Đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Sinh - Đáp án chi tiết phần 4

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lạc Hoa Lưu Thủy, 14 Tháng tư 2022.

  1. Lạc Hoa Lưu Thủy

    Bài viết:
    12
    Câu 1: Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được hoocmôn insulin vì mã di truyền có tính

    A. tính đặc trưng.

    B. tính phổ biến

    C. tính thoái hóa.

    D. tính đặc hiệu.

    Câu 2: Thể ba nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

    A. 2n - 1

    B. n + 1

    C. 2n + 1

    D. n – 1

    Câu 3: Đột biến cấu trúc NST là?

    A. Đột biến điểm

    B. Sự biến mất hoặc tăng thêm NST

    C. Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST

    D. Cả ba ý trên.

    Câu 4: Các loại đột biến gen bao gồm:

    A. Thêm một hoặc vài cặp bazơ

    B. Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

    C. Bớt một hoặc vài cặp bazơ;

    D. Cả A, B, C

    Câu 5: Ở tế bào nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen xảy ra chủ yếu ở mức độ:

    A. Từ trước phiên mã đến sau dịch mã

    B. Phiên mã

    C. Dịch mã

    D. Ở giai đoạn trước phiên mã

    Câu 6: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

    A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.

    B. Phân giải prôtêin.

    C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

    D. Cấu tạo nên ribôxôm

    Câu 7: Phân tử mARN dài 5100 Å. Có một ribôxôm trượt qua 1 lần trên mARN mất 50 giây. Hãy cho biết tốc độ giữ mã của ribôxôm là bao nhiêu axit amin trong một giây?

    A. 12

    B. 6

    C. 8

    D. 10

    Câu 8: Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

    A. Số lượng cá thể con lai phải lớn.

    B. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

    C. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường

    D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

    Câu 9: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội F2 Menđen đã nhận biết được điều gì?

    A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.

    B. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1

    C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

    D. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1

    Câu 10: Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẽ có:

    A. 4 kiểu hình : 9 kiểu gen;

    B. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen;

    C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen;

    D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen;

    Câu 11: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội lặn là hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Số kiểu tổ hợp giao tử, số kiểu gen và số kiểu hình xuất hiện ở F1 lần lượt là:

    A. 32, 27 và 8

    B. 64, 27 và 8.

    C. 32, 18 và 16.

    D. 32, 18 và 8

    Câu 12: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?

    A. 4

    B. 2

    C. 3

    D. 9

    Câu 13: Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

    A. AabbDd ×AaBbdd

    B. AaBbDd × AaBbDd

    C. Aabbdd × AaBbdd

    D. aabbDd × AaBbdd

    Câu 14: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào đặc trưng cho tương tác át chế?

    A. 15:1, 9:3:3:1.

    B. 12:3:1, 9:3:4, 9:6:1.

    C. 12:3:1, 9:6:1.

    D. 12:3:1, 13:3

    Câu 15: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào không phải là đặc trưng cho tương tác át chế?

    A. 15:1.

    B. 9:3:4

    C. 12:3:1

    D. 13:3.

    Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu(hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là

    A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng.

    B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.

    C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

    D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng

    Câu 17: Ở gà, bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Số nhóm gen liên kết ở gà mái là:

    A. 38

    B. 40

    C. 78

    D. 39

    Câu 18: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là:

    A. Sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I.

    B. Sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II.

    C. Sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.

    D. Sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

    Câu 19: Vì sao các gen liên kết được với nhau:

    A. Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST.

    B. Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện.

    C. Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng.

    D. Vì chúng có lôcut giống nhau.

    Câu 20: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì:

    A. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp

    B. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau

    C. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp

    D. Xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại

    Câu 21: Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là:

    A. Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.

    B. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.

    C. Thành phần kiểu gen không thay đổi.

    D. Tần số các alen không thay đổi

    Câu 22: Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là

    A. Góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.

    B. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.

    C. Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.

    D. Cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường tới việc sinh đẻ

    Câu 23: Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào

    A. Sức sinh sản

    B. Mức độ tử vong.

    C. Cá thể nhập cư và xuất cư.

    D. Tỷ lệ đực/cái

    Câu 24: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau dây là quan trọng nhất ?

