Đề Cương Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi kieubinh, 1 Tháng hai 2023.

  1. kieubinh

    Bài viết:
    99
    ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

    NỘI DUNG 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

    1.1. Cơ sở thực tiễn


    a. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

    1858, Đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam


    Nhân dân đứng lên đấu tranh quyết liệt → Triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng

    Từ một nước phong kiến trở thành nước thuộc địa và phong kiến

    Giai tầng mới: Công nhân, tư sản, tiểu tư sản → Xuất hiện các mâu thuẫn mới trong xã hội

    Đầu thế kỷ XX, xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

    Giai cấp công nhân: Chịu 3 tầng áp bức, đấu tranh dũng cảm nhất, gan góc

    b. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

    CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

    Làm sâu sắc thêm mâu thuẫn

    Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 Nga: Mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH; mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức

    3/1919 Quốc tế Cộng sản ra đời. Đẩy mạnh truyền đạt chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm cách mạng tháng 10 Nga ra khắp thế giới

    1.2. Cơ sở lý luận

    a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

    Chủ nghĩa yêu nước

    Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc → Bảo vệ chủ quyền quốc gia → Toàn vẹn lãnh thổ

    Yêu nước gắn liền với yêu dân, đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung, hòa hiếu với các dân tộc

    Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương người

    b. Tinh hóa văn hóa nhân loại

    Văn hóa phương Đông

    Nho giáo

    Phật giáo

    Đạo giáo

    Các trường phái khác nhau của các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại và tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại

    Văn hóa phương Tây: 30 năm hoạt động, Người chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái và cách mạng của phương Tây


    c. Chủ nghĩa Mác - Lênin Là thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

    Người đã kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hóa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng

    Đây là tiền đề quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

    Người đã vận dụng, sáng tạo, bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin


    1.3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

    a. Phẩm chất Hồ Chí Minh

    Người có ý chí, nghị lực to lớn

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán và đổi mới cách mạng

    Tầm nhìn chiến lược, bao quát, năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo tương lai chính xác

    b. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận

    Người có vốn sống thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường

    Sống, học tập, hoạt động khoảng 30 nước

    Hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân qua tài liệu, thực tiễn

    Xác định rõ bản chất, thủ đoạn CN đế quốc, thực dân

    Thấu hiểu tình cảnh người dân thuộc địa

    Hiện thực hóa tư tưởng, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận cách mạng

    Thấu hiểu về phong trào GPDT, xây dựng CNXH, xây dựng Đảng Cộng sản



    NỘI DUNG 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

    2.1. Vấn đề độc lập dân tộc

    Dân tộc là gì?

    "Dân tộc" được hiểu theo 2 nghĩa


    Dân tộc ethnic còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người. VD DT Tày, Bana.. Cộng đồng này liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, nhất là ý thức tự giác tộc người

    Dân tộc nation hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội được chỉ đạo bởi nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính tộc người ethnic của bộ phận tộc người

    Cuối TK XIX đầu TK XX trong lòng xã hội Việt Nam mâu thuẫn nào là gay gắt?

    Mâu thuẫn cơ bản nhất cần giải quyết trong lòng dân tộc VN là mâu thuẫn giữa đế quốc thực dân >< dân tộc thuộc địa


    Khát vọng lớn nhất của dân tộc thuộc địa?

    Độc lập → Thống nhất, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình

    "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đó là tất cả những gì tôi muôn, đó là tất cả những gì tôi hiểu"

    Vấn đề độc lập dân tộc bao gồm những nội dung gì?

    a. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc

    Từ quyền con người..

    "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

    "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi"

    "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"

    .. Đến quyền dân tộc

    "độc lập tự do là quyền trời cho của mỗi dân tộc"

    b. Độc lập dân tộc gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân

    "chúng ta được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập tự do cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi dân được ăn no, mặc đủ"

    c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để

    Độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng.. thì độc lập đó cũng chẳng có ý nghĩa gì

    d. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

    "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"

    "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi"

    2.2. Về cách mạng giải phóng dân tộc

    Con đường cách mạng vô sản → phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo → là sự nghiệp đoàn kết dân tộc → cần tiến hành chủ động sáng tạo → được thực hiện bằng phương pháp bạo lực

    a. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

    Rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó

    Đường lối cứu nước theo lập trường phong kiến


    Đường lối cứu nước theo lập trường nông dân

    Đường lối cứu nước theo lập trường tư sản, tiểu tư sản

    Cách mạng tư sản là không triệt để

    Cách mạng Mỹ 1775 - 1783: Tuyên ngôn độc lập 1776

    Cách mạng Pháp 1789 - 1799: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791

    Vẫn còn "tước lục công nông", "áp bức thuộc địa"

    "cách mạng không đến nơi"

    Con đường giải phóng dân tộc

    Chủ nghĩa Lênin


    Cách mạng Tháng 10 Nga 1917: "Đã chứng tỏ có khả năng lật độ nền chuyên chính của bọn bóc lột, xây dựng xã hội XHCN, một xã hội đảm bảo cho đất nước phát triển rực rỡ một cách nhanh chóng chưa từng thấy, đưa quần chúng lao động đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng phồn vinh, làm cho người lao động có một Tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới những chân trời tươi sáng.."

