Đề đọc hiểu: Đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Linh, 20 Tháng năm 2022.

  1. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đề đọc hiểu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    "Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu- sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng:" Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.. ". Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ."

    (Ngữ văn 9, Tập hai)

    Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản trên?

    Câu 3:

    A. Câu văn: "Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.." là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

    B. Câu: "Thích nhiều." là câu đặc biệt hay câu rút gọn? Vì sao?

    Câu 4: Câu cuối đoạn văn: "Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ." có ý nghĩa gì?

    Gợi ý học bài

    [​IMG]

    Câu 1:

    -
    Đoạn văn trên trích trong văn bản: "Những ngôi sao xa xôi"

    - Tác giả: Lê Minh Khuê.

    Câu 2:

    -
    Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" sáng tác 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

    Câu 3:

    A. Câu văn: "Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.." là lời dẫn trực tiếp

    B. Câu: "Thích nhiều." là câu rút gọn.

    - Vì dựa vào các câu văn trước đó, có thể xác định được bộ phận có mặt là vị ngữ, bộ phận được rút gọn là chủ ngữ và có thể khôi phục được bộ phận đã rút gọn.

    Câu 4: Câu cuối đoạn văn: "Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ." có ý nghĩa:

    Nước mắt là bằng chứng của sự yếu mềm, của sự đầu hàng, sự thua cuộc. Bởi vì Nho bị thương trong lúc đang thực thi công việc, khóc khi đồng đội bị thương sẽ khiến mọi người dễ tủi thân, chán nản, mất niềm tin, mất chí khí. Họ cũng xót xa cho Nho, lo lắng cho Nho lắm chứ và Nho không khóc nhưng lại khiến tâm trạng của họ bị rối loạn và xúc động. Vậy nên, khóc bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Bởi có lẽ, công việc đầy nguy hiểm của họ không cho phép họ yếu đuối và rơi nước mắt, vì đó chẳng khác gì một sự tự nhục mạ cả. Họ đều hiểu rõ điều đó, và với sự cảm thông cho tâm trạng của nhau cũng như sự thấu hiểu của những người đồng đội, họ nhìn thấy điều đó trong mắt nhau.

    Câu văn như một lời tự nhủ của các cô gái thanh niên xung phong: Cuộc sống càng khó khăn, gian khổ và nguy hiểm thì càng cần phải bản lĩnh, cứng rắn, kiên cường. Tuy cuộc sống nơi chiến trường của họ ác liệt và phải đối mặt với cái chết nhưng sự khốc liệt của cuộc chiến đã tôi luyện họ thành những người có ý chí kiên cường. Ba cô gái hội tụ vẻ đẹp của những thanh niên xung phong dũng cảm trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những giọt nước mắt mong manh của người con gái đã bị kìm nén lại sâu bên trong bởi cái sự kiên cường, ý chí mạnh mẽ vả cứng cỏi của họ.

    Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Trường Sơn: Dũng cảm, can trường, giàu hy sinh và đầy bản lĩnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng năm 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đề đọc hiểu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

    "Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.

    Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới."


    Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn?

    Câu 3: Đoạn văn đã dùng phép liên kết nội dung và hình thức nào?

    Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong ba câu văn in đậm. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó?

    Câu 5: Đoạn trích miêu tả suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong hoàn cảnh nào? Điều gì có thể khiến cô "đàng hoàng bước tới" trong hoàn cảnh đó?

    Gợi ý học bài

    Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản: "Những ngôi sao xa xôi". Tác giả là Lê Minh Khuê.

    Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn: Khắc họa công việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong, qua đó cho thấy sự ác liệt của chiến trường và tinh thần dũng cảm của các cô gái.

    Câu 3: Đoạn văn đã dùng phép liên kết nội dung và hình thức sau:

    - Phép liên kết nội dung: Kể lại một lần phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong, qua đó cho thấy sự ác liệt của chiến trường và tinh thần dũng cảm của các cô gái.

    - Phép liên kết hình thức: Phép lặp, phép thế, phép liên tưởng.

    + Phép lặp: "Tôi" "một quả bom" "một quả" "quả bom", "Các anh ấy", "đi khom"

    + Phép thế: "Các anh ấy", "các chiến sĩ" thay cho "các anh cao xạ"

    "Chúng tôi" thay thế cho "Tôi" "Nho" và "Chị Thao"

    + Phép liên tưởng: "Ống nhòm" "ánh mắt"

    Câu 4:

    - Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc

    - Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực dữ dội và khốc liệt của chiến trường Trường Sơn và nhiệm vụ nguy hiểm của tổ trinh sát mặt đường. Từ đó thể hiện thái độ bình tĩnh, chủ động và lòng dũng cảm của các nữ chiến sỹ thanh niên xung phong.

