Bài kiểm tra cuối kì I Môn: Lịch sử 12 Câu 1: Nội dung nào dưới đây nằm trong thuyết Truman nhằm thực thi nhiệm vụ ở hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ? A. Củng cố chính quyền phản động và phát triển kinh tế ở hai nước này B. Củng cố chính quyền phản động, đẩy lùi phong trào đấu tranh C. Đẩy lùi các phong trào yêu nước và phát triển kinh tế ở hai nước này D. Củng cố chính quyền phản động, phát triển công nghiệp quốc phòng Câu 2: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai? A. Pháp B. Đức C. Anh D. Mỹ Câu 3: Bảng thông điệp mà tổng thống Tơ-ru-man gửi Quốc hội Mỹ ngày 12/3/1947 được xem là khởi đầu cho: A. Chính sách chống Liên Xô, gây nên tình trạng chiến tranh lạnh B. Mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mỹ C. Các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh D. Việc tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự với Mỹ Câu 4: Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần hai là gì? A. Tạo ra nguồn của cải vật chất khổng lồ B. Khoa học-kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp D. Diễn ra xu thế toàn cầu hóa Câu 5: Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược theo hướng: A. Lấy phát triển văn hóa nhằm thu hút và phát triển du lịch B. Lấy phát triển vũ khí nhằm xây dựng sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia C. Lấy phát triển khoa học-kỹ thuật nhằm chinh phục vũ trụ D. Lấy phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia Câu 6: UNESCO là tên viết tắt của tổ chức quốc tế nào? A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương B. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp Quốc C. Diễn đàn hợp tác Á-Âu D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ Câu 7: Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hóa là? A. Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài B. Xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới C. Nhập khẩu hàng hóa với giá thấp D. Tiếp thu thành tựu to lớn của cách mạng khoa học-công nghệ Câu 8: Cho bảng số liệu: Nối các mốc thời gian cho đúng với các sự kiện lịch sử dưới đây. 1.6/1947 a. Tổ chức Hiệp ước Vácsava được thành lập 2.4/1949 b. Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập 3.5/1955 c. Kế hoạch Mácsan ra đời 4.1/1949 d. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương thành lập A. 2-c, 1-d, 3-a, 4-b B. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b C. 3-c, 1-d, 2-a, 4-b D. 4-c, 1-d, 3-a, 2-b Câu 9: Tại sao đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? A. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra B. Do Việt Nam có nhiều cao su và than là hai mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn sau chiến tranh C. Để độc chiếm thị trường Việt Nam D. Do chiến tranh kết thúc, Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh tiến hành khai thác ngay Câu 10: Tình hình thế giới sau chiến tranh đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam ra sao? A. Sự phát triển của phong trào cách mạng nhất là phong trào công nhân ở nước Nga theo con đường vô sản B. Các tổ chức chính trị lần lượt được thành lập, sự ra đời Đệ tam quốc tế lãnh đạo cách mạng thắng lợi C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới D. Đảng cộng sản ở các nước Pháp, Trung Quốc lần lượt thành lập thúc đẩy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Câu 11: Mục tiêu, chiến lược của Mỹ nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới là gì? A. Chống Liên Xô, chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới B. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới C. Bắt tay, hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa D. Can thiệp sâu vào công việc nội bộ của nhiều nước trên thế giới Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến xu thế toàn cầu hóa là A. Sự chấm dứt chiến tranh lạnh B. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ C. Sự quốc tế hóa cao của nền kinh tế thế giới D. Cuộc cách mạng công nghiệp Câu 13: Sau Chiến tranh lạnh, thế giới đang đứng trước thách thức lớn nào sau dưới đây? A. Nạn đói và dịch bệnh B. Nạn buôn bán ma túy C. Chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường D. Ô nhiễm môi trường và biến đổi của khí hậu Câu 14: Nội dung báo giới đây được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới A. Các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật-công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế D. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới Câu 15: Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm B. Mĩ vươn lên trở thành "một cực" duy nhất C. Trật tự "hai cực Ianta" tiếp tục được duy trì D. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng "đa cực" Câu 16: Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam? A. Người đã trình bày trước Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V lập trường, quan điểm về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa B. Người đã tiếp nhận được ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin và đã có công truyền bá vào nước ta C. Sau những năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài Người đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân D. