Đề bài: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: "Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn Em yêu mơ ước đủ màulờ vàng ươm ** Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua ** Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về ** Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên ** Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân." (Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm). Câu hỏi Câu 1. Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ trên? Câu 3. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương hiện ra thế nào? Được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? Câu 4. Tìm 4 từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 5. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ nói về cảnh đẹp đặc trưng của quê hương? Những hình ảnh đó gợi lên trong em tâm trạng, cảm xúc gì? Câu 6. Những dòng thơ sau gợi cho em có cảm nhận gì? Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Câu 7. Chỉ ra và nêu tác dụng của ít nhất 2 biện pháp tu từ nổi bật trong 8 dòng thơ đầu "Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm ** Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Câu9. Em hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Câu 10. Đoạn thơ giúp em hiểu được tình cảm gì của nhân vật trữ tình" em "? Câu 10 Hai câu. Kết của bài: " Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân "gợi em những suy nghĩ gì? Câu 11. Đoạn thơ đánh thức trong em ý thức trách nhiệm gì với quê hương của mình? Câu 12. Từ nội dung đọc hiểu, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương trong cuộc sống con người Trả lời (Đề kiểm tra môn ngữ văn, phần đọc hiểu văn bản văn học - bài thơ: Yêu lắm quê hương - Em yêu từng sợi nắng cong) Câu 1. Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích - Thể thơ lục bát - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ trên? Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào của nhân vật" em' với cảnh vật, thiên nhiên bình dị, thân thương của thôn quê. Đây cũng là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Câu 3. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương hiện ra thế nào? Được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? - Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan: +thị giác: Dòng sông con đò, chao liệng cánh cò, khói bếp, Cánh đồng mùa gặt.. + xúc giác: Mồ hôi cha mẹ mặn mà. + thính giác: Gió sông rười rượi, chon von lá hát Câu 4. Tìm 4 từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. - Các từ láy: Lượn lờ, vương vương, mặn mà, đong đưa, lốm đốm, chon von, rười rượi. Câu 5. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ nói về cảnh đẹp đặc trưng của quê hương? Những hình ảnh đó gợi lên trong em tâm trạng, cảm xúc gì? - Những hình ảnh đặc trưng thể hiện cảnh đẹp quê hương: Nắng, dòng sông con đò, chao liệng cánh cò, cánh đồng mùa gặt, khói bếp vấn vương, cầu vồng ẩn hiện, câu hát ơi à, mồ hôi cha mẹ, cánh võng đong đưa, cánh diều no gió, đàn trâu thong thả, trăng lên lốm đốm, gió sông rười rượi, hoa màu. - Những hình ảnh này gợi lên cho em cảm xúc gần gũi, bình yên, nhẹ nhàng; cảm xúc yêu vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của quê hương. Yêu gia đình, biết ơn sự vất vả, hi sinh thầm lặng của cha mẹ vì các con. Câu 6. Những dòng thơ sau gợi cho em có cảm nhận gì? Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên - Làng quê Việt Nam hiện lên rất thân thuộc, giản dị, gần gũi; con người luôn hòa hợp với thiên nhiên. - Cảnh vật hiện lên khoáng đạt, êm dịu, thanh bình. Đàn trâu thong thả đi trên đường đê; trong nền hòa tấu của dàn đồng ca gió, lá và cỏ lau; trên cao thì mặt trăng vào lốm đốm những vì sao sáng; dưới sông thì mát mười rượi. – Nhân vật trữ tình "em" có tâm hồn thật trong sáng, phong phú, giác quan nhạy bén, tinh tế. Câu 7. Chỉ ra và nêu tác dụng của ít nhất 2 biện pháp tu từ nổi bật trong 8 dòng thơ đầu - Điệp ngữ: "Yêu" "em yêu" - Ẩn dụ: Sợi nắng cong (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác). - Tác dụng: +Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ. +Tạo nhịp điệp cho lời thơ, gợi liên tưởng như một bản nhạc về làng quê bình dị. +Nhấn mạnh, làm nổi bật tình cảm yêu quý, gắn bó thiết tha của tác giả đối với cảnh vật bình dị quê hương của mình. Câu 8. Em hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa - Hai câu thơ thể hiện tình cảm của nhân vật em đối với câu hát ru à ơi thường nghe hàng ngày. Đó cũng là lời ru mà mẹ cha đã ru em thuở ấu thơ. - Thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với những công ơn dưỡng dục và chăm sóc nhọc nhằn, vất vả và hi sinh thầm lặng của cha của mẹ. Câu 9. Đoạn thơ giúp em hiểu được tình cảm gì của nhân vật trữ tình "em"? - Nhân vật "em" yêu quê hương, yêu từng cảnh vật và mọi thứ ở quê.. - Yêu gia đình, yêu cha mẹ. - Yêu những mơ ước hồn nhiên, trong trong sáng thuở bé thơ. - Yêu mọi miền đất nước mình, yêu tổ quốc. Câu 10 Hai câu. Kết của bài: "Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân" Gợi em những suy nghĩ gì? Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Câu 12. Từ đoạn trích, viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương 》》》 Đọc bài cùng chủ đề - Nghị Luận Xã Hội: Vai Trò Của Tình Yêu Quê Hương Trong Cuộc Đời Mỗi Người - Dàn Ý - Bài Làm Chi Tiết