    Câu 5:

    - Đoạn trích đã diễn tả suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong hoàn cảnh đang tập trung làm nhiệm vụ phá bom trên đồi.

    - Điều khiến cô có thể đàng hoàng mà bước tới đó là lòng tự trọng, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được trỗi dậy khi cô cảm nhận được các anh chiến sĩ đang dõi theo trông chờ mình hoàn thành nhiệm vụ
     
  4. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đề đọc hiểu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    (1) Quen rồi. (2) Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. (2) Ngày nào ít: Ba lần. (3) Tôi có nghĩ tới cái chết. (4) Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. (5) Còn cái chính: Liệu mình có nổ, bom có nổ không? (6) Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. (7) Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: Đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. (8) Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

    Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

    Câu 2: Từ "tôi" trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào, có vai trò gì trong tác phẩm?

    Câu 3: Xác định các phép liên kết chủ yếu trong đoạn trích trên..

    Câu 4: Em hiểu gì về hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật "tôi" qua tác phẩm?

    Gợi ý học bài

    Câu 1.

    -
    Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi", của Lê Minh Khuê.

    - Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra rất ác liệt.

    Câu 2.

    - Từ "tôi" trong đoạn trích chỉ Phương Định.

    - Vai trò: Là người kể chuyện, là nhân vật chính trong tác phẩm.

    Câu 3. Các phép liên kết chủ yếu:

    - Phép lặp: "bom", "tôi", "nghĩ"

    - Phép nối: "Nhưng" (câu 4) ; "Còn" (câu 5) ; "Và" (câu 8).

    - Phép thế: "Thế" (Câu 7) thế cho câu 5, 6.

    Câu 4. Hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua tác phẩm

    - Hoàn cảnh sống rất nguy hiểm: Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa vùng trọng điểm ném bom của giặc Mĩ.

    - Vẻ đẹp của Phương Định: Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có lòng dũng cảm, bản lĩnh vững vàng; lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, yêu đời, giàu mơ mộng và tình đồng chí đồng đội sâu sắc.
     
  5. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đề đọc hiểu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    "Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó."

    Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

    Câu 2 . Đoạn trích trên nằm sau sự việc nào trong truyện? Em hiểu "chúng tôi" là những ai? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích?

    Câu 3 . Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản.

    Câu 4 . Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên là những con người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Từ việc rung cảm trước vẻ đẹp của họ, hãy trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, qua đó trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay?

    Gợi ý học bài:

    Câu 1:

    - Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.

    - Tác giả: Lê Minh Khuê.

    Câu 2:

    - Đoạn trích trên nằm sau sự việc sau khi Nho bị thương, Phương Định băng bó cho Nho, chị Thao đứng ngoài, sau đó yêu cầu Phương Định hát nhưng Phương Định khong hát và chị cất tiếng hát.

    - "Chúng tôi" là: Phương Định, Nho, Thao.

    - Phẩm chất chung của họ được thể hiện trong đoạn trích:

    + Hoàn cảnh sống, chiến đấu gian khổ nhưng gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

    + Yêu thương, đoàn kết, tinh thần đồng đội.

    + Yêu đời, mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.

    Câu 3:

    - "Những ngôi sao xa xôi" là một nhan đề rất lãng mạn, thơ mộng.

    - Nhan đề "Những ngôi sao xa xôi" xuất phát từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, từ những ngôi sao trên bầu trời đêm thành phố.

    - Nhan đề là biểu tượng về ba cô gái trẻ như ba vì sao xa xôi trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn. Họ ngời sáng những phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn: Gan dạ, dũng cảm, hồn nhiên yêu đời và giàu tình yêu thương đồng chí đồng đội.

    Câu 4:

    - Thế trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt gian khổ, vất vả, đối diện hằng ngày với cái chết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, họ luôn giữ cho mình tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Vẫn giữ cho mình nét yêu đời, mộng mơ giữa chiến trường. Tình cảm đồng đội, sự đoàn kết như những người thân trong gia đình.

    - Trách nhiệm của mỗi cá nhân hôm nay

    + Học tập tốt, kết quả tốt để có tài năng, trí tuệ.

    + Rèn luyện tốt để có thể lực tốt để xây dựng đất nước
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...