Đề đọc hiểu: Tiếng Việt mến yêu - Nguyễn Phan Hách

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 30 Tháng mười 2022.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu: Tiếng Việt mến yêu

    - Nguyễn Phan Hách -

    [​IMG]

    ĐỀ 1

    Đọc đoạn trích sau:

    Năm mươi người con theo cha xuống biển

    Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

    Những người con ngồi đúc trống đồng

    Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

    Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

    Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

    Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu

    Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

    Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt

    Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền

    Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm

    Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

    Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

    Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

    Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

    Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

    Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi

    Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

    Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

    Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

    Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

    Những thanh âm tha thiết bồi hồi

    Bật ra thành tiếng Việt trên môi..

    (Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 . Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

    Câu 2 . Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

    Câu 3 . Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?

    Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

    Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

    Câu 4. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt được thể hiện trong bài thơ.

    Câu 5 . Theo em, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là gì?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.

    - Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (đây là một bài thơ giàu tình hình tượng, tính biểu cảm, ngôn ngữ, hình ảnh đậm chất nghệ thuật) ;

    - Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu cảm (thể hiện tình cảm với tiếng Việt của tác giả).

    Câu 2 . Trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

    - Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: Từ so sánh như

    - Tác dụng: Vừa tạo ấn tượng về âm thanh tiếng nước rơi nhỏ giọt, nhỏ giọt; vừa gợi lên độ mềm mại của nước (so với đất ở câu thơ dưới)

    Câu 3 . Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau:

    Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

    Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

    Là tình yêu thương của con trẻ dành cho mẹ. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, thể hiện qua tiếng gọi đầu đời.

    Câu 4. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt được thể hiện trong bài thơ:

    Nhà thơ đã gửi gắm tình yêu lớn lao với tiếng Việt trong từng dòng thơ của "Tiếng Việt mến yêu". Tình yêu ấy được thể hiện ngay từ nhan đề và trở thành cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ này. Yêu tiếng Việt, Huy Cận lắng nghe trong tiếng Việt hơi thở của sự sống, của vạn vật xung quanh. Mỗi tiếng nói cất lên như mang trong nó tất cả những gì mà ngôn ngữ biểu đạt: Trong tiếng Mẹ là tình mẫu tử, trong tiếng Yêu là tình thương, trong tiếng Nước là giọt giọt âm thanh rơi xuống, trong tiếng Đất là sự chắc nịch vĩnh hằng.. Huy Cận đã viết về tiếng nước mình bằng tất cả tình yêu, niềm tự hào vô tận.

    Câu 5. Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn nhé!

    Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đề 2: Xem tiếp bên dưới
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    ĐỀ 2

    Đọc đoạn trích sau:

    Năm mươi người con theo cha xuống biển

    Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

    Những người con ngồi đúc trống đồng

    Tiếng chim hót phổ vào giọng nói


    Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

    Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

    Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu

    Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

    Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt

    Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền

    Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm

    Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

    Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

    Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

    Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

    Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

    Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi

    Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

    Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

    Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

    Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

    Những thanh âm tha thiết bồi hồi

    Bật ra thành tiếng Việt trên môi...


    (Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Hai câu thơ: Năm mươi người con theo cha xuống biển - Năm mươi người con theo mẹ lên rừng gợi nhắc đến truyện dân gian nào mà em biết?

    Câu 2. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng sử dụng trong bài thơ là biện pháp gì? Nêu tác dụng.

    Câu 3. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích.

    Câu 4. Theo em, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có đồng nghĩa với việc không cần học hỏi, lĩnh hội ngôn ngữ nước ngoài không?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Hai câu thơ: Năm mươi người con theo cha xuống biển - Năm mươi người con theo mẹ lên rừng gợi nhắc đến truyện dân gian: Con Rồng cháu Tiên.

    Câu 2.

    - Biện pháp nghệ thuật nổi bật: Phép điệp (tiếng)

    - Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ:

    + Tạo nhịp điệu, gợi sự sinh động, tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.

    + Thể hiện sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.

    Câu 3. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích:

    Giọng điệu của bài thơ là giọng điệu ngọt ngào, tha thiết – rất phù hợp cho việc thể hiện cảm xúc: Sự trân trọng, yêu quý, niềm tự hào của tác giả dành cho tiếng Việt.

    Câu 4. Theo em, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không đồng nghĩa với việc không cần học hỏi, lĩnh hội ngôn ngữ nước ngoài.

    - Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt là giữ gìn vẻ đẹp vốn có của tiếng Việt bằng cách nói, viết đúng chuẩn, không sử dụng ngôn ngữ nước ngoài khi không cần thiết..

    - Còn học hỏi, lĩnh hội ngôn ngữ nước ngoài là để giao lưu, phát triển.

