt hơn.

    Trên địa bàn xã Nà Hẩu có trên 95% đồng bào là dân tộc Mông sinh sống, điều này thuận tiện cho việc tuyên truyền xuống thôn bản, nhân dân đoàn kết, thống nhất bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, rừng đặc dụng trên địa bàn xã.

    Các tổ chức cộng đồng truyền thống như thôn bản, dòng họ, bộ tộc.. là đặc thù của hầu hết các đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù không được thừa nhận như một cấp hành chính cơ sở, tổ chức này vẫn hình thành và tồn tại. Trong hệ thống quản lý hiện na, thôn, bản là những đôn vị quản lý nhỏ nhất và có tính ổn định tương đối cao về vị trí địa lý, các hoạt động sản xuất và đời sống. Ở thôn bản còn có Chi hội Cựu chiến binh, Chi đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ, tổ an ninh, tổ hòa giải.. các tổ chức này, cùng với trưởng thôn là những hạt nhân nòng cốt trong việc quyết định và thực hiện các công tác sản xuất, xã hội, văn hóa tinh thần trong cộng đồng.

    Tuy phải trải qua thời kỳ quản lý theo mô hình tập thể hóa, kế hoạch hóa tập trung ở những năm bao cấp, nhưng hình thức quản lý rừng truyền thống vẫn tồn tại ở một số nơi rừng một số cộng đồng. Cùng với sự thay đổi về thể chế xã hội, ở nông thôn Việt Nam tính cộng đồng đang tồn tại và được khôi phụ, phát triển. Ở nông thôn có nhiều kiểu liên kết khác nhau để cùng khôi phục các công trình có lợi cho cộng đồng và phục vụ cho lợi ích trực tiếp của cộng đồng, ở miền núi ngày càng xuất hiện nhiều những mô hình quản lý rừng cộng đồng. Những mô hình này thuờng không trái với Luật và đều có tác dụng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn nó phù hợp với đặc điểm dân tộc và nó là một kiểu người dân tham gia quản lý rừng. Sự tồn tại của hình thức "cộng đồng" quản lý rừng không phải do sự áp đặt từ trên xuống, mà chính là hình thành từ nhi cầu thực tiễn ở các cơ sở được người dân chấp nhận. Như vậy có lẽ nó có tính hợp lý nào đó của hình thức quản lý rừng cộng đồng, có thể hình thức này đã kế thừa, tập quán tục lệ về quản lý tài nguyên thiên nhiên của đồng bào các dân tộc sống trên địa bàn xã đã từ lâu đời.

    Cho đến nay, về pháp lý nhà nước chưa quy định việc giao quyền sử dụng đất cho cộng đồng, nhưng trên thực tế chính quyền các cấp mặc nhiên công nhận hình thức quản lý này, mọi sự tác động của nhà nước và các tổ chức khác tác động vào đối tượng rừng này đều phải có sự thảo luận và đồng ý của cộng đồng. Hầu hết đầu diện tích rừng do cộng đồng tự công nhận vầ quản lý theo truyền thống thì cộng đồng đã bảo vệ tốt theo phong tục tập quán và hương ước. Những khu rừng này có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh, tôn giáo đối với cộng đồng và gần như cộng đồng có toàn quyền quyết định về quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng cũng như hưởng lợi ích từ rừng.

    Nhìn chung, loại rừng nhận khoán bảo vệ rừng về thực chất, cộng đồng chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngoài những công việc thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khoán, thì cộng đồng không có quyền lợi và nghĩa vụ gì khác. Mặc dù cộng đồng được nhận một khoản tiền khoán hàng năm, nhưng với mức quấ thấp chưa đủ cải thiện đời sống người dân, do vậy chưa tạo được sức hấp dẫn, nên nhiều nơi rừng sau khi khoán thì việc tổ chức bảo vệ cũng chỉ là hình thức, rừng vẫn bị chặt phá nhưng không ai phải chịu trách nhiệm. Về lâu dài hình thức này có chủ chương thay đổi một cách căn bản theo hướng rà soát lại quỹ đất đai, nơi nào giao được cho chủ sử dụng thì phải bảo đảm sử dụng có hiệu quả, hơn nữa nhà nước cũng chỉ có chủ chương đầu tư kinh phí cho công tác khoán bảo vệ rừng trong một số năm, sau đó sẽ cắt và giải quyết chủ yếu bằng cơ chế quyền hưởng lợi của chủ rừng; bước đầu thực hiện ở các địa phương, hình thức quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng hiện nay đang chứng tỏ có hiệu quả, công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng được tốt hơn. Có nơi, người dân đã được đầu tư vốn từ các dự án nên đã giúp cho việc tăng thu nhập và cải thiện đời sống của họ. Ở những nơi này, nhiều dự án đã áp dụng các phương pháp mới trong cả quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý vốn.. có sự tham gia của người dân, gắn với việc xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng hơn. Đây là loại hình quản lý hiện được nhiều tỉnh quan tâm và đang có xu hướng được nhân rộng.