    "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"

    Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết

    Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

    b. Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện Việt Nam, muốn thắng lợi phải do ĐCS lãnh đạo

    Cách mạng trước hết phải có Đảng: Để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công..

    ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN: "Là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân"

    c. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng

    Truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc

    Nguyên lý cách mạng là sự nghiệp của quần chúng của VN Mác - Lênin

    "Cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người"

    Toàn dân tộc là tất cả mọi giai cấp, tầng lớp trong đó nồng cốt là liên minh giai cấp: Công nhân, nông dân

    Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân "công nông là gốc cách mạng"

    Đồng minh của cách mạng là "những học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ nhỏ.."

    d. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

    Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít tác động qua lại lẫn nhau nhưng bình đẳng, không lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau

    Tinh thần đấu tranh cách mạng quyết liệt của dân tộc thuộc địa sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng

    Công cuộc giải phóng dân tộc thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực, chủ động của dân tộc thuộc địa mà thôi

    e. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương thức bạo lực cách mạng

    Tính tất yếu của bạo lực cách mạng: Dùng bạo lực cách mạng để chống bạo lực phản cách mạng

    Hình thức bạo lực cách mạng: Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng với 2 lực lượng chính trị và quân sự, 2 hình thức đấu tranh là: Đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang



    NỘI DUNG 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

    3.1. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Cách mạng trước hết phải có "đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy"

    Nguyên lý ra đời một Đảng Cộng sản: CN Mác - Lênin, Phong trào công nhân, Phong trào yêu nước → Đảng Cộng sản Việt Nam

    3.2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh

    a. Đảng là đạo đức, là văn minh

    Đảng đạo đức

    Mục đích của Đảng là lãnh đạo giai cấp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người


    Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn của Đảng đều phải nhằm mục đích làm cho đất nước hùng cường đi lên CNXH, đưa lại quyền lợi cho nhân dân

    Đội ngũ đảng viên phải luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện suốt đời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nước

    Đảng văn minh

    Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc


    Đảng ra đời và hoạt động đều lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm trọng

    Đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử mà nhân dân và dân tộc giao phó

    Đảng cầm quyền hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật

    Mọi đảng viên đều là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và cuộc sống hằng ngày

    Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không những vì lợi ích của dân tộc mình mà còn vì lợi ích chính đáng của các quốc gia khác

    b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng

    Đảng lấy CN Mác - Lênin làm nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động

    Tập trung dân chủ

    Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

    Tự phê bình và phê bình

    Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

    Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn

    Đoàn kết, thống nhất trong Đảng

    Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân

    Đoàn kết quốc tế

    c. Xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ

    Tiêu chuẩn người cán bộ

    Phải tuyệt đối trung thành với Đảng


    Phải là người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng

    Phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng

    Phải luôn học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt

    Phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân

    Phải luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo

    Phải là người luôn phòng và chống các tiêu cực

    Công tác cán bộ

    Vai trò của cán bộ: Là gốc của mọi công việc


    Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ

    Phải chú trọng huấn luyện cán bộ thiết thực, hiệu quả

    Phải đề bạt đúng cán bộ, sử dụng đúng

    Phải kết hợp cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương

    Phải chống bệnh địa phương cục bộ

    Phải thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ cán bộ



    NỘI DUNG 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc

    4.1. Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc

    Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

    Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược lâu dài, là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng VN

    Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết

    "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta"

    "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công"

    Hồ Chí Minh kết luận: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công"

    Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

    Kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động VN, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố:

    Mục đích của Đảng Lao động VN → "Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc"

    ĐCS phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh tự giác có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp

    4.2. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    Chủ thể của khối đại đoàn kết là toàn thể nhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước

    Xây dựng khối đại đoàn kết, phải:

    Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân

    Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc

    Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    Lực lượng nền tảng: Công nhân, nông dân, trí thức

    Yếu tố "hạt nhân" : Đoàn kết, thống nhất trong Đảng

    4.3. Điều kiện để xây dựng khối đoàn đoàn kết toàn dân tộc

    Kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc

    Truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc

    Trở thành giá trị vững bền, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người VN

    Khoan dung, độ lượng với con người

    Trong mỗi cá nhân đều có ưu điểm, khuyết điểm, vì lợi ích cách mạng phải khoan dung độ lượng với mọi người

    Đối với những người lầm đường, lạc lối, phải lấy tình thân ái cảm hóa họ

    Có niềm tin vào nhân dân

    Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống của dân tộc

    Nguyên tắc này vừa là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý Macxit: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng

    Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sức mạnh vô tận của khối đại đoàn kết

    4.4. Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân tộc thống nhất

    Mặt trận dân tộc thống nhất

    Đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp

    Từng thời kỳ, từng nhiệm vụ mà mặt trận dân tộc thống nhất có tên gọi khác nhau

    Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

    Phải xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

    Phải xuất phát từ mục tiêu vì nước vì dân

    Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ

    Phải đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

    4.5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    Làm tốt công tác vận động quần chúng

    Cán bộ, đảng viên

    Giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ, vận động quần chúng

    Giúp dân hiểu về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ

    Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng

    Tổ chức phù hợp với từng giai cấp, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, vùng miền → Tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, vận động, tập hợp nhân dân tham gia cách mạng, đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích của mình

    Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất


    Mặt trận dân tộc thống nhất

    Khối đại đoàn kết dân tộc
     
    LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...