Đề kiểm tra giữa kì I môn GDCD 12 (Đề tham khảo)

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Chang Đàm, 23 Tháng một 2023.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Bài kiểm tra giữa kì I

    Môn: GDCD12​

    Lưu ý:

    - Đề thi chỉ mang tính chất tham khảo

    - Phần in đậm mực đen là đáp án đúng

    Câu 1: Hành vi cáo dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

    A. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất

    B. Điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều

    C. Cố ý lây truyền HIV cho người khác

    D. Lấy trộm ví tiền giá trị 450.000 đồng

    Câu 2: Công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện của mình là biểu hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây?

    A. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

    B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

    C. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình

    D. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình

    Câu 3: Quản lí thị trường và các cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ một vụ sản xuất BVS giả tại tỉnh H. Giá trị của số hàng giả trên 100 triệu đồng. Hành vi này là hành vi vi phạm?

    A. Vi phạm hành chính

    B. Vi phạm kỷ luật

    C. Vi phạm hình sự

    D. Vi phạm dân sự

    Câu 4: Vi phạm dân sự là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào dưới đây?

    A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân

    B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

    C. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm

    D. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm

    Câu 5: Pháp thuật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và

    A. Lợi ích hợp pháp của mình

    B. Lợi ích cơ bản của mình

    C. Nghĩa vụ của mình

    D. Nghĩa vụ cơ bản của mình

    Câu 6: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q nhân viên dưới quyền 200 triệu đồng và ký quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K lại sinh ý định dụ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỉ luật vừa vi phạm hình sự?

    A. Ông H và anh Q

    B. Chị B, ông H và anh Q

    C. Ông H và chị B

    D. Anh M, ông H, anh Q và anh K

    Câu 7: Chị Q có con nhỏ 10 tháng tuổi nên đôi khi phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Vì thấy chị xin nghỉ việc nhiều nên Giám đốc công ty đã đưa ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị đã làm đơn khiếu nại. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây với mỗi công dân?

    A. Là cơ sở để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

    B. Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình

    C. Là cơ sở để nông dân kiến nghị với cấp trên

    D. Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình

    Câu 8: Các anh N, X, G cùng làm việc tại một công trường. Mặc dù bị bà Y ép giá, anh G vẫn kí hợp đồng thuê nhà bỏ không của bà Y trong thời hạn hai năm là nơi ở. Tại đây anh G bí mật kinh doanh thể thao qua mạng và đồng thời nhận cá độ của nhiều người với tổng số tiền là một tỷ đồng. Nghe anh G tư vấn, anh N lấy lý do phải chữa bệnh để vay 150 triệu đồng của anh X và dùng số tiền này cá độ bóng đá và bị thua. Liên tục bị anh N tránh mặt với mục đích trốn nợ, anh X đã tạt sơn làm bẩn tường nhà anh N. Trong khi đó do quá hạn 3 tháng và không nhận được tiền cho thuê nhà cũng không liên lạc được với anh G, bà Y đã làm đơn tố cáo. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

    A. Anh N và anh X

    B. Anh N và anh G

    C. Anh G, anh N và anh X

    D. Anh G, anh X và bà Y

    Câu 9: Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện:

    A. Vai trò của pháp luật

    B. Đặc trưng của pháp luật

    C. Bản chất của pháp luật

    D. Nội dung của pháp luật

    Câu 10: Khẳng định nào dưới đây nào không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?

    A. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức

    B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức

    C. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước

    D. Quy phạm pháp luật thể hiện quan niệm về đạo đức

    Câu 11: Hình phạt trong pháp luật hình sự của đức đã thể hiện "hậu quả pháp lý" nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng?

    A. Tính ý chí

    B. Tính chủ quan, quy phạm phổ biến

    C. Tính quyền lực, bắt buộc chung

    D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

    Câu 12: Việc xây dựng tủ sách pháp thuật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

    A. Sửa đổi pháp luật

    B. Ban hành pháp luật

    C. Phổ biến pháp luật

    D. Thực hiện pháp luật

    Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?

    A. Bạn N vì thiếu tiền chơi điện tử nên đã lấy điện thoại của chị gái đi cầm đồ

    B. Bạn A không sử dụng máy tính của bạn K khi không được K cho phép

    C. Bạn M mượn xe đạp của bạn C và giữ gìn xe rất cẩn thận

    D. Em H không hỏi trước mà tự ý sử dụng điện thoại của bạn bè cùng lớp

    Câu 14: So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh?

    A. Bằng nhau

    B. Rộng hơn

    C. Hẹp hơn

    D. Như nhau

    Câu 15: Công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

    A. Thi hành pháp luật

    B. Tuân thủ pháp luật

    C. Áp dụng pháp luật

    D. Sử dụng pháp thuật

    Câu 16: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

    A. Thi hành pháp luật

    B. Tuân thủ pháp luật

    C. Áp dụng pháp luật

    D. Sử dụng pháp thuật

    Câu 17: Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo các quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây?