    2.4. 2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu

    Tuy nhiên loại hình này có một số vấn đề cần quan tâm giải quyết, đó là: Sau khi kết thúc dự án, nguồn đầu tư không còn, nếu không có những chính sách hỗ trợ ngay từ đầu dễ dẫn đến tình trạng cộng đồng lại bỏ mặc không bảo vệ, cần hướng dẫn cộng đồng các biện pháp tổ chức sản xuất, các hình thức góp vốn đầu tư và các nguồn lực khác của các thành viên; Phân chia quyền hưởng lợi ích từ rừng giữa các thành viên trong cộng đồng.

    Cộng đồng quản lý rừng, hầu hết là người đồng bào dân tộc Mông còn duy trì nhiều phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc mình, cuộc sống của các thành viên cộng đồng gắn bó, chưa bị tác động nhiều bởi các trào lưu nếp sống của cơ chế thị trường. Vai trò của già làng, trưởng bản còn có tác dụng quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo các công việc của cộng đồng, song tập tục người Mông vân còn bám vào rừng để mưu sinh, họ chưa thực sự biết cách chăm sóc và hưởng lợi từ rừng lâu dài, vẫn còn một số người dân theo tục Du canh du cư, khai hoang làm rẫy, dựa vào các điều kiện tự nhiên để sinh tồn.

    Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

    3.1. Phương hướng quản lý rừng nguyên sinh của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

    - Duy trì "Lễ hội Tết rừng" hàng năm để qua đó tuyên truyên nhân dân biết cách chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng được tốt hơn.

    - Khơi dậy các làng nghề, nghành nghề của địa phương như: Làm nỏ, làm dao, làm quốc, sẻng; các dụng cụ văn nghệ như khèn, trống, kèn môi, sao mông.. lưu trữ bảo tồn và phát huy các làn điệu dân ca, hát đối của người mông, các trò chơi dân gian được khơi dậy như đánh quay, ném pao.. Tất cả những cái đó phải được bảo tồn và phát huy, khơi dậy để phục vụ cho Du lịch cộng đồng, có như vậy cách kinh doanh bằng Du lịch cộng đồng mới có thêm khách đến ngày một đông, sẽ tăng thêm thu nhập cho người dân, khi người dân thoát nghèo, điều kiện kinh tế gia đình ổn định thì họ sẽ không phá rừng, đó là những vấn đề cần làm trước mắt. Nếu làm được như vậy thì khả năng lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản trái phép sẽ hạn chế được rất nhiều.

    - Hàng năm phải kiểm kê lại diện tích rừng, có đánh giá, khen thưởng cá nhân, tổ bảo vệ để động viên, biểu dương, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân có thành tích tốt cần được nhân rộng.

    Hàng năm xây dựng Kế hoạch phòng chống chữa cháy rừng phải được chỉnh sửa, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

    - Phát huy cao nhất những mặt tích cực của các luật tục và quy chế truyền thống của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng.

    - Hàng năm HĐND xã phải đưa nội dung trồng rừng, trồng dặm vào diện tích đất trống vào nghị quyết để thực hiện.

    - Vận động, kêu gọi đầu tư vốn để nâng cao thu nhập cho các hộ, các đối tượng tham gia bảo vệ, trong coi rừng.

    3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

    - Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cán bộ quản lý rừng như lực lượng kiểm lâm, địa chính nông lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt là đầu tư về vốn và kỹ thuật để thực hiện việc rà soát và đánh giá rừng một cách chính xác và minh bạch.

    - Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác quản lí bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng trong thời gian tới cần rà soát lại toàn bộ quỹ đất đai, quỹ rừng, xem nơi nào đã thực hiện giao khoán có chủ rừng quản lí, nơi nào chưa giao khoán rừng để Ủy ban nhân dân xã giao cụ thể, nhất thiết không để rừng và đất rừng vô chủ, bị lợi dụng lấn chiếm hoặc khai thác bừa bãi. Kiểm tra toàn bộ công tác lâm sinh một cách chặt chẽ từ khâu sản xuất giống, kỹ thuật ươm trồng đến chăm sóc, sử dụng nguồn vốn, đặc biệt đối với những đơn vị sử dụng ngân sách, tránh tình trạng làm ẩu, nghiệm thu ẩu để lấy tiền Nhà nước. Mặt khác cần giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động của các trạm kiểm lâm, trạm phúc kiểm. Bố trí những cán bộ có phẩm chất, có bản lĩnh, trách nhiệm cao ở các vị trí này để chặn đứng những hoạt động phạm pháp của bọn lâm tặc.

    - Lồng ghép các dự án trồng trọt, chăn nuôi, khai thác vào mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng để một mặt nâng cao đời sống người dân mặt khác làm giảm áp lực về sử dụng rừng, góp phần giảm bớt tình trạng chặt phá rừng.

    3.2. 1. Hoàn thiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh.

    Thực hiện việc giao khoán rừng phù hợp với tình hình của địa phương hiện nay tại xã Nà Hẩu.

    Thay đổi cách bảo vệ rừng không hiệu quả, áp dụng cách chăm sóc và bảo vệ rừng phù hợp với phong tục tập quán người Mông cũng như nguồn lực của địa phương.

    Về giống cây trồng cho diện tích đất trống phải lựa chọn cây giống phú hợp với điều kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, giá trị kinh tế hiện tại và trong tương lai.

    Trong đó việc phát triển lâm nghiệp với việc đầu tư và phát triển trồng rừng, khai thác rừng trồng phải hợp lý.

    Thực hiện công tác dạy nghề, hỗ trợ vốn để phát triển làng nghề ở địa phương tạo công ăn việc làm cho thanh niên trong xã và những người đang trong tình trạng thất nghiệp để những đối tượng này không phá rừng để mưu sinh.

    Mở rộng cơ hội, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay, tín dụng cho những hộ nghèo đi đôi với việc tăng cường giám sát hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nghèo, sử dụng vốn có hiệu qủa.

    Hiện nay tại xã Nà Hẩu đã có Du lịch cộng đồng, Ủy ban nhân dân xã phải tổ chức, lên kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức để những hộ gia đình tham gia làm dịch vụ du lịch cộng đồng có thêm kiến thức phục vụ khách du lịch từ đó có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Có như vậy nạn khai thác, phát phá rừng mới thực sự giảm thiếu trong thời gian tới.

    3.2. 2. Hoàn thiện bộ máy quản lý rừng nguyên sinh.

    Để hoàn thiện bộ máy quản lý rừng nguyên sinh, em xin trình bày sơ đồ quản lý từ các cấp, các ngành, và trong đó có cả lực lượng bảo vệ rừng. Đó chính là cộng đồng bảo vệ rừng, cá nhân, tổ chức, thôn bản đều có thể tham gia bảo vệ rừng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Với sơ đồ trên về cách quản lý em bổ sung thêm cộng đồng bảo vệ rừng để góp thêm lực lượng vào bảo vệ rừng. Tuy rằng đó là lực lượng có 2 mặt nhưng mặt mạnh của lực lượng bảo vệ vẫn có ý nghĩa lớn hơn. Nói vậy tức là mặt thứ nhất: Trong cộng đồng bảo vệ rừng sẽ phải bố trí và triển khai các văn bản chỉ đạo, có thể phải lên lịch đi tuần tra rừng, trong khi đó cộng đồng bảo vệ rừng dễ có những đối tượng lợi dụng sự tin tưởng của UBND xã giao mà từ đó có thể gây ra phá rừng mà không bị lực lượng nào bắt quả tang. Về mặt thứ 2: Cộng đồng tham gia bảo vệ thì họ có diện tích đất canh tác gần từng, sống gần rừng, như vậy sẽ tăng khả năng phòng chống chữa cháy rừng, đặc biệt cách chăm sóc và bảo vệ rừng được tốt hơn.

