Đọc đoạn trích: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Trích: Tương tư - Nguyễn Bính Câu 1: Nêu nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên? Câu 2: Những yếu tố nào xuyên suốt tác phẩm? Câu 3: Trong câu thơ đầu "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông" có biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng. Câu 4: Cho biết tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích? Hướng dẫn làm: Câu 1: Nhân vật trữ tình ở đây "Chàng trai tương tư cô gái" Câu 2: Những yếu tố xuyên suốt tác phẩm - Ngôn từ lời ăn tiếng nói của nhân dân: "Tương tư", "giời".. - Không gian: Làng quê - Thuật ngữ dân gian: "Chín nhớ mười mong" Câu 3: - Biện pháp hoán dụ: Thôn Đoài _Thôn Đông thay chàng trai_ cô gái. - Tác dụng: + Gợi tính hình tượng, cảm xúc, hấp dẫn hơn. + Thể hiện nỗi nhớ mong, tương tư một cách ý nhị vì tình cảm được thể hiện từ một phía, chưa được đáp lại. + Cho thấy nó phù hợp với phong cách thơ của Nguyễn Bính. Câu 4: Tâm trạng nhân vật trữ tình - Nhớ mong tương tư, khắc khoải, sự chờ đợi mòn mỏi. - Nỗi niềm nhớ mong nó như quy luật của tự nhiên. Thể hiện cảm xúc mãnh liệt. - Trách cứ, hờn dỗi: Chàng trai trách cô gái cớ sao không đáp trả tình cảm, có hờn dỗi trẻ con.