Đọc văn bản sau: Ba tiêu (Cây chuối) - Nguyễn Trãi Tự bén hơi xuân tốt lại thêm, Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm. Tình thư một bức phong còn kín, Gió nơi đâu, gượng mở xem.. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0, 5 điểm) A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú đường luật C. Thất ngôn xen lục ngôn D. Song thất lục bát Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu 3 (0, 5 điểm) A. Phép điệp B. Phép đối C. Phép so sánh D. Phép nhân hóa Câu 3. Căn cứ vào câu thơ đầu, cho biết bài thơ này được Nguyễn Trãi làm trong giai đoạn nào? (0, 5 điểm) A. Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn B. Giai đoạn ta đánh thắng quân Minh xâm lược C. Giai đoạn làm quan dưới triều nhà Lê D. Giai đoạn lui về ở ẩn Câu 4. Nội dung bài thơ gợi bạn nhớ đến bài thơ nào đã được học trong SGK? (0, 5 điểm) A. Bảo kính cảnh giới 43 B. Bình Ngô đại cáo C. Bạch Đằng hải khẩu D. Dục Thúy sơn Câu 5. Biện pháp nhân hóa trong câu cuối có tác dụng gì? (0, 5 điểm) A. Nhấn mạnh sự sinh động, gợi cảm của thiên nhiên B. Nói lên niềm vui của tác giả trước những vẻ đẹp mà thiên nhiên đem lại C. Tô đậm vẻ đẹp huyền ảo của bức tranh thiên nhiên D. Cả đáp án B và C Câu 6. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ là? (0, 5 điểm) A. Rực rỡ, huy hoàng B. Kì vĩ, tráng lệ C. Sinh động, giàu sức sống D. Ảm đạm, u buồn Câu 7. Khía cạnh nào của con người tác giả được thể hiện trong bài thơ? (0, 5 điểm) A. Tấm lòng trung hiếu của tác giả B. Tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi của tác giả C. Tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống D. Tình yêu thiên nhiên tha thiết Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ? (0, 5 điểm) Câu 9. Có ý kiến cho rằng: "Thơ Nôm Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc". Quan điểm của bạn? Lí giải? (1, 0 điểm) Câu 10. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1, 0 điểm) II. LÀM VĂN (4, 0 điểm) Bạn hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Ba tiêu" (Cây chuối) ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (6, 0đ) 1. C (0.5đ) 2. C (0.5đ) 3. D (0.5đ) 4. A (0.5đ) 5. A (0.5đ) 6. C (0.5 đ) 7. D (0.5đ) 8. Chủ đề của bài thơ: Vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: Đó là một tâm hồn tinh tế với tình yêu thiên nhiên tha thiết (0.5đ) 9. Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo: - Đồng tình - Lí giải: Đề tài gần gũi; ngôn ngữ chữ Nôm giản dị, dễ hiểu, tư duy nghệ thuật ưa vẻ đẹp nhẹ nhàng, xinh xắn; tình yêu và lối sống hòa hợp với thiên nhiên (1.0đ). 10. Tham khảo: - Vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, rộng mở trước thiên nhiên - Vẻ đẹp tình yêu, sự hòa hợp của tâm hồn với thiên nhiên - Vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, coi thường danh lợi (1.0đ). II. VIẾT (4, 0đ) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Cây chuối". c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Giới thiệu tác phẩm, tác giả, thể loại.. ; nêu nội dung cần phân tích, đánh giá 2. Phân tích, đánh giá về chủ đề: - Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của cây chuối: Tươi tốt, đầy sức sống khi mùa xuân đến; mùi thơm dào dạt suốt đêm tỏa khắp khu vườn; nõn chuối non như phong thư tình đầy gợi cảm, bí ẩn; gió xuân như chàng trai đa tình ngập ngừng khao khát hòa hợp khám phá - Bố cục: + Câu thơ đầu: Mở đầu trực tiếp; "tự bén", sự chủ động của cây chuối; tốt lại thêm: Sự tươi tốt được thổi thêm sức sống của mùa xuân càng ngập tràn. + Câu thứ hai: Đầy buồng lạ: Buồng chuối căng tròn, sai trĩu quả; màu thâu đêm mang đến hương thơm ngào ngạt cả khu vườn mời gọi, quyến rũ, dân dã, đậm chất quê + Câu thứ ba: Nghệ thuật so sánh độc đáo: Ngọn chuối non giống bức thư tình cuộn kínà mang đến cho cây chuối sự quyến rũ, gợi cảm, bí ẩn. + Câu cuối: Nghệ thuật nhân hóa: Gượng mở xemà tạo vẻ đẹp hòa hợp giữa thiên nhiên với thiên nhiên. Gió như một chàng trai vừa đa tình vừa ngượng ngùng không cưỡng lại vẻ đẹp và sự bí ẩn của lá chuối non nên đã có hành động liều lĩnh, táo bạo. Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, đa tình của tác giả. 3. Phân tích, đánh giá về nghệ thuật: - Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn - Sử dụng nhiều hình ảnh thơ độc đáo - Ngôn từ mộc mạc, thi liệu dân dã 4. Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.