Đề kiểm tra: Đọc hiểu bài thơ Bạn đến chơi nhà - Đã bấy lâu nay bác tới nhà, trả lời câu hỏi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 14 Tháng mười hai 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Bạn đến chơi nhà

    Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

    Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

    Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

    Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

    Bác đến chơi đây, ta với ta!

    (Nguyễn Khuyến)

    [​IMG]

    Câu hỏi

    (Đề kiểm tra đọc hiểu về tác phẩm văn học, môn ngữ văn: Đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà, trả lời câu hỏi)

    Câu 1 . Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác cũng được viết theo thể thơ này mà em biết

    Câu 2. Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì?

    Câu 3. Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Câu 4. Trong bài thơ có sử dụng cụm từ "ta với ta". Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Hãy so sánh cách dùng 2 cụm từ này?

    Câu 5 . Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ

    Câu 6. Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?

    Câu 7 . Từ cảm nhận về tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà", hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình bạn đối với cuộc sống của mỗi người

    Câu 8. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Bạn Đến Chơi Nhà" của Nguyễn Khuyến

    Trả lời:

    Câu 1 . Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác cũng được viết theo thể thơ này mà em biết

    Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

    - Bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) ; Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

    Câu 2. Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì?

    - Đại từ "bác' -> dùng để trỏ người (người bạn của nhà thơ)

    Câu 3. Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả với người bạn thân đến chơi nhà.

    Câu 4. Trong bài thơ có sử dụng cụm từ" ta với ta ". Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Hãy so sánh cách dùng 2 cụm từ này?

    – Cụm từ" ta với ta "trong bài thơ làm em nhớ đến bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

    - So sánh:

    + Giống nhau: Về hình thức và cách phát âm ; hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ " ta với ta " .

    + Khác nhau: Ở bài" Bạn Đến Chơi nhà ": Chữ" ta "thứ nhất chỉ tác giả (Nguyễn Khuyến) ; chữ" ta "thứ 2 chỉ người bạn đến chơi nhà -> ý nghĩa: Chỉ tình bạn đậm đà, thắm thiết, tri âm tri kỷ, gắn bó keo sơn.

    Còn trong bài" Qua Đèo Ngang ": Cả hai chữ" ta "đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan) ; -> ý nghĩa: Chỉ có mình ta đối diện với chính ta, qua đó thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn tuyệt đối của tác giả

    Câu 5 . Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ

    - Liệt kê: Liệt kê hoàn cảnh tiếp bạn (trẻ đi vắng, chợ xa, khôn chài cá, khó đuổi gà, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa, trầu không có)

    - Chơi chữ: Qua việc dùng từ đồng âm" ta "trong cụm từ ta với ta

    - Đối lập: Giữa cái không có (không có gì để tiếp đãi) với cái có (tình bạn sâu sắc, chân thành)

    - > Tác dụng: Nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn; gây ấn tượng cho người đọc; nhằm nhấn mạnh tình bạn chân thành, thắm thiết, gắn bó keo sơn, vượt lên trên lễ nghi và vật chất tầm thường của tác giả với người bạn thân đến chơi nhà.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    >>> Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyễn
     
    vinhuptoday, moccute, Hongsam21 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...