Đề ôn thi tốt nghiệp năm 2022 môn Sinh học có đáp án chi tiết phần 3

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lạc Hoa Lưu Thủy, 13 Tháng tư 2022.

  1. Lạc Hoa Lưu Thủy

    Bài viết:
    12
    Câu 1: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

    A. anticodon.

    B. triplet.

    C. axit amin.

    D. codon.

    Câu 2: Điều hòa hoạt động gen chính là

    A. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra

    B. Điều hòa lượng mARN

    C. Điều hòa lượng tARN

    D. Điều hòa lượng rARN

    Câu 3: Đột biến gen là:

    A. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST.

    B. Là sự biến đổi kiểu hình thích nghi với môi trường.

    C. Là sự biến đổi xảy ra trong phân tử AND có liên quan đến 1 hoặc một số cặp NST.

    D. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit

    Câu 4: NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

    A. ADN

    B. Prôtêin

    C. Lipit

    D. ARN

    Câu 5: Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

    A. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.

    B. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.

    C. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.

    D. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

    Câu 6: Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN ở sinh vật nhân thực, người ta đưa ra một số nhận xét sau đây:

    1) ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.

    2) ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.

    3) Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN.

    4) ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN.

    Số phát biểu đúng là:

    A. 1

    B. 2

    C. 3

    D. 4

    Câu 7: Phân tử mARN có chiều dài 3468 ăngstron để cho 5 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

    A. 1695 axit amin

    B. 5100 axit amin

    C. 1700 axit amin

    D. 2034 axit amin

    Câu 8: Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về một cặp tính trạng: "Khi lai giữa các cá thể khác nhau về (A) và (B), thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng (C)". (A), (B), (C) lần lượt là:

    A. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trội.

    B. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trung gian,

    C. Hai cặp tính trạng; thuần chủng, trội.

    D. Các cặp tính trạng; thuần chủng; trội

    Câu 9: Trong các kiểu gen dưới đây, kiểu gen nào giảm phân bình thường chỉ cho một loại giao tử?

    A. Aabb

    B. AABb

    C. aaBB

    D. AaBb

    Câu 10: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng một kiểu gen quy định màu hoa ỏ, các tổ hợp gen khác chỉ mang một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình màu trắng. Tính trạng màu hoa đỏ là kết quả của hiện tượng:

    A. Trội hoàn toàn

    B. Trội không hoàn toàn

    C. Tác động bổ sung

    D. Tác động át chế

    Câu 11: Nhận định nào sau đây về liên kết gen là KHÔNG đúng?

    A. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng.

    B. Liên kết gen là hiện tượng di truyền phổ biến, vì số lượng NST ít mà số gen rất lớn.

    C. Các gen càng nằm ở vị trí gần nhau trên một NST thì liên kết càng bền vững.

    D. Di truyền liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

    Câu 12: Khi nói về gen trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng?

    A. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen qui định giới tính, không có gen qui định các tính trạng thường

    B. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

    C. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính Y mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X

    D. Có những gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có cả alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

    Câu 13: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào

    A. Hàm lượng phêninalanin có trong máu.

    B. Hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn.

    C. Khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin.

    D. Khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não.

    Câu 14: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do 2 gen không alen là A và B cùng quy định tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu cứ thêm 1 alen trội A hoặc B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:

    A. 6.25%

    B. 37.5%

    C. 50%

    D. 25%

    Câu 15: Bản chất quy luật phân li của Menđen là

    A. sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân

    B. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh

    C. sự phân li đồng đều và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh

    D. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân

    Câu 16: Cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử:

    A. 6

    B. 8

    C. 12

    D. 16

    Câu 17: Khi lai hai giống bí ngô thuần chủng quả dẹt với nhau được F1 đều có quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 355 bí quả tròn, 238 bí quả dẹt, 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của quy luật di truyền

    A. Trội không hoàn toàn

    B. Liên kết hoàn toàn

    C. Phân li độc lập

    D. Tương tác bổ sung

    Câu 18: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi

    A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản

    B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn

    C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính

    D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng

    Câu 19: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma

    B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính

    C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY

    D. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX

    Câu 20: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn tồn tại trên cơ thể có thể là do:

    A. Các gen quy định cơ quan thoái hóa là những gen lặn.

    B. Vì chúng ít có hại cho cơ thể sinh vật nên không bị CLTN loại bỏ.

    C. Chưa đủ thời gian tiến hóa để CLTN có thể loại bỏ chúng.

    D. Có thể chúng sẽ trở nên có ích trong tương lai nên không bị loại bỏ.

    Câu 21: Sự giống nhau nào trong các bằng chứng tiến hóa sau không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen:

    A. Các cơ quan thoái hóa.

    B. Các cơ quan tương đồng.

    C. Sự giống nhau của các cơ quan tương tự.

    D. Cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa.

    Câu 22: Bằng chứng tiến hóa nào là phù hợp nhất để sử dụng giải thích nguồn gốc tổ tiên chung của các loài trên trái đất?

