Đề đọc hiểu: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống - Trả lời câu hỏi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 26 Tháng mười một 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

    Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới..

    Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai.

    (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

    Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8 bên dưới:

    (Đề bài môn Ngữ Văn, phần Đọc hiểu)

    Câu 1. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích

    Câu 2. Chi tiết nào nêu rõ nhất tâm trạng của hạt lúa thứ hai khi gieo xuống đất? Từ đó cho biết vì sao hạt lúa thứ hai "mong được ông chủ mang gieo xuống đất"?

    Câu 3. Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ nổi bật là gì? Tác dụng?

    Câu 4. Hãy đặt nhan đề phù hợp nhất

    Câu 5. Hình ảnh hai hạt lúa có ý nghĩ tượng trưng cho những kiểu người nào trong cuộc sống? Qua đó, văn bản phê phán thói xấu nào của con người?

    Câu 6 . Nêu những thông điệp được gửi gắm qua đoạn trích trên.

    Câu 7. Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).

    Câu 8 . Từ đoạn trích trên, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về sự cần thiết của lối sống cống hiến.

    Trả lời:

    Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích

    - Từ câu chuyện về hai hạt lúa với hai cách sống đối lập nhau, đoạn trích để lại suy ngẫm về sự lựa chọn cách sống của mỗi người.

    Câu 2. Chi tiết nêu rõ nhất tâm trạng của hạt lúa thứ hai khi gieo xuống đất:

    - Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

    *Giải thích: Hạt lúa thứ hai mong được ông chủ mang gieo xuống đất vì nó hiểu rằng chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới; vì nó hiểu rằng vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt thì sẽ nhận được hạnh phúc.

    Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong câu văn, tác dụng:

    - Nhân hóa: Hạt lúa biết suy nghĩ, có cảm xúc như con người, qua từ "mong, sung sướng"

    - Ẩn dụ: Suy nghĩ của hạt lúa thứ hai ẩn dụ cho lối sống tích cực của con người

    - >Tác dụng:

    +Giúp sự vật trở nên sinh động, gần gũi với con người hơn.

    +Nhằm gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    + Nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh hạt lúa có suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt, biết khao khát cống hiến cho đời.

    Câu 4. Hãy đặt nhan đề phù hợp nhất

    - Câu chuyện về hai hạt lúa

    (Hoặc: Sự lựa chọn của hạt giống thứ hai)

    Câu 5.

    * Hình ảnh hai hạt lúa có ý nghĩ tượng trưng cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

    - Hạt lúa thứ nhất: Có nghĩa biểu tượng cho người có lối sống ngại khổ, ngại khó, lười biếng, ỷ lại, tự ti

    - Hạt lúa thứ hai: Có nghĩa biểu tượng cho người chăm chỉ, cần cù, có suy nghĩ tích cực, không ngại khó ngại khổ;biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để cống hiến, làm đẹp cho đời.

    * Văn bản phê phán:

    - Phê phán cách sống an toàn, lười biếng, ỷ lại, tự ti, thụ động; luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa; hèn nhát, không dám đương đầu với khó khăn,

    Câu 6 . Nêu những thông điệp được gửi gắm qua đoạn trích trên.

    * Thông điệp được rút ra từ đoạn trích

    - Nếu cứ thu mình trong lối sống an toàn, tự ti, không dám đương đầu với khó khăn, lúc nào cũng sợ thất bại, sợ thay đổi thì kết cục sẽ chỉ là thất bại mà thôi.

    - Hãy có suy nghĩ tích cực, dũng cảm đương đầu với thử thách để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai và làm đẹp cho cuộc đời.

    Câu 7. Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).

    Gợi ý:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm:

    NXH: Bàn Về Lối Sống Cống Hiến Của Thế Hệ Trẻ Ngày Nay - Dàn Ý + Đoạn Văn 200 Chữ
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...