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, con đường cách mạng vô sản Câu 17: Sự khác biệt cơ bản giữa "chiến tranh lạnh" với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua: A. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại B. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa 2 nước Liên Xô và mỹ C. Không xung đột trực tiếp bằng quân sự D. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng Câu 18: Ảnh hưởng của cuộc khai thác lần thứ 2 đến sự phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam như sau: A. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tầng lớp tư sản, mại bản, tư sản dân tộc B. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản C. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tư sản D. Giai cấp địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản Câu 19: Khối quân sự NATO đối đầu với khối quân sự? A. CENTO B. ANZUS C. VACSAVA D. SEATO Câu 20: Mục đích ra đời của tổ chức Vácsava? A. Các do xã hội chủ nghĩa phòng thủ trước sự đe dọa của Mỹ và NATO B. Đối đầu với NATO C. Chạy đua vũ trang với NATO D. Tăng cường lực lượng quân sự cho phe xã hội chủ nghĩa Câu 21: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh A. Chiến lược toàn cầu của Rudơven B. Thông điệp của Tổng thống Tơ-ru-man C. Đạo luật viện trợ nước ngoài được Quốc hội Mĩ thông qua D. Diễn văn của ngoại trưởng Mácsan Câu 22: Sự kiện nào dưới đây chứng minh xu thế hòa hoãn Đông-Tây đã xuất hiện A. Sự ra đời của tổ chức Nato và tổ chức hiệp ước Vácsava B. Hai nhà cấp cao của Mỹ và Liên Xô gặp gỡ tại đảo Man ta (Địa Trung Hải) C. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu D. Hai siêu cường quốc Xô-Mỹ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa A. Hoạt động và đời sống con người kém an toàn B. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc C. Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất đưa tới sự tăng trưởng cao D. Gây bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo Câu 24: Nhận xét nào dưới đây đúng với vai trò của định ước Henxiki năm 1975? A. Mở rộng quan hệ hợp tác giữa châu Âu với Mỹ và Canada B. Thỏa thuận về việc chế vũ khí chiến lược C. Tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu D. Tạo cơ sở để chấm dứt Chiến tranh lạnh Câu 25: Hệ quả cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỷ xx xuất hiện xu thế A. Kinh tế hóa B. Hợp tác hóa toàn cầu C. Toàn cầu hóa D. Thương mại hóa toàn cầu Câu 26: Cuộc khai thác lần thứ 2 thực dân pháp đã du nhập vào Việt Nam A. Quan hệ sản xuất phong kiến B. Quan hệ sản xuất của các nước thuộc địa C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa D. Quan hệ sản xuất nửa phong kiến, nửa tư sản Câu 27: Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là: A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường sức mạnh kinh tế quân sự B. Hòa bình hợp tác và phát triển C. Đối đầu giữa các nước lớn D. Cạnh tranh để tồn tại Câu 28: Trật tự thế giới "đa cực" là đặc điểm của thời kỳ lịch sử nào? A. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 B. Trước chiến tranh lạnh C. Trong chiến tranh lạnh D. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt Câu 29: Yếu tố nào trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần 2? A. Công nghệ B. Khoa học C. Kỹ thuật D. Thông tin liên lạc Câu 30: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam là: A. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ B. Tăng cường đầu tư thu lãi cao C. Vừa khai thác vừa chế biến D. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng Câu 31: Bản chất của toàn cầu hóa là A. Toàn cầu hóa về chính trị B. Toàn cầu hóa về kinh tế C. Toàn cầu hóa về văn hóa D. Toàn cầu hóa về xã hội Câu 32: Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau "Từ những năm.. của thể kỷ XX, trên thế giới diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại" A. 40 B. 80 C. 90 D. 70 Câu 33: Giai đoạn đầu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần 2 diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ xx B. Từ những năm 90 đến cuối thế kỷ xx C. Từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ xx D. Từ đầu thế kỉ xx đến những năm 40 của thế kỷ xx Câu 34: Từ những năm 70 của thế kỷ xx, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 còn được gọi là A. Cách mạng công nghiệp B. Cách mạng xanh C. Cách mạng chất xám D. Cách mạng khoa học công nghệ Câu 35: Liên Xô và Mỹ trở thành 2 thế lực đối đầu nhau dẫn đến "chiến tranh lạnh" vào thời điểm nào? A. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 B. Trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2 C. Trước chiến tranh thế giới thứ 2 D. Sau chiến tranh thế giới thứ 2