Đề: Phân tích đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng …Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thiên Hoàn, 17 Tháng ba 2023.

  1. Nguyễn Thiên Hoàn

    Bài viết:
    4
    Đề: Phân tích đoạn thơ sau:

    "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trong mai chờ

    Bên trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

    Sân Lai cách mấy nắng mưa

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm"


    BÀI LÀM

    Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam - Danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với kiệt tác "Truyện Kiều". Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Điều đó được thể hiện rõ nét qua 8 câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

    "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    .. Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

    Đoạn thơ đã diễn tả nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

    Thúy Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích một mình trên lầu cao trơ chọi, giữa không gian mênh mông, rợn ngợp "bốn bể bát ngát xa trông" làm bạn với "mây sớm đèn khuya". Nhưng Kiều đã quên đi cảnh hội bản thân để nhớ đến người yêu, nhớ đến cha mẹ.

    Nỗi nhớ đầu tiên Kiều nhớ Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục và đang bị ép tiếp khách làng chơi nên nỗi đau lớn nhất của Kiều là "tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Kiều thấy mình như một kẻ phụ tình, phụ tấm lòng người yêu, nên nàng cắn dứt khôn nguôi và người nàng thương nhớ đầu tiên là Kim Trọng.

    Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nên bao giờ nàng cũng nhớ đến lời thề đôi lứa:

    "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng"

    Tư "tưởng" cho thấy Kiểu hình dung, tưởng tượng cảnh nàng cùng với Kim Trọng uống rượu thề nguyện dưới trăng. Nàng như thấy lại kỷ niệm thiêng liêng khi thể nguyện, đính ước một lần khác khi nhớ về Kim Trọng nàng cũng nhớ về lời thề ấy: "Nhớ lời nguyện ước ba sinh". Ở lầu Ngưng Bích Kiều tưởng tượng nơi phương xa Kim Trọng cũng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích:

    "Tin sương những luống dày trông mai chờ"

    Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn, xót xa. Nhớ đến Kim Trọng không bao giờ nguôi quên, là tấm lòng mình Kiểu son sắt, thủy chung hoặc cũng có thể hiểu Kiểu đang tủi nhục khi tấm lòng son sắt của mình đã bị hoen ố không biết bao giờ mới gột rửa được. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì ta cũng cảm nhận được tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều với Kim Trọng càng thương nhớ người yêu, càng nuối tiếc mối tình không trọn vẹn. Kiểu càng thấm thía tình cảnh cô độc: "Bên trời góc bể" và hiểu rằng tấm lòng son sắt của nàng đối với chàng Kim sẽ không bao giờ phai nhạt. Như vậy trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò sẽ tâm cam.

    Chưa nguôi nhớ về người yêu lại nhớ chồng chất thêm nỗi nhớ về cha mẹ. Với cha mẹ nỗi nhớ của Kiều thật xót da diết. Nguyễn Du Thật tài tình khi dùng từ "tưởng" để diễn tả nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng, thì từ "xót" để diễn tả nỗi nhớ của Kiều với cha mẹ:

    "Xót người tựa cửa hôm mai

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"

    Tuy đã "liều em tấc cỏ quyếtt đền ba sinh", tự nguyện bán mình để chuộc cha và em vẫn cảm thấy mình chưa trọn đạo làm con "sớm thăm tối viếng". Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng trông tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa và day dứt khôn nguôi khi cha mẹ đã tuổi già, sức yếu mà không mà nàng không tự tay chăm sóc và hiện giờ ai trông nom:

    "Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ"

    Câu hỏi không có câu trả lời diễn tả nỗi đau đớn, xót xa của Kiều. Nàng còn tưởng tượng nơi quê nhà đã đổi thay: "Sân lai cách mấy nắng mưa". Trong sự đổi thay ấy có sự đổi thay lớn nhất là "gốc tử đã vừa người ôm", nghĩa là cha mẹ ngày thêm một già yếu, cụm từ "cách mấy nắng mưa" vừa nói lên được thời gian xa cách bao mùa mưa nắng, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của thiên nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người. Thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh" và điển cố "sân lai", "gốc tử" đểu nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Lần nào nhớ về cha mẹ Kiểu cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu" và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

    Với nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, cùng việc sử dụng thành ngữ, điển cố, đoạn thơ đã diễn tả nỗi niềm thương nhớ của Kiều. Nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng với cha mẹ đã hiện lên phẩm chất đáng quý nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ nàng đã hướng yêu thương về những người yêu thương nhất, tình yêu của nàng thật giàu, tình yêu và đức hi sinh Kiều thực sự là người tình chung thủy, 1 con người hiếu thảo giàu đức hi sinh và tấm lòng vị tha đáng quý, đáng trân trọng.



    Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất trong "Truyện Kiều". Qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích đoạn thơ cho thấy Tấm lòng thủy chung nhân hậu của Kiều. Cũng trong đoạn thơ đã giúp người đọc thấu được cái tâm, cái tài của Nguyễn Du.
     
    chiqudollLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...