    A. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu

    B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể

    C. Số lượng con non của một lứa đẻ

    D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể

    Câu 25: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp là:

    A. Đột biến và giao phối ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

    B. Đột biến luôn làm phát sinh các biến dị có lợi từ đó cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

    C. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ alen có lợi ra khỏi quần thể.

    D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá có hướng

    Câu 26: Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học

    A. Phân hoá ngày càng đa dạng

    B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp

    C. Thích nghi ngày càng hợp lí

    D. Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện

    Câu 27: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:

    A. Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.

    B. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.

    C. Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể.

    D. Đột biến gen và di nhập gen.

    Câu 28: Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?

    A. Thuật ngữ: "Tiến hóa"

    B. Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên

    C. DNA là vật liệu di truyền.

    D. Sự phân chia độc lập các NST

    Câu 29: Bằng chứng nào sau đây không trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật?

    A. Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay.

    B. Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.

    C. Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.

    D. Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.

    Câu 30: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là:

    A. Sinh khối ngày càng giảm.

    B. Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.

    C. Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.

    D. Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.

    Câu 31: Trong diễn thế nguyên sinh, đặc điểm nào sau đây không phải là xu hướng biến đổi chính?

    A. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

    B. Số lượng loài càng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.

    C. Giới hạn sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.

    D. Các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ có xu hướng thay thế các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn.

    Câu 32: Sinh vật phân giải là những sinh vật:

    A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

    B..động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

    C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

    D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

    Câu 33: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:

    A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước

    B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo

    C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt

    D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn

    Câu 34: Trong lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là.

    A. Bậc dinh dưỡng thứ ba

    B. Bậc dinh dưỡng thứ tư.

    C. Bậc dinh dưỡng thứ năm.

    D. Bậc dinh dưỡng thứ hai

    Câu 35: Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được:

    A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng

    B. Năng lượng tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng

    C. Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

    D. Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

    Câu 36: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

    A. Nước có nhiều khoáng hơn đất.

    B. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước

    C. Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.

    D. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

    Câu 37: Cây rau riếp chứa bao nhiêu phần trăm sinh khối tươi của cơ thể?

    A. 94%

    B. 90%

    C. 85%.

    D. 80%

    Câu 38: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:

    A. Gian bào và tế bào chất

    B. Gian bào và tế bào biểu bì

    C. Ggian bào và màng tế bào

    D. Gian bào và tế bào nội bì

    Câu 39: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là:

    A. miệng -> thực quản ->dạ dày -> diều -> ruột -> hậu môn

    B. miệng -> thực quản -> ruột -> dạ dày -> diều -> hậu môn

    C. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày -> ruột -> hậu môn

    D. miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> diều -> hậu môn

    Câu 40: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:

    A. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> ruột -> hậu môn

    B. miệng -> thực quản -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> diều -> ruột -> hậu môn

    C. miệng -> thực quản -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> diều -> ruột -> hậu môn

    D. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> ruột -> hậu môn

    ĐÁP ÁN

    1B - Các loài sinh vật cùng dùng chung một bộ mã di truyền (trừ 1 vài ngoại lệ), cùng một bộ ba sẽ tổng hợp cùng 1 axit amin → mARN trưởng thành của người vào vi khuẩn sẽ được dịch mã thành protein thực hiện chức năng

    2C

    3C - Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

    4D - Các loại đột biến gen bao gồm: Thêm một hoặc vài cặp bazơ; Bớt một hoặc vài cặp bazơ; Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

    5B - Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã

    6B - Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein.

    7D

    rN = 5100: 3,4 = 1500 ribonu Số bộ ba của mARN = 1500 : 3 = 500 bộ ba → Tốc độ giữ mã của riboxom là 500 : 50 = 10

    8C - Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

    9D

    F2 (trội) :(1/3 AA : 2/3 Aa) × aa

    G :(2/3A : 1/3a) a

    Fb: 2/3Aa : 1/3aa

    10D - Phép lai: AaBbDd x AaBbDd dị hợp 3 cặp gen Mỗi phép lai tính trạng như Aa x Aa sẽ cho 2 kiểu hình và 3 kiểu gen 3 phép lai → 23 Kiểu hình = 8 KH và 33 kiểu gen = 27 KG