    Giao đất giao rừng cho cộng đồng được thực hiện trên hai cơ sở quan trọng đó là bản quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia của người dân trong quá trình tiến hành xác định khu vực giao, phương thức giao và tổ chức quản lý

    3.2. 3. Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng nguyên sinh

    Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho tất cả người dân có ý thức trông coi bảo vệ rừng.

    Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân vay vốn, hỗ trợ cây giống, làm các dịch vụ để vươn lên thoát nghèo, có như vậy người dân mới bảo vệ được rừng.

    Cung cấp các tài liệu liên quan đến lợi ích của rừng để người dân họ đọc, hiểu, các kế hoạch của Ủy ban nhân dân xã xây dựng về phòng chống chữa cháy rừng. Lúc cần thiết phải liên lạc cho ai, phải làm gì đầu tiên. Có như vậy công tác chăm sóc và bảo vệ rừng mới hiệu quả.

    Thực hiện việc xây dựng các chốt để kiểm tra, tuần tra xử lý các đối tượng vi phạm, có các quy định riêng để dòng họ, thôn bản ký kết cam đoan thực hiện.

    Nâng cao đời sống cho người dân, đặc biết chú trọng đến các đối tượng là thanh thiếu niên, đưa ra các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn để họ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống; Mở rộng các làng nghề, ngành nghề thủ công sẵn có của địa phương để khơi dậy tiềm năng về du lịch cộng đồng đặc trưng của người Mông vùng cao.

    Mở rộng và phát triển mạng lưới an sinh xã hội đến với tất cả những người dân, đặc biệt là người nghèo bao gồm các chính sách ưu tiên cho những người nghèo.

    Thực hiện tốt hơn nữa việc cứu trợ đột xuất khi có thiên tai, bão lụt, hạn hán xảy ra. Tránh tình trạng người dân không có lương thực trong thời gian có thiên tai.

    Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhằm hỗ trợi cho người nghèo có cơ hội phát triển năng lực bản thân. Liên kết với các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn tạo điều kiện để người nghèo có thể tìm việc làm tại địa phương.

    *. Đối tượng rừng được giao, khoán bảo vệ.

    Đối tượng rừng được giao.

    - Rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc rừng giầu, trung bình, không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định (Tại điểm 2.2, Mục 2, Phần II, Thông tư này) và rừng sản xuất là rừng trồng do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý;

    - Những khu rừng trước đây là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nhưng sau khi rà soát lại theo tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được chuyển thành rừng sản xuất và không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định (Tại điểm 2.2, Mục 2, Phần II, Thông tư này) ;

    - Những khu rừng thiêng, rừng nghĩa trang, rừng bảo vệ mỏ nước của buôn, làng là rừng sản xuất và những khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nhưng cộng đồng đã sử dụng từ trước thì điều chỉnh quy hoạch và giao cho cộng đồng;

    - Diện tích đất lâm nghiệp không có rừng được quy hoạch để trồng rừng sản xuất do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý.

    Đối tượng rừng được khoán bảo vệ:

    - Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hiện do các ban quản lý rừng, lâm trường, công ty lâm nghiệp.. là chủ rừng;

    - Rừng sản xuất là rừng tự nhiên do các lâm trường, ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý nhưng đang đóng cửa rừng hoặc trong kế hoạch 5 năm tới không khai thác và tuỳ theo từng loại rừng phải đáp ứng các điều kiện sau:

    + Rừng khộp có trữ lượng lớn hơn hoặc bằng 100m3/ha;

    + Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha;

    + Rừng tre, nứa.. có độ tàn che lớn hơn 80%.

    * Hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng

    Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân

    Thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 4 Quyết định số 304, nhưng tuỳ theo điều kiện cụ thể về quỹ đất, quỹ rừng của xã được xử lý như sau:

    - Nếu quỹ đất, quỹ rừng của xã lớn hơn nhu cầu của người dân thuộc đối tượng được giao rừng thì phải ưu tiên giao những diện tích gần dân thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển sản xuất.