    - Hai quá trình này không loại trừ nhau. Chúng ta vừa có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, vừa học tập ngoại ngữ để mở rộng tri thức, để làm việc, giao lưu, hợp tác..
     
  4. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    ĐỀ 3


    Đọc đoạn trích sau:

    Năm mươi người con theo cha xuống biển

    Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

    Những người con ngồi đúc trống đồng

    Tiếng chim hót phổ vào giọng nói


    Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

    Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

    Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu

    Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

    Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt

    Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền

    Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm

    Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

    Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

    Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

    Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

    Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

    Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi

    Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

    Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

    Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

    Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

    Những thanh âm tha thiết bồi hồi

    Bật ra thành tiếng Việt trên môi...

    (Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Xác định đề tài của đoạn trích; kể tên 2 bài thơ khác cùng đề tài.

    Câu 2. Theo đoạn trích, nguồn gốc của tiếng Việt trong đoạn trích xuất phát từ đâu?

    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:

    Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

    Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

    Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

    Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi

    Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

    Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

    Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

    Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa


    Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Đề tài: viết về tiếng Việt, tình yêu với tiếng Việt;

    Hai bài thơ cùng viết về đề tài này: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ); Yêu tiếng Việt (Huy Cận).

    Câu 2. Theo đoạn trích, nguồn gốc của tiếng Việt bắt nguồn từ những thanh âm tha thiết của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng gọi mẹ, tiếng đất, tiếng nước, tiếng cơm, tiếng dòng sông, tiếng trời xanh, tiếng nắng, tiếng dế...

    Câu 3.

    + 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

    - Liệt kê: liệt kê các thanh âm của cuộc sống: tiếng trời xanh, tiếng nắng, tiếng dế, tiếng hổ, tiếng mây, tiếng sấm, tiếng trái tim, tiếng bếp lửa

    - Điệp ngữ: "Tiếng" được lặp lại nhiều lần đầu mỗi dòng thơ.

    + Tác dụng của phép liệt kê và phép đối:

    - Tạo ấn tượng về sự phong phú bất tận của tiếng Việt;

    - Tăng nhạc tính cho lời thơ

    Câu 4. Tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ:

    Đoạn trích đã thể hiện tình cảm yêu mến, ngợi ca, trân trọng, tự hào của tác giả đối với tiếng Việt. Đó là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng, thể hiện lòng tha thiết với ngôn ngữ mẹ đẻ, cùng là biểu hiện của lòng yêu đất nước thầm kín mà mãnh liệt. Tình cảm ấy đã thôi thúc tác giả nói riêng và mỗi chúng ta nói chung cần phải có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

     
  5. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt có nguồn gốc thật diệu kì. Nhà thơ đã mang đến cho chúng ta những cảm nhận rất riêng, rất lạ mà đầy thuyết phục về cội nguồn tiếng Việt. Để biểu đạt tình yêu với mẹ, đứa trẻ bập bẹ tiếng nói đầu đời: Mẹ, tiếng Yêu. Vậy là tình yêu đã thôi thúc đứa trẻ cất lên tiếng nói. Biết bao thân thương trong mấy tiếng đầu đời ấy! Nhà thơ đã tinh tế nhận ra và mang đến liên tưởng thú vị cho dòng thơ.

    Trong quá trình khám phá thế giới tự nhiên, chính những nhu cầu giao tiếp với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên đã khiến con người phát triển thêm tiếng nói: Tiếng Đất, tiếng Nước, tiếng Cơm, tiếng dòng sông, tiếng gió, tiếng trời xanh.. Trong sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ, mỗi tiếng nói đều bao hàm trong nó sự biểu đạt trọn vẹn đặc điểm của từng sự vật mà nó gọi tên: Đất gợi sự chắc nịch, nước gợi sự mềm mại, gió gợi cái vi vu, cơm gợi hương thơm ngọt ngào.. Chỉ cần thanh âm phát ra, cả một trường liên tưởng ùa về. Nhà thơ thật khéo kết nối thanh âm với những liên tưởng đặc điểm từng sự vật để trải trên trang thơ những điều thú vị.

    Tiếng Việt không chỉ giàu giá trị biểu đạt, tiếng Việt còn là mạch chảy không bao giờ vơi cạn: Tiếng Việt tuôn trào như thác chảy - Cứ cuồn cuộn, không bao giờ ngừng lại. Sự phong phú bất tận của tiếng Việt được tác giả ngầm so sánh với dòng Trường Giang không bao giờ vơi cạn, như hàng ngàn tinh tú trên bầu trời. Sau mỗi dòng thơ, người đọc nhận ra biết bao yêu thương, trìu mến, bao trân trọng tự hào mà nhà thơ dành cho ngôn ngữ nước nhà.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...