Đề kiểm tra: Đọc hiểu bài thơ Tự sự - Dù đục dù trong con sông vẫn chảy - Dù cao dù thấp cây lá vẫn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 9 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề bài: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tự sự

    Dù đục dù trong con sông vẫn chảy

    Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh

    Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

    Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

    **

    Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

    Đất ôm ấp cho muôn hạt nảy mầm

    Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

    **

    Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

    Chắc gì ta đã nhận ra ta

    Ai trong đời cũng có thể tiến xa

    Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

    **

    Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

    Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

    (Lưu Quang Vũ)​

    Câu hỏi:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

    Câu 2. Xác định thể thơ của bài thơ trên

    Câu 3 Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Câu 4. Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản.

    Dù đục dù trong con sông vẫn chảy

    Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh

    Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

    Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

    **

    Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

    Đất ôm ấp cho muôn hạt nảy mầm

    Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

    Câu 5. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

    a. "Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

    Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"


    B. Em hiểu gì về hai câu thơ:

    Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

    Câu 6. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng:

    "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

    Chắc gì ta đã nhận ra ta!"


    Câu 7. Anh/chị có đồng tình với lời khẳng định dưới đây của tác giả không? Vì sao?

    Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

    Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

    - Em đồng tình với lời khẳng định của tác giả.

    Câu 8. Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối của bài thơ (trình bày trong khoảng 8 – 10 câu)

    Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

    Chắc gì ta đã nhận ra ta

    Ai trong đời cũng có thể tiến xa

    Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

    **

    Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

    Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

    Câu 9. Những thông điệp được gợi ra từ văn bản? Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em? Tại sao?

    Câu 10. Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề nghị luận gợi ra từ 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

    "Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?"


    Trả lời:

    (Bộ đề đọc hiểu phần văn bản văn học, môn ngữ văn)

    Câu 1.
    Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

    Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Nghị luận.

    Câu 2. Xác định thể thơ của bài thơ trên

    - Thể thơ tự do.

    Câu 3. Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Qua những suy ngẫm về cuộc sống, tác giả đưa ra quan niệm ai cũng có thể có được hạnh phúc và chính họ sẽ có thể tạo nên hạnh phúc đó cho mình

    u 4. Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản.

    Câu 5.

    a. "Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

    Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"


    - "Đất" theo nghĩa đen là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho muôn hạt nảy mầm. Đất không phải của riêng cho một hạt mầm nào.

    - "Đất" : Theo nghĩa ẩn dụ: Chỉ cuộc sống trên cõi đời, chỉ cơ hội của con người.

    - >Ý nghĩa: Như cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta. Cũng như cơ hội, hạnh phúc luôn ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải chủ động, tích cực, phải nỗ lực vươn lên giống như "Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

    B. Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

    - Cuộc sống luôn tồn tại nhiều cung bậc cảm xúc, hoàn cảnh, tình huống đối lập nhau. Như hạnh phúc và khổ đau; niềm vui, nụ cười và buồn phiền ; thành công và thất bại ; cơ hội và thách thức, khó khăn..

    - Mỗi khi gặp phải khổ đau, buồn phiền, thát bại, khó khăn, chúng ta thường ca thán, than trách số phận, thường đổ lỗi cho hoàn cảnh (chê cuộc đời méo mó).

    - Những lúc như vậy thay vì ca thán, trách cứ số phận ta hãy làm thay đổi hoàn cảnh bằng chính tâm hồn đẹp, suy nghĩ tích cực, nghị lực, sự nỗ lực, quyết tâm của ta (tròn ngay tự trong tâm).

    Câu 6. Có thể hiểu:

    - Đường đời đều trơn láng: Chỉ cuộc sống yên ổi, thuận lợi, may mắn, suôn sẻ, không có khó khăn, giông tố, thất bại.

    - Ta đã nhận ra ta: Chính ta hiểu được bản thân mình, nhận ra được các giá trị của bản thân, ta biết phát huy được năng lực, khả năng, sở trường cũng như các phẩm chất tự chủ, quyết tâm, nghị lực vượt lên thử thách của mình.

    => Ý cả câu: Nếu trong cuộc đời, nếu con người gặp nhiều thuận lợi, suôn sẻ, không hề gặp bất cứ khó khăn, thử thách nào thì con người sẽ không có cơ hội để trải nghiệm nên không khám phá hết năng lực, khả năng và giá trị của bản thân; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Như vậy, con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

    Câu 7. Lời của tác giả:

    Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

    Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

    - Em đồng tình với lời khẳng định của tác giả.

    - Vì:

    +Cũng như bầu trời, hạnh phúc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi, luôn hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta.

    + Hạnh phúc không thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân nào, bất kì ai cũng có thể có được hạnh phúc.

    +Bởi vậy, tác giả đưa ra quan niệm về hạnh phúc: Ai cũng có thể có được hạnh phúc và hạnh phúc là do chính mình tạo nên.

    Câu 8. Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối của bài thơ (trình bày trong khoảng 8 – 10 câu)

    Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

    Chắc gì ta đã nhận ra ta

    Ai trong đời cũng có thể tiến xa

    Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

    **

    Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

    Đâu chỉ dành cho một riêng ai.


    Định hướng:

    - Viết thành đoạn văn đảm bảo bố cục 3 phần mở - thân – kết đoạn

    - Cần đảm bảo các ý chính sau:

    +Giới thiệu bài thơ, khái quát nội dung 2 khổ cuối (khổ 3, 4)

    +Cảm nhận về khổ 3:

    Nếu cuộc đời con người chỉ thuận lợi, suôn sẻ, không hề gặp bất cứ khó khăn, thử thách nào thì con người sẽ không có cơ hội để trải nghiệm, khám phá hết năng lực và giá trị của bản thân. Nên chắc gì đã hiểu rõ chính mình, chắc gì "ta đã nhận ra ta".

    Ai trong đời cũng có cơ hội, khả năng tiến xa, thành công, thành đạt. Miễn là luôn biết quyết tâm, chủ động, tự tin, lạc quan, nỗ lực, không cúi đầu trước thất bại, biết đứng dậy sau thất bại. Đứng dậy sau những

    Thất bại, vấp ngã là điều ta nên làm thay vì chán chường, thất vọng rồi gục ngã. Những gì bạn gieo ngày hôm nay sẽ là thành quả bạn gặt hái được ngày mai.

    Đây là lời khuyên, trải nghiệm, nhận định sâu sắc cho mỗi người.

    +Cảm nhận về khổ 4:

    Tác giả đưa ra quan niệm về hạnh phúc: Ai cũng có thể có được hạnh phúc và hạnh phúc là do chính mình tạo nên. Cũng như bầu trời, hạnh phúc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi, luôn hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta, không thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân nào; ai cũng có thể có hạnh phúc nếu như biết nắm bắt cơ hội, nếu ta biết vươn lên, kiên cường trong giông tố, khó khăn, thử thách.

    - Đoạn thơ ngắn nhưng hàm súc, thể hiện những triết lí sống thật sâu sắc khiến chúng ta phải suy ngẫm. Đó là bài học dành cho mỗi người về cuộc sống xung quanh.

    Câu 9. Những thông điệp được gợi ra từ văn bản? Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em? Tại sao?

    Các thông điệp:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...