Đề đọc hiểu: Chuyện kể một danh tướng - Chủ đề lòng biết ơn - Vai trò của người thầy

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 6 Tháng mười hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề bài:

    Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:


    "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

    - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là..

    Người thầy giáo già hốt hoảng:

    - Thưa ngài, ngài là..

    - Thưa thầy, với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.."

    Câu hỏi:

    Câu 1. Chỉ ra phương phương thức biểu đạt chính

    Câu 2. Khái quát nội dung chính đoạn trích?

    Câu 3. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.

    Câu 4. Dấu chấm lửng trong câu văn "Thưa ngài, ngài là.. dùng để làm gì?"

    Câu 5. Nhận xét tình cảm, thái độ của danh tướng trong đoạn trích?

    Câu 6. Đoạn trích trên có mấy nhân vật, mỗi nhân vật sử dụng mấy lượt lời? Vì sao em biết nhận xét vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại?

    Câu 7. Theo em, chủ đề và ý nghĩa của đoạn trích trên là gì?

    Câu 8. Đọc đoạn trích, em rút ra những bài học nào?

    Câu 9. Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về 1 bài học sâu sắc nhất rút ra từ đoạn trích trên

    [​IMG]

    Đáp án - Bộ Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn - chủ đề Lòng biết ơn - Đối nhân xử thế - Vai trò của người thầy - tôn sư trọng đạo

    Câu 1 . Chỉ ra phương phương thức biểu đạt chính

    - Tự sự

    Câu 2. Khái quát nội dung chính đoạn trích?

    Danh tướng về thăm trường cũ và kính cẩn, lễ phép chào hỏi người thầy năm xưa.

    Câu 3 . Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này

    - Ngôi kể thứ 3

    - Dấu hiệu nhận biết (em biết vì) :

    +Đoạn trích bắt đầu bằng từ "Chuyện kể"

    +Người kể giấu mình để kể, không phải là một nhân vật trong câu chuyện nhưng có mặt khắp nơi để kể sự việc

    Câu 4 . Chấm lửng trong câu văn: - Thưa ngài, ngài là.. dùng để làm gì?

    - Thưa ngài, ngài là..

    Tác dụng:

    - Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng

    - Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ đến nỗi không nói nên lời

    Câu 5. Nhận xét tình cảm, thái độ của danh tướng trong đoạn trích?

    - Dù đã thành đạt, công thành danh toại nhưng vị danh tướng luôn lễ phép, kính trọng, nhớ ơn, biết ơn công lao dạy dỗ của thầy giáo năm xưa.

    Câu 6. Đoạn trích trên có mấy nhân vật, mỗi nhân vật sử dụng mấy lượt lời? Vì sao em biết nhận xét vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại?

    - 2 nhân vật: Danh tướng, thầy giáo cũ

    - Danh tướng: 2 lượt lời; thầy giáo cũ: 1 lượt lời

    - Vì: Mỗi lượt lời được đánh dấu bằng dấu gạch ngang, tách ra thành dòng riêng biệt

    - Xét Vai xã hội:

    +Xét theo địa vị xã hội: Danh tướng vai trên; thầy giáo vai dưới

    +Xét theo tuổi tác: Danh tướng vai dưới, thầy giáo vai trên

    Câu 7. Theo em, chủ đề và ý nghĩa của đoạn trích trên là gì?

    - Chủ đề: Lòng biết ơn, vai trò của người thầy

    - Ý nghĩa: Đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo; ca ngợi công lao và vai trò của những người thầy đối với sự giáo dục các thế hệ học trò nên người.

    Câu 8 . Đọc đoạn trích, em rút ra những bài học nào?

    5 bài học rút ra là:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Còn tiếp
     
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 2

    Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:


    "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

    - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là..

    Người thầy giáo già hốt hoảng:

    - Thưa ngài, ngài là..

    - Thưa thầy, với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.."

    Câu hỏi:

    Câu 1. Thái độ của vị danh tướng khi gặp lại thầy giáo cũ được thể hiện qua chi tiết nào?

    Câu 2. Em có nhận xét gì về cách ứng xử của hai thầy trò trong câu chuyện trên?

    Câu 3 . Thông điệp của văn bản thể hiện cho truyền thống gì của dân tộc ta? Tìm 1 câu tục ngữ, ca dao cùng chủ đề?

    Câu 4 . Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng - người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau "Một ngàn lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ". (Trình bày trong khoảng 200 chữ).

    Trả lời:

    Câu 1. Thái độ của vị danh tướng khi gặp lại thầy giáo cũ được thể hiện qua chi tiết nào?

    Thái độ của vị danh tướng khi gặp lại thầy giáo cũ được thể hiện qua chi tiết nào?

    - Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ, kính cẩn thưa:

    - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là..

    - Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.. "

    Câu 2. Em có nhận xét gì về cách ứng xử của hai thầy trò trong câu chuyện trên?

    Vị danh tướng: Ứng xử lịch sự, khiêm tốn, lễ phép

    Dù đã thành một vị danh tướng nhưng vẫn không quên ơn người thầy năm nào dạy dỗ, bảo ban. Lời nói trân trọng, lễ phép.

    Người thầy: Dù không nhớ vị danh tướng là học trò của mình nhưng ông vẫn tỏ ra lịch sự khi chào hỏi người học trò.

    Câu 3 . Thông điệp của văn bản thể hiện cho truyền thống gì của dân tộc ta? Tìm 1 câu tục ngữ, ca dao cùng chủ đề?

    - Tôn sư trọng đạo

    - Câu tục ngữ, ca dao cùng chủ đề:

    " Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy "

    " Muốn sang thì bắc cầu kiều

    Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy "

    " Không thầy đố mày làm nên "

    Câu 4 . Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng - người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau" Một ngàn lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ ". (Trình bày trong khoảng 200 chữ).

    Định hướng:

    - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Long biết ơn với thầy cô giáo cũ

    - Hình thức: Một đoạn, khoảng 200 chữ.

    - Các ý chính cần đạt:

    + Khẳng định đồng tình với quan niệm" Một ngàn lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ".

    + Giải thích vấn đề:

    Lời cảm ơn là lời nói bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người đã từng giúp mình.

    Cúi chào thầy cũ là hành động chân thành để bày tỏ tấm lòng yêu mến, luôn nhớ về người đã dìu dắt, dạy dỗ mình.

    Cả câu nói đề cao hành động thiết thực, ý nghĩa thể hiện long biết ơn đối với thầy cô từng dạy dỗ mình.

    +Bàn luận:

    Lời cảm ơn cũng cần thiết. Nhưng cần hơn, quan trọng hơn là cần thể hiện bằng hành động. Lời nói cần đi đôi với việc làm. Như thế lời cảm ơn mới có giá trị.

    Cúi đầu cảm ơn còn chứng tỏ ta lịch sự, khiêm tốn, không kiêu ngạo. Ta không vì vị thế hiện tại của bản thân mà quên mất lòng kính nể biết ơn vị thầy cũ từng dạy dỗ mình.

    Cái cúi đầu không chỉ là sự kính mến, biết ơn dành cho người có ơn với mình, người thầy đã dạy dỗ mà còn bộc lộ đây là con người biết đối nhân xử thế, trọng tình nghĩa, luôn biết ơn, nhớ ơn, biết uống nước nhớ nguồn.

    Sống mà biết cúi đầu biết ơn sẽ hun đúc nên nhân cách con người tốt đẹp, mới thực sự là người thành công.

    +Liên hệ bản thân và rút ra bài học cụ thể.

    Chúc các em học tốt!
     
    Tiên Nhi, LieuDuong, Smilies1 người nữa thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...