Đề kiểm tra Sinh 11 (15p) - Học kì 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyentrang005, 1 Tháng ba 2022.

  1. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    ĐỀ KIỂM TRA SINH 11 - HKII

    Câu 1: Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển

    A. Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào.

    B. Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào.

    C. K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào.

    D. K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào.

    Câu 2: Biết trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là -70mV. Khi đo điện thế nghỉ của tế bào này kim điện kế chỉ số bao nhiêu?


    A. -70mV. B. +70mV. C. 70mV . D. -140mV.

    Câu 3: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố hình thành nên điện thế nghỉ ở động vật?


    A. Sự phân bố ion ở hai bên màng của tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.

    B. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng).

    C. Bơm Na-K.

    D. Tế bào thần kinh bị kích thích .

    Câu 4: Trên sợi thần kinh có bao miêlin, những đoạn không có bao được gọi là gì?

    A. Eo thứ cấp. B. Điểm nhảy cóc. C. Eo Ranvie. D. Eo Rievan.

    Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không có trong quá trình truyền tin qua xináp hóa học?

    A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi

    Tiếp.

    B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến

    Màng sau.

    C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng truớc.

    D. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp

    Câu 6: Khi nói về xináp, phát biểu nào sau đây đúng?


    A. Xináp là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.

    B. Tất cả các xináp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.

    C. Có hai loại xináp là xináp hóa học và xináp sinh học.

    D. Cấu tạo của xinap hóa học có màng trước, màng sau, khe xináp và chùy xináp.


    Câu 7: Cho các giai đoạn sau:

    I. Ca2+ làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.

    II. Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xináp.

    III. Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau.

    IV. Xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

    V. Thay đổi tính thấm ở màng sau xináp.

    Quá trình truyền tin qua xináp hóa học gồm các giai đoạn theo thứ tự nào sau đây?

    A. I-II-III-V-IV. B. II-I V-IV-III. C. II-I-III-V-IV. D. II-I-III-IV- V.

    Câu 8: Enzim axêtincôlinesteraza ở màng sau xináp có tác dụng nào sau đây?

    A. Tổng hợp axêtincôlin từ axêtat và côlin để chuyển cho chùy xináp.

    B. Phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin.

    C. Thay đổi tính thấm màng trước xináp.

    D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận axêtincôlin.

    Câu 9: Xinap là gì?

    A. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.

    B. Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.

    C. Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.

    D. Diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến).


    Câu 10: Bao miêlin được cấu tạo từ chất nào sau đây là chủ yếu?

    A. Protein. B. Cacbohidrat. C. Lipoprotein. D. Photpholipit.

    Câu 11: Điện thế nghỉ là gì?

    A. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích.


    B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện

    âm, phía ngoài màng tích điện dương.


    C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện

    Dương, phía ngoài màng tích điện âm.

    D. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm trên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích.


    Câu 12: Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là

    A. - 50mV. B. - 60mV. C. - 70mV. D. - 80mV.

    Câu 13: Trong cấu tạo của xináp hóa học, các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở cấu t
    rúc nào sau đây?

    A. Màng sau xináp.
    B. Chùy Xináp. C. Màng trước xináp. D. Khe Xináp.

    Câu 14: Khi xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap thì sẽ làm mở kênh nào sau đây ở chùy xináp?

    A. Kênh K+. B. Kênh Na+. C. Kênh Ca2+. D. Kênh H+.

    Câu 15: Enzim phân hủy chất trung gian hóa học của xináp nằm ở bộ phận nào sau đây?

    A. Màng trước xináp. B. Chuỳ xináp. C. Màng sau xináp. D. Khe xináp.

    Câu 16: Trong quá trình truyền tin qua xináp, chất trung gian hóa học có vai trò nào sau đây?

    A. Làm thay đổi tính thấm ở màng trước xináp.

    B. Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp.

    C. Làm ngăn cản xung thần kinh lan truyền đi tiếp.

    D. Giúp xung thần kinh lan truyền từ màng sau ra màng truớc xináp.

    Câu 17: Chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào của xináp hóa học?

    A. Màng trước xináp. B. Chuỳ xináp. C. Màng sau xináp. D. Khe xináp.

    Câu 18: Cấu trúc nào sau đây không thuộc thành phần xináp?

    A. Khe xináp. B. Chùy xináp. C. Các ion Ca2+. D. Màng sau xináp.

    Câu 19: Vì sao người ta quy ước dấu (-) trước các trị số điện thế nghỉ?

    A. Vì ion K+ từ trong màng tế bào ra ngoài màng tế bào.

    B. Vì ion K+ từ ngoài màng tế bào vào trong màng tế bào.

    C. Vì phía bên trong màng tích điện âm (-) so với ngoài màng tích điện dương (+).

    D. Vì phía bên ngoài màng tích điện âm (-) so với trong màng tích điện dương (+).


    Câu 20: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại "nhảy cóc"?

    A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.

    B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

    C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

    D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...