Đề kiểm tra: Đọc hiểu bài thơ Tổ quốc của tôi, tổ quốc của tôi - Tổ quốc gọi tên, trả lời câu hỏi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 20 Tháng một 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,903
    Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

    Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ

    Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã

    Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

    **

    Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình

    Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc

    Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước

    Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

    **

    Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

    Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

    Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc

    Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng "Việt Nam"

    **

    Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

    Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

    **

    Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

    Tôi lắng nghe

    Tổ quốc

    Gọi tên mình!

    (Tổ quốc gọi tên, Nguyễn Phan Quế Mai)​

    Câu hỏi

    Đề kiểm tra, phần Đọc hiểu tác phẩm văn học, môn Ngữ văn)


    Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào và phong cách ngôn ngữ của bài thơ là gì?

    Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản

    Câu 3. Nhận xét về giọng điệu và cách ngắt nhịp trong bài thơ

    Câu 4. Chỉ ra, nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

    Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

    Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

    Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc.

    Câu 5. Ở khổ thơ thứ 3 tác giả đã khắc họa hình ảnh kẻ lạ mặt bằng những từ ngữ nào? Hình ảnh kẻ lạ mặt gợi cho em suy nghĩ gì?

    Câu 6. Theo em điều gì đã làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người?

    Câu 7. Em hiểu gì về ý nghĩa câu thơ: Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau?

    Câu 8. Ngoài Trường Sa, Hoàng Sa, em hãy kể tên hai tên hòn đảo mà em biết.

    Câu 9. Từ Hòa bình được lặp lại hai lần và viết hoa kiểu tu từ trong bài thơ nhằm thể hiện điều gì?

    Câu 10. Theo em, tác giả đã thể hiện nguyện ước gì xuyên suốt bài thơ?

    Trả lời

    (Đề kiểm tra, phần Đọc hiểu tác phẩm văn học, môn Ngữ văn)

    Câu 1.
    Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào và phong cách ngôn ngữ của bài thơ là gì?

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm..

    - Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

    - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.

    Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản

    + Bài thơ thể hiện tình yêu, lòng tự hào về quê hương; đồng thời căm hận kẻ thù đã xâm hại, chiếm đoạt một vùng biển của tổ quốc.

    Câu 3 . Nhận xét về giọng điệu và cách ngắt nhịp trong bài thơ

    - Giọng thơ bi tráng vừa hào sảng, day dứt; lời thơ dồn dập, có lúc nghẹn ngào, có lúc trào dâng uất hận. Qua đó, bài thơ đã khơi dậy lòng yêu nước trong trái tim mỗi người Việt Nam mỗi khi nghe Tổ quốc gọi tên mình.

    Câu 4. Chỉ ra, nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

    Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

    Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

    Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc.

    - Điệp ngữ và ẩn dụ qua hình tượng "sóng" (sóng biển ẩn dụ cho sóng lòng, lòng căn hận, phẫn nộ, hờn căm kẻ thù.

    - Nhân hóa: Quặn đỏ máu, chẳng bình yên, dẫn lối

    - Tác dụng: Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; giúp hình tượng gần gũi, sống hiện lên như có linh hồn, có cảm xúc, tâm trạng như người; đồng thời nhấn mạnh nỗi đau, lòng căm hận của biển khi một phần biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm.

    Câu 5. Ở khổ thơ thứ 3 tác giả đã khắc họa hình ảnh kẻ lạ mặt bằng những từ ngữ nào? Hình ảnh kẻ lạ mặt gợi cho em suy nghĩ gì?

    - Tác giả đã khắc họa hình ảnh kẻ lạ mặt bằng những từ ngữ: kẻ lạ mặt. Rình rập, ngang nhiên chia cắt, dẫm đạp.

    => Những từ ngữ khắc họa "kẻ lạ mặt" gợi hình ảnh những xấu, vô đạo lý, ngang nhiên cướp nước, hung tàn, gian ác. Đồng thời, gợi trong lòng người đọc những căm hận, phẫn nộ, bất bình với hành động của chúng.

    Câu 6 . Theo em điều gì đã làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người?

    Bài thơ dễ đi vào lòng người vì gây ấn tượng ở cả mặt nội dung và hình thức:

    - Về nội dung:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm:

    Nghị Luận Xã Hội Về Trách Nhiệm Của Công Dân Đối Với Tổ Quốc - Dàn Ý + Đoạn Văn

    Đề Kiểm Tra: Đọc Hiểu Đoạn Thơ Con Ong Làm Mật, Yêu Hoa Con Cá Bơi, Yêu Nước - Tiếng Ru - Tố Hữu
     
    Ngg Hyy, mlnaya09, ngoc201024 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...