Đề kiểm tra đọc hiểu bài thơ: Mẹ và quả - Những mùa quả mẹ tôi hái được - Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 15 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề bài: Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Mẹ và quả

    Những mùa quả mẹ tôi hái được

    Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

    Những mùa quả lặn rồi lại mọc

    Như mặt trời, khi như mặt trăng

    **

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống

    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

    **

    Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

    Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

    Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

    **​

    Câu hỏi:

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của bài thơ?

    Câu 3. Nêu chủ đề của bài thơ?

    Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ:

    A. Những mùa quả mẹ tôi hái được

    Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

    Những mùa quả lặn rồi lại mọc

    Như mặt trời, khi như mặt trăng

    B. Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

    Câu 5. Trong nhan đề và bài thơ, chữ "quả" xuất hiện nhiều lần. Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? Hãy nêu rõ ý nghĩa biểu tượng đó là gì?

    Câu 6: Nghĩa của "trông" và từ hái ở các dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng ; Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái có nghĩa là gì?

    Câu 7. Ở 2 khổ thơ đầu, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào? Qua đó, anh/chị hiểu gì về tình cảm của nhà thơ đối với mẹ?

    Câu 8. Đọc xong bài thơ, em liên tưởng đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó.

    Câu 9. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

    Trả lời:

    Đề kiểm tra môn ngữ văn, phần đọc hiểu văn bản văn học, về bài thơ Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)


    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ

    - Phương thức biểu cảm.

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của bài thơ

    - Từ nhận thức về cuộc đời tần tảo, hi sinh thầm lặng của mẹ để vun trồng bồi đắp sự thành công, trưởng thành của con; nhà thơ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này, đồng thời lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người với mẹ.

    Câu 3. Nêu chủ đề của bài thơ

    - Chủ đề của bài thơ là sự nhận thức và cảm nhận của người con về công ơn của mẹ.

    Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ:

    A. Những mùa quả mẹ tôi hái được

    Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

    Những mùa quả lặn rồi lại mọc

    Như mặt trời, khi như mặt trăng

    - Phép điệp: Những mùa quả, mẹ.

    - So sánh: Những mùa quả lặn rồi lại mọc giống như sự chuyển động tuần hoàn tự nhiên của mặt trời với mặt trăng.

    - Ẩn dụ: Những mùa quả ẩn dụ cho sự công lao sớm hôm vun trồng, chăm sóc cây trái của mẹ.

    - Tác dụng:

    +Nhấn mạnh, làm nổi bật ý.

    + Làm tăng tính tượng hình và giá trị biểu cảm cho lời thơ.

    +Gây ấn tượng, gợi lên sự ân thầm, cần mẫn, tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

    B. Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

    + Hoán dụ: "Bàn tay mẹ" (lấy bộ phận chỉ toàn thể, nói bàn tay mỏi để nói đến sự già yếu của mẹ.

    + nói giảm nói tránh: Mỏi. Chỉ tuổi già yếu của mẹ

    + Ẩn dụ so sánh "một thứ quả non xanh" - chỉ người con, ý nói người con vẫn còn non nớt, chưa trưởng thành, chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong đợi của mẹ.

    +Dùng câu hỏi tu từ

    - Tác dụng:

    + Tăng sức gợi hình và biểu cảm cho câu thơ

    + Nhằm bộc lộ nỗi lo lắng đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành; vẫn là "một thứ quả non xanh", chưa thể thành "trái chín" mẹ mong; lo lắng khi không còn có mẹ bên cạnh bảo ban, sẻ chia, động viên; sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn của mẹ.

    + Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc của con với mẹ.

    Câu 5. Trong nhan đề và bài thơ, chữ "quả" xuất hiện nhiều lần. Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? Hãy nêu rõ ý nghĩa biểu tượng đó là gì?

    * Chữ "quả" mang ý nghĩa tả thực: Dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu "Những mùa quả mẹ tôi hái được"; "Những mùa quả lặn rồi lại mọc"

    * Chữ "quả" mang ý nghĩa biểu tượng: Dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối ( "Và chúng tôi, một thứ quả trên đời"; "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh".

    - > ý nghĩa biểu tượng: Chỉ những đứa con lớn lên bằng sự chăm sóc, tình yêu thương của mẹ.

    Câu 6: Nghĩa của "trông" và từ hái ở các dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng ; Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái có nghĩa là gì?

    - "Trông" : Thể hiện sự trông chờ, trông mong, hi vọng vào những mùa quả mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc, vun trồng.

    - hái: Nhìn thấy, nhận được sự đền đáp công sức của mẹ từ các con; đó chính là sự trưởng thành, thành công, thành đạt. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ "quả" mà mẹ mong chờ nhất.

    Câu 7. Ở 2 khổ thơ đầu, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào? Qua đó, anh/chị hiểu gì về tình cảm của nhà thơ đối với mẹ?

    - Ở khổ thơ thứ nhất, người mẹ hiện lên với hình ảnh vất vả, lam lũ, tần tảo, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vun trồng, chăm sóc cây trái nhưng mẹ vẫn lạc quan, trông mong, tin tưởng quả được mùa.

    - Khổ thơ thứ hai: Mẹ âm thầm chăm sóc, vun trồng cho những bầu, những bí, những vườn cây như chăm sóc chính những đứa con của mẹ. Bao nhiêu gian truân, nhọc nhằn, vất vả, lam lũ mẹ đều âm thầm chịu đựng. Mẹ tảo tần, giàu đức hi sinh, dành hết yêu thương, ân cần chăm sóc, nuôi nấng các con khôn lớn mỗi ngày.

    - Nhà thơ ngậm ngùi, thấu hiểu những vất vả, sự hi sinh thầm lặng của mẹ đều vì con.

    - Kính trọng, biết ơn, ngợi ca đức hi sinh, sự tảo tần của mẹ.

    Câu 8. Đọc xong bài thơ, em liên tưởng đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó.

    - Những câu ca dao cùng chủ đề:

    + Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

    + Đố ai đếm được lá rừng

    Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

    Đố ai đếm được vì sao

    Đố ai đếm được công lao mẹ già.

    +Mẹ già như chuối chín cây

    Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi

    Câu 9. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

    Định hướng: Đoạn văn cần viết đủ bố cục 3 phần mở, thân, kết đoạn

    Cần đảm bảo đủ những ý sau:

    1. Mở đoạn: Dẫn dắt, nêu vấn đề

    - Trong cuộc đời mỗi người đều phải trải qua rất nhiều mối quan hệ, trong đó có tình mẫu tử

    - Đây là tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trên đời.

    2. Thân đoạn

    * Giải thích

    - "Mẫu" là mẹ, người sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thương con, chăm sóc con khôn lớn, trưởng thành.

    - "Tử" có nghĩa là con

    - Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ.. của người mẹ dành cho con. Đáp lại những tình cảm ấy, người con luôn yêu thương, tôn kính, biết ơn hiếu thảo và dành cho mẹ những điều tốt đẹp nhất

    - Đây là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm:

    Đoạn Văn 200 Chữ Suy Nghĩ Về Tình Mẫu Tử - Dàn Ý - Văn Mẫu
     
    Hatetien, Ngọc Quìnn, ddang9 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 14 Tháng hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...