Đề kiểm tra: Đọc hiểu câu chuyện Người ăn xin - Một người ăn xin đã già, đôi mắt ông

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 13 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề bài: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

    Người Ăn Xin


    Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ khoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi

    Tái nhạt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

    Tôi lục hết túi kia, không có lấy một đòng xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chạt bàn tay run rẩy của ông:

    - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

    Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

    - Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

    Khi ấy tôi chợi hiểu ra: Cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

    ( Người ăn xin, Tuốc- ghê- nhép)

    [​IMG]

    Câu hỏi:

    (Đề kiểm tra phần đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn: Câu chuyện Người ăn xin - - Dàn ý nghị luận về cho và nhận


    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    Câu 2: Khái quát nội dung chính của văn bản trên

    Câu 3. Cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao em biết? Qua đó, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?

    Câu 4. Hình ảnh ông lão ăn xin hiện lên như thế nào?

    Câu 5. Tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

    Câu 6: Chỉ ra sự giống và khác nhau về ý nghĩa của hai từ gạch chân trong câu: Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

    Câu 7: Chọn một trong ba câu hỏi dưới đây để trả lời:

    A. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

    B. Trong câu chuyện trên, ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé?

    c . Vì sao cậu bé lại nghĩ "cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông"?

    Câu 8: Đọc văn bản trên, em rút ra được những bài học gì?

    Câu 9. Từ câu chuyện trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về một bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện trên.

    Trả lời:

    (Đề kiểm tra phần đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn: Câu chuyện Người ăn xin - - Dàn ý nghị luận về cho và nhận

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.


    Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.

    Câu 2: Khái quát nội dung chính của văn bản trên

    - Qua câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa một cậu bé nhân hậu và một ông lão ăn xin vô cùng đáng thương, tác giả ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.  

    Câu 3. Cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao em biết? Qua đó, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?

    - Hai nhân vật đều tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự.

    - Vì cả hai đều có thái độ tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp với người đối thoại cùng mình.

    - Bài học: Trong giao tiếp chúng ta cần biết tôn trọng, tế nhị, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Có thể khác nhau về tuổi tác nhưng đều cần biết yêu thương, sự cảm thông, trân trọng nhau.

    Câu 4. Hình ảnh ông lão ăn xin hiện lên như thế nào?

    - Ông hiện lên vô cùng nghèo khổ, đói meo, đáng thương, thể hiện qua các chi tiết: Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ hoe, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.

    Câu 5. Tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

    - Cậu bé rất lễ phép, tôn trọng ông lão ăn xin; đồng cảm, xót thương chân thành với cảnh ngộ ăn xin của ông, muốn giúp đỡ ông.

    - Thể hiện qua hành động và lời nói của cậu bé:

    +Hành động: Cậu lục tìm hết túi nọ đến túi kia, rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nhưng trên người chẳng có tài sản gì đành phải nắm chặt lấy tay ông lão.

    +Lời nói: "Xin ông lão đừng giận cháu".

    Câu 6: Chỉ ra sự giống và khác nhau về ý nghĩa của hai từ gạch chân trong câu: Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

    - Giống nhau: Đều chỉ trạng thái cảm xúc, xúc động chân thành, đồng cảm, thấu hiểu của hai nhân vật dành cho nhau.

    - Khác nhau:

    + Bàn tay cậu bé run run: Thể hiện trạng thái cảm thương, yêu quý nhưng bối rối, buồn và cảm thấy có lỗi vì không giúp gì được ông lão.

    + Bàn tay ông lão run rẩy: Chỉ hai trạng thái vừa là của tuổi già, sức yếu vừa xúc cảm động, hạnh phúc động trước tấm lòng nhân hậu của cậu bé.

    Câu 7: Chọn một trong ba câu hỏi dưới đây để trả lời:

    A. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

    - Cậu bé đã nhận được sự thấu hiểu và lời cảm ơn chân thành của ông.

    - Cậu nhận được bài học sâu sắc qua lời nói của ông lão ăn xin: Sự đồng cảm, tình người chân thành, lòng nhân hậu còn có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

    B) Trong câu chuyện trên, ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé?

    Ông lão đã nhận được sự thấu hiểu, đồng cảm chân thành và kính trọng từ cậu bé.

    c . Vì sao cậu bé lại nghĩ "cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông"?

    Vì:

    - Cách cậu đối xử với ông lão (cố gắng lục tìm quà tặng, cùng cái nắm tay rất chặt của cậu và câu nói "Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.") : Chứng tỏ ông lão đã nhận được sự thấu hiểu, đồng cảm chân thành và kính trọng từ cậu bé.

    - Đáp lại, nụ cười và câu nói của ông lão "Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi" chứng tỏ cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn và nhất là sự đồng cảm, hiểu tấm lòng chân thành của ông.

    Câu 8: Đọc văn bản trên, em rút ra được những bài học gì?

    - Cần biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác.

    - Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

    - Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

    - Cần ứng xử lịch sự; hiểu, tôn trọng đối phương khi giao tiếp.

    Câu 9. Từ câu chuyện trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về một bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện trên.

    Định hướng: Cầu viết thành đoạn văn hoàn chỉnh có đủ mở - thân – kết đoạn

    Cần đảm bảo đủ các ý chính sau:

    - Giới thiệu câu chuyện. Tóm lược những bài học, ý nghĩa câu chuyện: Bài học về tình yêu thương; về sự đồng cảm, về thái độ cho và nhận trong cuộc sống.

    - Chọn một bài học tâm đắc nhất.

    - Giải thích (ví dụ chọn bài học về cho và nhận)

    "Cho" : Nghĩa là cho đi, trao đi vật chất, tinh thần, những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không cần đổi lấy thứ gì.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    >>>
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...