    A. Cộng đồng

    B. Nhà nước

    C. Xã hội

    D. Tổ chức

    Câu 18: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?

    A. Anh K lấy trộm đèn của chị M khi chị không cảnh giác

    B. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu

    C. Anh M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp

    D. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản

    Câu 19: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật?

    A. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm

    B. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật

    C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội

    D. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định pháp luật

    Câu 20: Xưởng chế biến thực phẩm của chị L thường xuyên xả chất thải chưa xử lý ra dòng sông cạnh xưởng. Hành vi này đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

    A. Thi hành pháp luật

    B. Tuân thủ pháp luật

    C. Áp dụng pháp luật

    D. Sử dụng pháp thuật

    Câu 21: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi lào dưới đây của các cá nhân và tổ chức?

    A. Đúng đắn

    B. Chính đáng

    C. Phù hợp

    D. Hợp pháp

    Câu 22: Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

    A. Thi hành pháp luật

    B. Tuân thủ pháp luật

    C. Áp dụng pháp luật

    D. Sử dụng pháp thuật

    Câu 23: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (có đội mũ bảo hiểm) được xem là:

    A. Vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý

    B. Không vi phạm pháp luật về thực hiện quyền tự do đi lại

    C. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định

    D. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

    Câu 24: Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam đã được áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ:

    A. Thực tiễn đời sống xã hội

    B. Mục đích bảo vệ tổ quốc

    C. Kinh nghiệm của các nước trên biển Đông

    D. Lợi ích của cán bộ, chiến sĩ hải quân

    Câu 25: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

    A. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện

    B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

    C. Hành vi do người trên 16 đến 18 tuổi thực hiện

    D. Hành vi cho người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện

    Câu 26: Vi phạm hành chính nhà những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước do

    A. Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện

    B. Tổ chức chính trị thực hiện

    C. Tổ chức kinh tế thực hiện

    D. Cá nhân thực hiện

    Câu 27: Pháp luật có đặc điểm:

    A. Vì sự phát triển của xã hội

    B. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội

    C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, mang tính quyền lực bắt buộc chung, có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

    D. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội

    Câu 28: Dấu hiệu nào dưới đấy không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

    A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện

    B. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

    C. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

    D. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật

    Câu 29: Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt là khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật" là thể hiện mối quan hệ giữa

    A. Pháp luật với xã hội

    B. Pháp luật với đạo đức

    C. Pháp luật với chính trị

    D. Gia đình và xã hội

    Câu 30: Hành vi trái pháp luật nào sau đây là hành vi thể hiện bằng không hành động?

    A. Đánh người gây thương tích

    B. Trộm cắp tài sản

    C. Buôn lậu thuốc lá

    D. Lái xe không chở người bị thương nặng đi cấp cứu khi được đề nghị chở đến bệnh viện

    Câu 31: Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ "Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, đạo đức" là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với:

    A. Đạo đức

    B. Kinh tế

    C. Văn hóa

    D. Chính trị

    Câu 32: Để xử lý người có hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích của giai cấp cầm quyền nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cương chế. Khẳng định này là nội dung nào dưới đây của pháp luật?

    A. Chức năng của pháp luật

    B. Đặc trưng của pháp luật

    C. Bản chất của pháp luật

    D. Vai trò của pháp luật

    Câu 33: Anh S và anh T lợi dụng đêm tối để và sự mất cảnh giác của bảo vệ để đột nhập phòng kho đựng cổ phần của bảo tàng để lấy cắp 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của anh S và anh T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

    A. Thi hành pháp luật

    B. Tuân thủ pháp luật

    C. Áp dụng pháp luật

    D. Sử dụng pháp thuật

    Câu 34: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp không được trái với hiến pháp vì hiến pháp là:

    A. Văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức

    B. Văn bản pháp lý mang tính quy phạm phổ biến

    C. Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất

    D. Văn bản pháp luật do nhà nước ban hành

    Câu 35: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với?

    A. Nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện

    B. Ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội

    C. Nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội

    D. Ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện

    Câu 36: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành?

    A. Một quy phạm pháp luật

    B. Nhiều quy định pháp luật

    C. Nhiều quy phạm pháp luật

    D. Một số quy định pháp luật

    Câu 37: Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định làm phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện

    A. Các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của công dân

    B. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân

    C. Các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của công dân

    D. Các quyền và trách nhiệm cụ thể của công dân

    Câu 38: Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

    A. Thi hành pháp luật

    B. Tuân thủ pháp luật

    C. Áp dụng pháp luật

    D. Sử dụng pháp thuật

    Câu 39: Anh A sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy. Công an xã xử phạt luật hành chính với anh A. Việc làm của công an xã là biểu hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

    A. Thi hành pháp luật

    B. Tuân thủ pháp luật

    C. Áp dụng pháp luật

    D. Sử dụng pháp thuật

    Câu 40: Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

    A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

    B. Tính quyền lực, bắt buộc chung

    C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung

    D. Tính quy phạm phổ biến
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...