    A. Bằng chứng giải phẫu so sánh

    B. Hóa thạch

    C. Cơ quan tương đồng

    D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

    Câu 23: Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh giới ?

    A. Hóa thạch

    B. Phôi sinh học so sánh

    C. Tế bào học và sinh học phân tử

    D. Giải phẫu học so sánh

    Câu 24: Ý nào sau đây không phải là quan điểm của Đacuyn về tiến hóa?

    A. Loài mới được hình thành trên cơ sở của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

    B. Nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể.

    C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định.

    D. Biến dị xác định ít có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

    Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?

    A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

    B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.

    C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.

    D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.

    Câu 26: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

    A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

    B. Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

    C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

    D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường

    Câu 27: Nhóm sinh vật có mức năng lượng cao nhất trong một hệ sinh thái là:

    A. Động vật ăn thịt

    B. SV sản xuất

    C. SV phân hủy

    D. Động vật ăn thực vật

    Câu 28: Chuỗi thức ăn là ?

    A. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

    B. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau

    C. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau

    D. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau

    Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?

    A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

    B. Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau

    C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật

    D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.

    Câu 30: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn? (1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật (2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật. (3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn. (4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.

    A. 4

    B. 2

    C. 3

    D. 1

    Câu 31: Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

    A. Bậc 1

    B. Bậc 3

    C. Bậc 2

    D. Bậc 4

    Câu 32: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?

    A. Diệp lục a

    B. Diệp lục b

    C. Diệp lục a. b

    D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

    Câu 33: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

    A .Có cuống lá.

    B. Có diện tích bề mặt lớn.

    C. Phiến lá mỏng.

    D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.

    Câu 34: , Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:

    A. miệng -> hầu -> thực quản -> diều -> mề -> ruột -> hậu môn.

    B. miệng -> hầu -> mề -> thực quản ->diều -> ruột -> hậu môn.

    C. miệng -> hầu -> diều -> thực quản -> mề -> ruột -> hậu môn

    D. miệng -> hầu -> thực quản -> mề -> diều -> ruột -> hậu môn

    Câu 35: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là:

    A. miệng -> thực quản ->dạ dày -> diều -> ruột -> hậu môn

    B. miệng -> thực quản -> ruột -> dạ dày -> diều -> hậu môn

    C. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày -> ruột -> hậu môn

    D. miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> diều -> hậu môn

    Câu 36: Khẳng định đúng về bệnh di truyền phân tử

    A. Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST

    B. Bệnh do các đột biến gen gây nên

    C. Đao là một trong các bệnh điển hình của bệnh di truyền phân tử

    D. Bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ

    Câu 37: Khi nói về đặc điểm của bệnh ở người, có các đặc điểm sau:

    1. Cơ chế gây bệnh ở mức phân tử

    2. Chủ yếu do đột biến gen

    3. Do vi sinh vật gây nên

    4. Có thể được di truyền qua các thế hệ

    5. Không có khả năng chữa trị, chỉ có thể hạn chế bằng chế độ ăn kiêng

    6. Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc

    7. Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh

    Số đặc điểm không đúng về bệnh di truyền phân tử:

    A. 5

    B. 4

    C. 3

    D. 2

    Câu 38: Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

    (1) Tạo môi trường sạch.

    (2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

    (3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.

    (4) Sử dụng liệu pháp gen.

    Số biện pháp đúng là:

    A. 2

    B. 4

    C. 1

    D. 3

    Câu 39: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

    A. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi

    B. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây

    C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương

    D. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì

    Câu 40: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật sinh sản hữu tính?

    (1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

    (2) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài

    (3) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau

    (4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau

    (5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau

    (6) Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, không giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi biển....

    A. (2),(3),(6)

    B. (1),(3),(6)

    C. (1),(4),(6)

    D. (2),(3),(5)

    1 A - Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là anticodon

    2 A - Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra

    3 D - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit

    4 A

    5 C - Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó

    6 C

    - Các đặc điểm khác nhau giữa ADN và ARN gồm có:

    - ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch (mặc dù ARN có những đoạn có liên kết hiđrô giữa các bazơ nhưng đó chỉ là những đoạn gấp khúc do một mạch tạo nên) → ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN, 1 và 4 đúng.

    - Đơn phân của ADN có đường là deoxyribose và có các bazơ nitơ A, T , G , X. Đơn phân của ARN gồm có ribose và các bazơ nitơ A, U, G , X → 3 đúng.

    - 2 Sai, trong tARN và rARN đều có hiện tượng bổ sung.

