Đọc hiểu: Đường ra mặt trận - Chính Hữu - Những buổi vui sao, cả nước lên đường

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 30 Tháng bảy 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Đọc hiểu: Đường ra mặt trận - Chính Hữu

    Đọc bài thơ sau:

    Những buổi vui sao, cả nước lên đường,
    Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục


    Xóm dưới làng trên, con trai con gái
    Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau
    Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội
    Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu


    Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp
    Chào nhau không kịp nhớ mặt
    Dô hò nón vẫy theo,
    Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát


    Chào những ngôi trường ngói đỏ bình yên
    Lấp lánh cánh đồng đang gặt đang hái
    Xuôi ngược công trường những bánh xe reo
    Ngọn khói con tàu như tay vẫy gọi


    Đất nước mình đây,
    Hai mươi năm mưa, nắng, đêm, ngày
    Hành quân không mỏi
    Sung sướng bao nhiêu: tôi là đồng đội
    Của những người đi, vô tận, hôm nay.


    Yểm hộ miền Nam
    Thình thình đại bác
    Nhịp những bước chân
    Cả nước lên đường.


    (Đường ra mặt trận - Chính Hữu)

    [​IMG]

    Chọn đáp án đúng:

    Câu 1:
    Bài thơ được viết theo thể thơ nào

    A. Tám chữ

    B. Tự do

    C. Lục bát

    D. Thất ngôn

    Câu 2: Xác định đề tài của bài thơ:

    A. Đất nước trong chiến tranh

    B. Người lính

    C. Người mẹ anh hùng

    D. Người chiến sĩ giải phóng

    Câu 3: Giọng điệu chung của bài thơ trên là:

    A. Giọng điệu sảng khoái, hào hùng

    B. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng

    C. Giọng điệu dí dỏm, hài hước

    D. Giọng điệu nhẹ nhàng, khoan thai

    Câu 4: Tâm trạng của tất cả mọi người trong bài thơ trên là tâm trạng gì?

    A. Lưu luyến, bịn rịn khi phải xa quê hương B. Vui vẻ, háo hức lên đường chiến đấu

    C. Vui mừng tràn ngập trước tin chiến thắng C. Niềm vui tràn ngập những ngày đầu độc lập

    Câu 5: Theo em, đường ra mặt trận trong bài thơ là con đường:

    A. Đường lên chiến khu Việt Bắc

    B. Đường ra chiến dịch Điện Biên Phủ

    C. Đường vào miền Nam tiếp viện

    D. Đường lên chiến dịch Tây Bắc

    Câu 6: Câu thơ: Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp gợi lên điều gì?

    A. Gợi niềm vui chiến thắng trải dài khắp non sông

    B. Gợi sự đông đảo của quân dân ta

    C. Gợi khí thế lên đường mạnh mẽ

    D. Gợi sự đông đảo và khí thế lên đường mạnh mẽ của quân dân ta

    Câu 7: Hai câu thơ sau: Sung sướng bao nhiêu: Tôi là đồng đội - Của những người đi, vô tận, hôm nay thể hiện điều gì?

    A. Thể hiện niềm vui của "tôi" khi được làm người chiến sĩ

    B. Thể hiện khí thế hào hùng của dân tộc trong chiến đấu

    C. Thể hiện sự đông đảo vô cùng, vô tận của quân dân ta, tựa như sóng trào bão nổi hết lớp này đến lớp khác.

    D. Thể hiện niềm vui của "tôi" khi được sát cánh cùng đông đảo quần chúng nhân dân chiến đấu cho đất nước.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8: Phân tích tác dụng của các từ láy sử dụng trong khổ thơ thứ hai: Xóm dưới làng.. đầy cầu

    Câu 9: Nhận xét về khí thế lên đường của cả dân tộc trong bài thơ trên.

    Câu 10: Những câu thơ sau gợi cho anh chị suy nghĩ gì: Đất nước mình đây/Hai mươi năm mưa nắng, đêm, ngày, Hành quân không mỏi.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: B. Tự do

    Câu 2: A. Đất nước trong chiến tranh

    Câu 3: A. Giọng điệu sảng khoái, hào hùng

    Câu 4: B. Vui vẻ, háo hức lên đường chiến đấu

    Câu 5: C. Đường vào miền Nam tiếp viện

    Câu 6: D. Gợi sự đông đảo và khí thế lên đường mạnh mẽ của quân dân ta

    Câu 7: D. Thể hiện niềm vui của "tôi" khi được sát cánh cùng đông đảo quần chúng nhân dân chiến đấu cho đất nước.

    Câu 8:

    - Từ láy: Ríu rít, chật chội, hăm hở

    - Tác dụng:

    + Gợi lên không khí đông vui, đầy háo hức của quân dân những ngày lên đường tiếp viện cho chiến trường miền Nam

    + Niềm tự hào của tác giả trước khí thế của đất nước.

    + Tăng tính nhạc cho lời thơ..

    Câu 9:

    - Bài thơ miêu tả khí thế lên đường của cả dân tộc qua những từ ngữ, hình ảnh như: Vui, cả nước lên đường, xao xuyến, trống giục, ríu rít, hăm hở, trùng trùng điệp điệp, người đi vô tận..

    - Nhận xét về khí thế lên đường của cả dân tộc: Đó là khí thế hào hùng, đậm chất sử thi, ai ai cũng vui sướng, háo hức, đầy quyết tâm..

    Câu 10: Đất nước mình đây

    Hai mươi năm mưa nắng, đêm, ngày,

    Hành quân không mỏi.


    - Những câu thơ gợi lên hình ảnh đất nước kiên cường, bất khuất trong chiến tranh (mưa nắng đêm ngày) ; đó cũng là đất nước bền bỉ, gan góc trong các cuộc trường chinh (không mỏi)

    - Những câu thơ gợi lên trong tôi tình yêu đất nước, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc. Đồng thời đánh thức trách nhiệm của thế hệ hôm nay: Cần phải biết cống hiến, hi sinh xây dựng, bảo vệ đất nước..
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng tư 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...