Đề kiểm tra: Đọc hiểu đoạn thơ Tre xanh Xanh tự bao giờ? – Tre Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 16 Tháng một 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Tre xanh

    Xanh tự bao giờ?

    Chuyện ngày xưa.. đã có bờ tre xanh

    **

    Thân gầy guộc, lá mong manh

    Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

    Ở đâu tre cũng xanh tươi

    Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

    **

    Có gì đâu, có gì đâu

    Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

    Rễ siêng không ngại đất nghèo

    Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

    Vươn mình trong gió tre đu

    Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

    Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

    Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm..

    (Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

    Câu hỏi

    (Đề kiểm tra: Đọc hiểu, phần tác phẩm văn học, môn Ngữ Văn)

    Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn thơ.

    Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ láy trong câu

    Thân gầy guộc, lá mong manh

    Mà sao nên lũy nên thành tre ơi "?

    Câu 4. Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng Tre xanh/ Xanh tự bao giờ có tác dụng gì?

    Câu 5: Theo em tác giả diễn tả điều gì trong những câu thơ:

    Vươn mình trong gió tre đu

    Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"?

    Câu 6: Em hãy nhận xét cách tác giả sử dụng hình ảnh, từ ngữ trong đoạn thơ trên.

    Câu 7: Trình bày ngắn gọn hiệu quả biểu đạt của phép tu từ trong 4 câu thơ sau:

    Thân gầy guộc, lá mong manh

    Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

    Ở đâu tre cũng xanh tươi

    Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

    Câu 8 . Theo em, hình ảnh cây tre trong đoạn thơ đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam ta?

    Câu 9. Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.


    Trả lời

    (Đề kiểm tra: Đọc hiểu, phần tác phẩm văn học, môn Ngữ Văn)


    Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn thơ.

    - Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát biến thể.

    - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.

    Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

    - Tác giả ca ngợi những phẩm chất cao quý của cây tre, tiêu biểu cho đức tính của con người Việt Nam.


    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ láy trong câu "thân gầy guộc, lá mong manh / Mà sao nên lũy nên thành tre ơi"?

    - Từ láy: Gầy guộc, mong manh.

    – Tác dụng: Miêu tả đặc điểm của cây tre mộc mạc có dáng gầy guộc, mong manh, nhưng lại luôn đoàn kết, đùm bọc, đứng thẳng trước bão tố. Từ đó làm nổi bật lên sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của loài cây này.

    Câu 4. Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng Tre xanh/ Xanh tự bao giờ có tác dụng gì?

    Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng nhằm nhấn mạnh màu xanh của tre Việt Nam đã có từ xa xưa và tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.

    Câu 5: Theo em tác giả diễn tả điều gì trong những câu thơ:

    Vươn mình trong gió tre đu

    Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành "?

    - Những câu thơ thể hiện:

    + Dù kham khổ, vất vả, khó khăn, mệt nhọc nhưng tre vẫn luôn lạc quan, kiên cường vươn lên, không gục ngã trước nghịch cảnh, vẫn lạc quan, yêu đời. Phép tu từ từ vựng nhân hóa" đu, vươn mình, ru"đã làm nổi bật phẩm chất của tre.

    +Phẩm chất của tre ẩn dụ cho phẩn chất của người Việt Nam: Dù khó khăn, vất vả, gian nan nhưng chúng ta vẫn kiên cường, bền lòng, mạnh mẽ, bản lĩnh; vẫn vui vẻ yêu đời.


    Câu 6: Em hãy nhận xét cách tác giả sử dụng hình ảnh, từ ngữ trong đoạn thơ trên.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...