    7 A

    - Số nuclêôtit của mARN là: rN = 3468 : 3,4 = 1020 ribonu

    Số chuỗi polipeptide tạo thành là 5 Số aa được mang vào để giải mã là (1020: 3 – 1). 5 = 1695 aa

    8 A - Phép lai của Menden là phép lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản.

    A – 1 cặp tính trạng tương phản

    B – thuần chủng

    C – trội

    9 C - Kiểu gen đồng hợp khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử.

    10 C

    - A - B biểu hiện kiểu hình hoa đỏ.

    A-bb; aaB-; aabb: kiểu hình hoa trắng.

    → Kết quả của tương tác bổ trợ.

    11 D Di truyền liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp chứ không phải không làm xuất hiện biến dị tổ hợp

    VD: Cây P: AB/ab (cao, đỏ) × AB/ab (cao đỏ) F1: 3 AB/-- : 1 ab/ab (3 cao đỏ : 1 thấp trắng) Đã xuất hiện cây thấp trắng là biến dị tổ hợp

    12 A - Trên NST giới tính X còn các tính trạng quy định tính trạng thường nên mới có hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính.

    13 A Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng phêninalanin có trong máu.

    14 B

    Cây thấp nhất có kiểu gen aabb cao 100cm

    → cây cao nhất có kiểu gen: AABB cao 140cm.

    Ta có P: AABB × aabb → F1: AaBb. AaBb tự thụ phấn.

    Cây có chiều cao 120cm có 2 alen trội trong kiểu gen chiếm tỷ lệ: C24 /24 =37,5%

    15 C Bản chất của quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

    16 D Cặp Aa giảm phân cho 2 loại giao tử, cặp Bd, Dd và Ee cũng tương tự Số loại giao tử là: 24 = 16

    17 D

    P: dẹt × dẹt

    F1 tròn

    F2 9 tròn : 6 dẹt : 1 dài

    F2 có 16 tổ hợp lai = 4 × 4

    → P mỗi bên cho 4 tổ hợp giao tử

    → F1: AaBb

    → F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

    Vậy A-B- = tròn

    A-bb = 3aaB- = dẹt

    aabb = dài

    Vậy tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

    18 D Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Nguyên nhân là do chúng sẽ phân li cùng nhau về 1 giao tử trong quá trình giảm phân

    19 C

    A - sai, vì ở một cơ thể thì tất cả các tế bào có chung một kiểu gen và NST giới tính có ở cả nhóm tế bào sinh dục và nhóm tế bào xô ma ( sinh dưỡng)

    B- sai, NST giới tính có chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường → hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính

    C- Đúng, vì giới XX không có Y.

    D - sai, vì động vật có vú thì con đực có bộ NST XY ; cái là XX nên các gen nằm trên NST X sẽ được truyền cho cả XX và XY

    20B - Nguyên nhân là do B Cơ quan thoái hóa là các cơ quan không thực hiện chức năng thường không có hại và cũng không có lợi → không gây hại cho sinh vật → không bị CLTN loại bỏ.

    21C - Sự giống nhau của các cơ quan tương tự không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen, các cơ quan tương tự thực hiện các chức năng như nhau nhưng không có cùng nguồn gốc. Cơ quan thoái hóa, cơ quan tương đồng có nguồn gốc từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên → giống kiểu gen.

    22D - Bằng chứng phù hợp để chứng minh các loài có chung nguồn gốc là bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử, bởi vì các bằng chứng này biến đổi ít trong quá trình lịch sử.

    23D - Bằng chứng tiến hóa cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh giới là bằng chứng giải phẫu so sánh.

    24C - Ý sai là C vì đây là quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại

    25A - Dòng năng lượng đi vào trong hệ sinh thái qua sinh vật sản xuất, được truyền theo 1 chiều, từ dạng này qua dạng khác rồi cuối cùng trả lại hết cho môi trường

    26C

    - Đặc điểm đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

    -BA sai do sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

    - B, D sai do trong hệ sinh thái, năng lượng chỉ được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

    27B

    28A

    29B

    - A sai, trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ăn

    - C sai, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhau

    - D sai, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp

    30B - Các phát biểu đúng là :(2), (4) Ý (1) sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất. Ý (3) bậc dinh dưỡng cao nhất là sinh vật cuối cùng của chuỗi thức ăn

    31C - Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2

    32A

    33B

    34A

    35C

    36 B - Bệnh di truyền phân tử là bệnh do các đột biến gen gây nên. Không thể phát hiện bằng quan sát cấu trúc NST, gen gây bệnh sẽ truyền cho đời sau nhưng để biểu hiện thành tính trạng thì còn phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp chứa gen đó. Down là một hội chứng có nguyên nhân là tồn tại 3 NST số 21

    37 D - Bệnh di truyền phân tử không có đặc điểm: - Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc - Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh

    38 D

    39 B - Tập hợp sinh vật là quần thể là: tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây Tập hợp A, C, D đều là quần xã, vì có nhiều loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh

    40 A
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...