Đề đọc hiểu: Đoạn trích trong tác phẩm Ánh trăng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Linh, 20 Tháng năm 2022.

  1. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đề bài 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

    "Hồi nhỏ sống với đồng

    Với sông rồi với bể

    Hồi chiến tranh ở rừng

    Vầng trăng thành tri kỷ"

    (TríchÁnh trăng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

    [​IMG]

    Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Từ đó hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ

    Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Nêu hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung của khổ thơ.

    Câu 3: Trong tác phẩm, các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng không chỉ được nhắc tới ở khổ thơ này mà còn xuất hiện lặp lại ở một khổ thơ khác, đó là khổ thơ nào. Sự lặp lại ấy có ý nghĩa gì?

    Câu 4: Lý giải vì sao mỗi khổ thơ trong tác phẩm chỉ có chữ đầu tiên được viết hoa và cả bài thơ chỉ duy nhất có một dấu chấm câu.

    Gợi ý học bài

    Câu 1:

    Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, sau 3 năm ngày đất nước thống nhất khi tác giả Nguyễn Duy đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hướng con người tới đạo lý sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ. Chủ đề bài thơ lên quan đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta tự bao đời: Đó là truyền thống, là đạo lý, là lẽ sống đầy cao đẹp: "Uống nước nhớ nguồn". Cho đến bây giờ và mãi mãi về sau, đạo lý ấy vẫn sẽ được gìn giữ và phát huy, tiếp nối bởi những thế hệ tương lai.

    Câu 2:

    - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên: Điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa

    - Hiệu quả sử dụng: Các phép tu từ trên đã gợi lên sự gắn bó giữa con người và vầng trăng từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Trăng thân thiết, đồng cảm, thấu hiểu với người trong suốt hành trình của cuộc đời.

    Câu 3:

    - Trong tác phẩm, các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng không chỉ được nhắc tới ở khổ thơ này mà còn xuất hiện ở khổ thơ thứ 5.

    "Ngửa mặt lên nhìn mặt

    Có cái gì rưng rưng

    Như là đồng là bể

    Như là sông là rừng"

    - Ýnghĩa của sự lặp lại: Các từ "đồng, sông, bể, rừng" là trường từ vựng chỉ nơi chốn, vì vậy việc lặp lại có ý nghĩa sâu sắc cho bài thơ

    + Về nghệ thuật: Sự lặp lại tạo sự đối ứng cho bài thường

    + Tạo nên ý nghĩa mới: Nếu như ở khổ thơ đầu các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng là hình ảnh thực của thiên nhiên đất nước hiền hậu, là những khoảng không gian ghi dấu ấn kỉ niệm giữa người và trăng thì ở khổ 5, các hình ảnh này còn có ý nghĩa tượng trưng cho quá khứ tươi đẹp, nghĩa tình, thiên nhiên hiện về trong tâm tưởng, những kỉ niệm từng gắn bó chan hòa giữa người và trăng chợt ùa về.

    Câu 4:

    Mỗi khổ thơ trong tác phẩm chỉ có chữ đầu tiên được viết hoa và cả bài thơ chỉ duy nhất có một dấu chấm câu để tạo sự liền mạch về hình ảnh và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ.

    Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.
     
    P.Punny, Ngọc Thiền SầuThuyTrang thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng năm 2022
  2. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đề bài 2: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

    "Trăng cứ tròn vành vạnh

    kể chi người vô tình

    ánh trăng im phăng phắc

    đủ cho ta giật mình"

    (SGK Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

    Câu 1: Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

    Câu 2: Nêu nội dung chính của khổ thơ.

    Câu 3: Qua nội dung khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?

    Gợi ý học bài:

    Câu 1:

    - Khổ thơ trên trích từ văn bản Ánh trăng của Nguyễn Duy.

    - Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

    Câu 2: Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.

    Câu 3: Thái độ sống của bản thân: Ta phải sống nghĩa tình, chung thủy và biết ơn những điều đã có ơn với ta trong quá khứ, sống với truyền thống uống nước nhớ nguồn quý báu của dân tộc
     
    P.PunnyThuyTrang thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...