    - Nếu quỹ đất, quỹ rừng của xã thấp hơn so với nhu cầu của người dân thì sẽ tổ chức họp dân để các hộ tự thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ giảm cùng một tỷ lệ để đảm bảo công bằng giữa các hộ.

    Hạn mức giao rừng cho cộng đồng:

    Căn cứ vào quỹ đất, quỹ rừng thực tế của xã và nhu cầu để xác định quy mô diện tích giao cho cộng đồng, nhưng tối đa không được lớn hơn tổng hạn mức của các hộ thuộc đối tượng được giao có trong cộng đồng cộng lại (hạn mức giao rừng của từng hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 4 Quyết định số 304).

    Hạn mức khoán bảo vệ rừng

    - Hạn mức khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân.

    Thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 4 Quyết định số 304. Trong trường hợp quỹ rừng của xã hoặc của chủ rừng không đáp ứng được hạn mức tối thiểu thì giảm bớt số hộ để thực hiện giải pháp hỗ trợ khác, việc xác định số hộ được khoán trong trường hợp này do người dân tự bình chọn trong cộng đồng thôn bản.

    - Hạn mức khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng

    Căn cứ vào nhu cầu và khả năng quỹ rừng, bên giao khoán quyết định quy mô diện tích giao khoán cho cộng đồng, nhưng phải phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của cộng đồng.

    Sau khi phân tích về cách giao đất, giao rừng ở trên. Với xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cần giao rừng cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Những hộ có điều kiện kinh tế khá trở lên sẽ không được tham gia bảo vệ rừng. Bởi trong công tác quản lý bảo vệ rừng sẽ có thêm thu nhập cho hộ gia đình. Song bên cạnh đó phải lựa chọn những dòng họ có truyền thống tốt đẹp để giao rừng sao cho kết quả giao rừng và giữ rừng được như mong muốn của Đảng ủy, Chính quyền địa phương.

    3.2. 4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý rừng nguyên sinh.

    Đây là một bước khá quan trọng trong việc thực hiện mô hình CBFM bởi về bản chất thì việc quản lý là từ trên xuống tức là từ chính phủ đến cộng đồng dân cư. Cơ chế quản lý này thông qua khá nhiều khâu vì vậy phải có một kế hoach thực hiện giám sát việc quy hoạch, phân chia đất cũng như nguồn vốn, tài chính, kỹ thuật từ trên xuống một cách chặt chẽ tránh tình trạng tham ô, quan liêu, sử dụng đất sai mục đích.

    Công tác kiểm tra, tuần tra rừng phải được thực hiện thường xuyên, không để một số đối tượng xấu lợi dụng sơ hở của tổ tuần tra để vận chuyển lậu gỗ, vận chuyển lâm sản trái phép. Đặc biệt phải sát sao trong công tác cán bộ, lắng nghe ý kiến của người dân, những phản ánh dư luận xã hội về cán bộ làm công tác liên quan đến lâm nghiệp, để sao cho không có cán bộ tiếp tay cho đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Có như vậy rừng nguyên sinh Nà Hẩu mới có thể vững vàng vươn lên ôn hòa khí hậu, đem lại sự mát mẻ cho đồi núi vùng cao tây bắc.

    - Việc xử lý vi phạm các đối tượng vận chuyển, khai thác lâm sản trái phép phải được thực hiện nghiêm minh, đồng thời phải phân tích, uấn nắn cho họ vào nề nếp, hiểu thấm nhuần lợi ích của rừng để từ đó họ không vi phạm, không tái phạm.

    - Đánh giá kết quả hàng năm về diện tích rừng giao khoán, nếu phát hiện hộ gia đình, dòng họ không giữ được đất rừng hoặc cố tình vi phạm phải có chế tài đặc biệt với những đối tượng này bằng cách răn đe, đồng thời giáo dục các đối tượng không vi phạm, và nếu gặp trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì loại ra khỏi tổ bảo vệ, không cho nằm trong các đối tượng hưởng trợ cấp trông coi theo quy định.

    3.2. 5. Nhóm giải pháp khác

    - Hoàn thiện hệ thống các chính sách, chủ trương về phát triển rừng và nghề rừng.