    11D

    P: AaBbDd x AabbDd

    AaBbDd cho số loại giao tử là 23 = 8

    AabbDd cho số loại giao tử là: 2 x 1 x 2 = 4

    Vậy phép lai trên cho số kiểu tổ hợp giao tử là 8 x 4 = 32

    F1 có số loại kiểu gen là 3 x 2 x 3 = 18

    F1 có số loại kiểu hình là: 2 x 2 x 2 = 8

    12A - AaBb × aabb → (Aa × aa)(Bb × bb) (Aa × aa)

    → 2 kiểu gen (Bb × bb)

    → 2 kiểu gen

    → Tổng là: 2x2 = 4 kiểu gen (1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb)

    13B - Phép lai cho nhiều loại kiểu gen nhất là B: 27 kiểu gen

    A: 3×2×2=12

    C: 3×2×1=6

    D: 2×2×2=8

    14D

    Kiểu tương tác bổ sung (bổ trợ): 9:6:1, 9:7, 9:3:3:1.

    Kiểu tương tác át chế: 13:3, 12:3:1, 9:3:4.

    Kiểu tương tác cộng gộp: 15:1, 1:4:6:4:1.

    15A

    Kiểu tương tác bổ sung (bổ trợ): 9:6:1, 9:7, 9:3:3:1.

    Kiểu tương tác át chế: 13:3, 12:3:1, 9:3:4.

    Kiểu tương tác cộng gộp: 15:1, 1:4:6:4:1.

    16B

    A quy định màu đỏ, a quy định màu tím B- Có màu, b không màu

    → A-B = màu đỏ

    → A- bb = aabb = màu trắng

    → aaB- màu tím

    PL : AaBb x AaBb = ( 3 A- : 1 aa)( 3 B- : 1 bb) = 9 A- B : 3 A- bb: 3 aaB- : 1

    → 9 đỏ : 3 tím : 4 trắng .



    17B -Ở gà 2n = 78 → có 39 cặp NST, nhưng ở gà mái có bộ NST giới tính là XY nên số nhóm gen liên kết là 39 +1 = 40

    18C -Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.

    19A - Sự phân ly của NST ở kì sau chính là nguyên nhân gây ra sự phân ly các gen hay các alen. Do đó, nếu các gen cùng nằm trên 1 NST, chúng sẽ cùng phân ly với nhau về 1 tế bào→ hiện tượng di truyền liên kết

    20A - Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau biểu hiện kiểu hình lặn.

    21C - Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là: thành phần kiểu gen không thay đổi Trong khi quần thể tự phối phân li thành các dòng thuần

    22A - Di truyền y học tư vấn không góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền

    23D - Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào tỷ lệ đực cái

    24A - Yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến mức độ sinh sản của quần thể là điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu. Đây được coi là điều kiện quan trọng nhất vì quần thể cần sinh tồn, có điều kiện thích hợp để tạo nên thế hệ tiếp theo. Khi thức ăn đầy đủ , điều kiện sống thuận lợi thì mức sinh sản tăng , thiếu thức ăn nơi ở không tốt thì mức sinh sản thấp

    25B - Phát biểu không đúng là B Đột biến chỉ là phát sinh các biến dị di truyền, làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa Biến dị đó có lợi, có hại hay trung tính, để xét điều đó thì phải xét nó trong 1 tổ hợp gen và đặt trong 1 môi trường xác định

    26B - Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp

    27A - Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là: biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.

    28B - Charles Darwin đã đề xuất lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên

    29A

    - B - C - D - là hóa thạch. Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay là cơ quan thoái hóa, là bằng chứng giải phẫu so sánh.

    30B - Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành 1 quần xã tương đối ổn định, đa dạng và lưới thức ăn ngày càng phức tạp

    31D - Trong diễn thế nguyên sinh, kết quả là hình thành 1 quần xã tương đối ổn định, do đó các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn chiếm ưu thế hơn các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ

    32A - Sinh vật phân giải là những sinh vật có khả năng phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

    33B - Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

    34C - Bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là bậc dinh dưỡng đứng ở cuối mắt xích – bậc dinh dưỡng thứ năm. Càng lên cao thì tổng số năng lượng cung cấp cho bậc dinh dưỡng cao càng giảm đi → số lượng loài trong bậc dinh dưỡng đó cũng giảm

    35D - Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.→ Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

    36C - Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít

    37A

    38A

    39C

    40D



     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
    Last edited by a moderator: 14 Tháng tư 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...