Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? A. Khi xung quanh ta có ánh sáng. B. Khi ta mở to mắt C. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Khi không có vật chiếu sáng. Câu 2: Nguồn sáng là gì? A. Là những vật tự phát ra ánh sáng B. Là những vật hắt lại ánh sáng C. Là những vật sáng. D. Là những vật sáng chói dưới ánh mặt trời Câu 3: Những vật nào dưới đây là nguồn sáng? A. Quyễn sách đặt trên bàn vào ban ngày. B. Mặt trời C. Bông hoa màu đỏ rực rở. D. Quần áo phơi ngoài nắng. Câu 4: Trong không khí ánh sáng truyền theo đường nào? A. Theo đường vòng. B. Theo đường thẳng. C. Theo đường gấp khúc. D. Theo đường bất kì. Câu 5: Có mấy loại chùm sáng mà em biết? A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại Câu 6: Trong các vật dưới đây, vật nào không phải nguồn sáng? A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Ngọn lửa đang cháy D. Đom đóm đèn Câu 7: Câu phát biểu sau đây "Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta" nhận xét trên đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 8: Trong các vật sau đây, vật nào được xem là gương phẳng? A. Mặt gương B. Mặt nước trong. C. Mặt kim loại bóng D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9: Theo định luật phản xạ ánh sáng, tia phản xạ nằm cùng mặt phẳng với: A. Tia tới. B. Tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. C. Đường pháp tuyến. D. Tia tới và tia ló. Câu 10: Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc phản xạ (i') có mối quan hệ với góc tới (i) như thế nào? A. I>i' B. I<i' C. I=i' D. I =2i' 11 Khi nào có nguyệt thực xảy ra? A. Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất. B. Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất. C. Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng. D. Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần. Câu12: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương.. khoảng cách từ ảnh điểm đó đến gương. A. Bằng B. Nhỏ hơn C. Lớn hơn D. Khác nhau Câu 13: Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì A. Bản thân bông hoa có màu đỏ. B. Bông hoa là một vật sáng. C. Bông hoa là một nguồn sáng. D. Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta. Câu 14: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây: A. Ảnh ảo, ảnh bằng vật B. Ảnh ảo, ảnh nhỏ hơn vật C. Ảnh thật, ảnh bằng vật D. Ảnh thật, ảnh lớn hơn vật 15 Ở vị trí nào quan sát thấy nhật thực toàn phần? A. Ở mọi điểm trên trái đất. B. Ở vùng ban ngày trên trái đất. C. Ở vùng ban ngày và vùng nửa tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất. D. Ở vùng ban ngày và vùng bóng tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất. Câu 16: Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi: A. Ban đêm, bật đèn, nhưng nhắm mắt B. Ban đêm, bật đèn, mở mắt C. Ban đêm, không bật đèn, nhưng mở mắt D. Ban đêm, bật đèn, lấy tay che mắt. Câu 17: Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng.. trên đường truyền của chúng A. Không hướng vào nhau B. Không giao nhau C. Giao nhau D. Loe rộng ra Câu 18: Chọn từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống: "Trong môi trường, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng". A. Trong suốt B. Trong suốt này sang môi trường trong suốt khác C. Đồng tính D. Trong suốt và đồng tính Câu 19: Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất? A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất. B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn. C. Mặt Trăng to ra một cách thường. D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối. Câu 20: Chiếu một tia tia sáng tới mặt một gương phẳng, cho tia phản Câu 21: Chọn câu trả lời đúng Ảnh của một vật thật được tạo nên bởi một gương cầu lồi bao giờ cũng A. Là ảnh ảo B. Ngược chiều với vật C. Lớn hơn vật D. Có cả ba tính chất trên Câu 22: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào ánh sáng truyền đi theo đường thẳng A. Ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất B. Ánh sáng từ bóng đèn truyền đến mắt ta C. Ánh sáng truyền từ không khí vào chậu nước D. A, B đều đúng Câu 23: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật Câu 24: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là: A. Ảnh ảo lớn hơn vật B. Ảnh thật nhỏ hơn vật C. Có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật D. Ảnh ảo nhỏ hơn vật Câu 25: Mặt phản xạ của gương cầu lồi là: A. Mặt lõm của chỏm cầu B. Mặt lồi của chỏm cầu C. Mặt phẳng như gương phẳng D. A, B, C đều đúng Câu 26: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật C. Hứng được trên màn, bằng vật D. Không hứng được trên màn, bằng vật Câu 27: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với gương phẳng có cùng kích thước? A. Hẹp hơn B. Rộng hơn C. Bằng nhau D. Tùy theo gương cầu lồi ít hay nhiều Câu 28: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng? A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật C. Vì các gương cầu lồi cho ảnh thật nhỏ hơn vật D. Vì các gương cầu lồi cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước Câu 29: Em hãy chọn câu đúng trong các câu dưới đây: A. Ảnh qua gương cầu lồi bao giờ cũng là ảnh ảo B. Gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật tuy nhiên càng đưa vật ra xa thì kích thước của ảnh càng tăng C. Nếu dịch vật ra rất xa gương thì gương cầu lồi sẽ cho ảnh bằng vật D. Tất cả ba câu trên đều đúng Câu 30: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng? A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng Câu 31: Ảnh của một vật qua gương cầu lồi và gương phẳng có cùng điểm chung là: A. Đều là ảnh thật B. Đều không hứng được trên màn (ảnh ảo) C. Đều nhỏ hơn vật D. Đều lớn hơn vật Câu 32: Hiện tượng nhật thực xảy ra khi: A. Trái đất ở giữa mặt trăng và mặt trời. B. Mặt trời ở giữa mặt trăng và trái đất. C. Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. D. Ngày nào cũng xảy ra. Câu 33: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với đường thẳng pháp tuyến một góc 30 0. Góc phản xạ bằng? A. 00 B. 300 C. 600 D. 900 Câu 34: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 600. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu? A. 900 B. 600 C. 450 D. 300 Câu 35: Khi có nhật thực thì? A. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất. B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất. C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa. D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa. Câu 36: Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng? A. Mặt kính trên bàn gỗ B. Mặt nước trong phẳng lặng C. Màn hình phẳng ti vi D. Tấm lịch treo tường Câu 37: Nội dung của Định luật truyền thẳng của ánh sáng là: A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng. B. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng. C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau. D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng Câu 38: Vật sáng bao gồm: A. Những vật được chiếu sáng. B. Những vật phát ra ánh sáng. C. Những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. D. Những vật mắt nhìn thấy. Câu 39: Trên hình vẽ biểu diễn các tia sáng, mũi tên cho ta biết điều gi? A. Ánh sáng đang chuyển động B. Ánh sáng mạnh hay yếu C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm D. Hướng truyền của ánh sáng Câu 40: Vật nào sau đây có hình dạng giống một gương cầu lồi? A. Mặt nước lặng sóng B. Đáy cốc thủy tinh C. Đáy chậu nhựa D. Mặt ngoài cái thau inox Chúc các bạn thi tốt ☘️☘️ Còn tiếp