    - Tuyên truyền giáo dục cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phim, ảnh, báo chí.. về tầm quan trọng của rừng và bảo vệ tài nguyên rừng.

    - Tham vấn cho người dân cách thu lợi ích từ rừng.

    - Lựa chọn và hỗ trợ giống cây rừng để thực hiện kế hoạch khôi phục rừng nghèo nàn kiệt quệ và trồng rừng mới trên đất hoang nhằm tăng độ che phủ rừng, có biện pháp quản lý phục hồi các khu vực rừng bị tàn phá để cho rừng tái sinh.

    - Khuyến khích người dân, chủ sở hữu rừng.. tham gia các lớp khuyến nông để có thêm kiến thức về trồng và bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

    - Nghiên cứu và đưa vào các mô hình rừng, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Mô hình nông lâm kết hợp nhằm nâng cao chất lượng rừng, lợi ích kinh tế..

    - Xây dựng quy trình, biện pháp kỹ thuật cây trồng cho từng loài trên cơ sở xác định tập đoàn cây trồng, từng loài cây chính phù hợp với vùng kinh tế sinh thái; nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và thị trường, đặc biệt chú ý đến nhu cầu và khả năng chế biến bảo quản, tiêu thụ sản phẩm theo các vùng sinh thái.

    - Xây dựng hệ thống các trung tâm dịch vụ cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ sở chế biến nông lâm sản, tạo thị trường tiêu thụ các sản phẩm của người nông dân làm ra trên cơ sở có chính sách ưu đãi về thuế, tài chính để kêu gọi các các doanh nghiệp, các dự án của các tổ chức tín dụng quốc tế bằng vốn vay ưu đãi.

    - Tạo điều kiện cho người dân vùng núi cao vay vốn ưu đãi của Nhà nước để phát triển rừng.

    - Có cơ chế rõ ràng để kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng đất một cách chặt chẽ và hiệu quả.

    - Có hệ thống dự báo, dụng cụ phòng chống cháy rừng có hiệu quả.

    *. Giải pháp liên quan đến quan đến chính sách

    - Nhà nước cần phải chính thức công nhận cộng đồng thôn bản là pháp nhân, một tổ chức dân sự được trực tiếp nhận đất và nhận rừng.

    - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần xây dựng một văn bản dưới luật ban hành quy định việc giao nhiệm vụ cho các cộng đồng thôn bản, buôn quản lý rừng. Cần có chính sách quy định lợi ích của người dân và cộng đồng khi họ tham gia quản lý rừng.

    *. Giải pháp liên quan đến công tác quy hoạch giao đất giao rừng

    - Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần hoàn chỉnh việc xây dựng quy hoạch tổng thể Nông – Lâm nghiệp, trong đó xác định rõ việc phân loại và hướng quy hoạch các loại rừng chủ yếu.

    - Ưu tiên việc giao đất giao rừng cho cộng đồng cho các vùng sâu, vùng xa, những thôn có truyền thống cộng đồng cao và có tác dụng bảo vệ rừng đầu nguồn.

    - Có sơ đồ giao đất rừng, giao cụ thể theo từng năm, hàng năm có kế hoạch kiểm kê đất rừng giao khoán.

    *. Giải pháp khuyến khích, hỗ trợ và dịch vụ cho phát triển quản lý rừng cộng đồng

    - Hoàn thiện hệ thống khuyến nông – khuyến lâm từ tỉnh xuống đến cấp thôn bản nhằm chuyển giao kiến thức quản lý tài nguyên rừng đến tận người dân.

    - Khuyến khích phát triển hệ thống hỗ trợ dịch vụ cây con, hạt giống, phân bón đến tận cấp thôn, bản.

    - Củng cố cộng đồng và các quy chế quản lý bảo vệ rừng.

    * Giải pháp về đầu tư tín dụng

    - Cần có các đầu tư nghiên cứu điểm về quản lý rừng cộng đồng từ đó làm cơ sở nhân rộng.

    - Các dự án và chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp cần lôi kéo sự tham gia cùng quản ký cả cộng đồng. Các hợp đồng khoán bảo vệ rừng nên dựa trên cộng đồng là chủ yếu.

    - Nên phát triển hệ thống tín dụng dựa trên cơ sở cộng đồng để phát triển các nguồn tài nguyên rừng của thôn bản.

    * Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    - Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ lâm nghiệp theo hướng tiếp cận lâm nghiệp xã hội.

    - Đào tạo cán bộ thôn bản và khuyến lâm viên cơ sở về kiến thức quản lý rừng cộng đồng.

    3.3. Một số kiến nghị

    - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ địa chính nông, lâm nghiệp của xã làm công tác quản lý rừng.

    - Thường trực Đảng ủy phải quan tâm thường xuyên, giao nhiệm vụ cho từng đồng chí trong Ban Chấp hành phụ trách thôn bản kiểm tra nắm bắt tình hình về số diện tích rừng để kịp thời báo cáo Thường trực Đảng ủy có biện pháp triển khai chỉ đạo.

    KẾT LUẬN

    Theo số liệu thống kê diện tích rừng từ năm 2010 đến nay, số diện tích đất rừng nguyên sinh bị chặt phá, lấn chiếm lên 40ha, có nghĩa là mỗi năm rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu mất trên 6, 6ha. Diện tích rừng còn lại hiện chỉ còn 3.960ha, tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn trên 70% diện tích đất nhiên của toàn xã nhưng cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Hiện nay tại tỉnh Yên Bái diện tích rừng nguyên sinh không còn nhiều, vì vậy muốn cứu những cánh rừng hay chính là cứu lấy trái đất con người cần có một chiến lược lâu dài về quản lý và bảo tồn chúng. Một hình thức quản lý đã và đang được Việt Nam cũng như một số nước khu vực Châu Á áp dụng là mô hình quản lý rừng dựa vào cộng động. Mô hình này đã bước đầu phát huy hiệu quả của nó trong việc nâng cao đời sống cho người dân và hạn chế được tình trạng khai thác tràn lan, quá mức, làm giảm áp lực khai thác lên các khu rừng.

    Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng. Xu hướng phát triển rừng cộng đồng là quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự quan tâm của các cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững.

    Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tuy đã được thực hiện tại Nà Hẩu, nhưng còn ở góc độ nhỏ hộ gia đình, chưa phát huy hết tính cộng đồng, mang tính chất nơi lỏng về pháp lý, chưa có sự ràng buộc, quy hoạch chưa cụ thể, rõ ràng, Từ khi mở rộng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng được phân chia cụ thể, rõ ràng theo từng hộ, từng dòng họ, thôn bản thì diện tích rừng đã có phần ổn định. Tuy rằng trong thời gian thí điểm mô hình này chỉ chưa đầy 3 tháng nhưng nó đã mang lại hiệu quả cao, có thể giúp cho Ủy ban nhân dân xã quản lý và hoạch định chính sách rút ra được khá nhiều kinh nghiệm để có thể tiêp tục triển khai mô hình ở toàn xã.

    Đề tài: "" Quản lý rừng nguyên sinh trên địa bàn xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái " quá trình nghiên cứu nhanh, Em chọn cách quản lý rừng dựa vào cộng đồng nhằm mục đích vừa giữ được diện tích rừng nguyên sinh hiện có và còn đem lại thu nhập cho người dân, đồng thời đưa ra những khó khăn mà mô hình gặp phải để từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị hợp lý hơn.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Tài liệu Đảng ủy, HĐND - UBND xã Nà Hẩu,

    2. Tài liệu Quản Lý Rừng Bền Vững chọn lọc - TaiLieu. VN

    3. Tiểu luận Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay - TaiLieu. VN

    4. Chuyên đề Chứng chỉ trong quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC - Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

    5. Quản Lý Tài Nguyên Rừng chọn lọc - TaiLieu. VN

    6. Link

    7. Link

    8. Link

    9. Https: //miennui. Wordpress.com/2011/07/28/tai-li%E1%BB%87u-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-qu%E1%BA%A3n-ly-r%E1%BB%ABng-c%E1%BB%99ng-d%E1%BB%93ng/

    10. Bài giảng Quản lý rừng cộng đồng - Tài liệu, ebook, giáo trình

    11. Link

    12. Link

    13. Link

    14. Link

    15. Link

    16. Link

    17. Thông tư số 17/2006/TT – BNN hướng dẫn việc thực hiện quyết định số 304/2005/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ, 14/03/06.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...