Đề Cương Tự Luận Triết Học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hoàng Thương Ngạn, 7 Tháng bảy 2022.

  1. Hoàng Thương Ngạn Chiếc sinh viên bất ổn

    Bài viết:
    15
    CÂU TRẢ LỜI TRIẾT HỌC

    1. Anh (chị) hay cho biết chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính thứ nhất của thế giới là gì? Chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới hình thức cơ bản nào? Hãy kể tên.

    · Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất - vật chất là tính thứ nhất, quyết định ý thức.

    · Chủ nghĩa duy vật để được hình thành và phát triển vói ba hình thức cơ bản là:

    O Chủ nghĩa duy vật chất phác.

    O Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

    O Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

    2. Anh chị hãy cho biết chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tính thứ nhất của thế giới là gì? Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện dưới hình thức cơ bản nào? Hãy kể tên.

    · Chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, quyết định vật chất.

    · Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản:

    O Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

    O Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

    3. Anh (chị) hãy cho biết thế giới quan, phương pháp luận là gì?

    · Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng vai trò định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân để từ đó xác định lý tưởng, hệ giá lối sống, nếp sống của mình.

    · Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ; trong đó, phuơng pháp luận triết học là phương pháp luận chung nhất.

    Ø Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Là sự kế thừa, phát triển tinh hoa chủu nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

    Ø Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin vừa lả điều kiện tiên quyết đế nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa là điều kiện tiên quyết để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra.

    4. Phân biệt sự khác nhau cơ bản của triết học và triết lý. Cho ví dụ minh họa?

    - Triết lý: Là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là đúng (nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích - Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một Cá nhân hay một Cộng đồng.

    - Triết học: Là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

    Ví dụ

    - Triết lý: Cùng một tình huống mỗi người, mỗi nhóm lại có những quan điểm khác nhau. Chẳng hạn, những năm gần đây cứ mỗi kì thi tốt nghiệp cấp 3 các gia đình và học sinh luôn đau đầu về việc định hướng tương lai cho con em mình sau này. Cha mẹ thì cho rằng học tập là con đường tốt nhất để con cái đạt được thành công, nhưng với các bạn trẻ ngày nay thì lại cho rằng không chỉ có mỗi học đại học mới có thể dẫn đến thành công mà còn rất nhiều hướng đi khác như đi học nghề hoặc các công việc khác..

    - Triết học: Trong triết học có 2 phép biện chứng đó là phép biện chứng duy tâm – coi trọng ý thức hơn vật chất, phép biện chứng duy vật – coi trọng vật chất hơn ý thức.

    5. Anh chị hay cho biết triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề nào? Vị trí của vấn đề đó trong sự phân định các trường phái triết học trong lịch sử?

    - Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.

    - Vấn đề cơ bản của triết học là

    + VC & YT cái nào có trước cái nào có sau.

    +Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

    - Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học

    6. Anh chị hãy nêu định nghĩa vật chất của Lênin. Từ đó rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu định nghĩa.

    - Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".

    - Định nghĩa vật chất của Lênin có hai ý nghĩa quan trọng sau:

    · Thứ nhất bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.

    · Thứ hai khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội, về lịch sử

    7. Anh chị hãy phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong hoạt động thực tiễn.

    - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người. Phân tích mối quan hệ ta thấy:

    +Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

    Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.

    Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.

    +Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

    Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.

    Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường.. và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.

    Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.

    - Ý nghĩa phương pháp luận

    – Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động

    Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật

    Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công.

    Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất

    – Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.

    Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.

    Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.

    8. Phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể theo quan điểm duy vật biện chứng? Cho ví dụ minh họa.

    - Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người

    Trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào

    Cảm giác

    - Vật thể là chỉ rõ một khối lượng vật chất có thể đo được, nhìn được.

    Ví dụ:

    Gạo được sản xuất bán ra thị trường sẽ được gọi là hàng tiêu dùng. Vậy gạo chính là vật chất.

    Vật thể chính là 1 kg gạo

    9. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa con người và con vật dựa theo quan điểm duy vật lịch sử. Cho ví dụ minh họa.

    - Con người:

    + Có tư duy và ý thức

    + Có ngôn ngữ, chữ viết để làm công cụ giao tiếp

    + Con người sống bằng lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình.

    + Con người là sản phẩm của lịch sử và chính bản thân con người.

    + Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.

    + Ví dụ: Con người trồng một vườn cam để ăn và bán, phục vụ bản thân.

    - Con vật

    + Không có chữ viết

    + Sống bằng thu lượm, săn bắt

    + Không có xã hội.

    + Không có lịch sử

    + Ví dụ: Con sóc tìm hạt dẻ và các loại hạt khác để chúng tích trữ cho mùa đông hoặc khi mà chúng đói.

    10. Anh chị hãy trình bày khái quát nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới?

    · Theo quan điểm duy vật biện chứng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Quan điểm đó bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:

    - Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.

    - Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không bị mất đi.

    - Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan, thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.

    11. Phân biệt giữa vận động và phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa?

    - Vận động:

    + Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất.

    + Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là

    Tự thân vận động.

    + Vận động có 5 hình thức cơ bản:

    § Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian) ;

    § Vận động vật lý (vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, các quá trình

    § nhiệt, điện, v. V) ;

    § Vận động hóa học (sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá trình hóa hợp

    § và phân giải) ;

    § Vận động sinh học (sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen, v. V) ;

    § Vận động xã hội (sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, v. V).

    + Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn.

    + Vận động có trạng thái đặc biệt là đứng im, đó là vận động trong thế cân bằng và đứng im là

    Hiện tượng tương đối, tạm thời.

    + Ví dụ:

    ü Sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.

    - Phát triển:

    + Phát triển là quá trình vận động của sự vât, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: Từ trình độ

    Thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

    + Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú.

    + Là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích

    Cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật hiện tượng mới.

    +Ví dụ:

    · Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.

    12. Anh chị hay cho biết thế giới quan là gì? Có mấy hình thức phát triển của thế giới quan trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Cho ví dụ về thế giới quan triết học.

    - Thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người về thế giới.

    - Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại thế giới quan có ba hình thức phát triển:

    + Thế giới quan huyền thoại.

    + Thế giới quan tôn giáo.

    + Thế giới quan triết học.

    · Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, khái niệm, phạm trù, quy luật. Không đơn giản chỉ là nói lên quan điểm của con người về thế giới, thế giới quan triết học còn nỗ lực tìm các giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm đó bằng lý luận, logic.

    13. Tại sao triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?

    - Tại vì bản thân triết học là thế giới quan (TH lấy thế giới, con người và xã hội loài người làm trung tâm cho việc nghiên cứu Triết Học

    - Ngoài ra đây còn là hệ thống quan điểm, nguyên tắc, cách thức nền tảng để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.

    14. Phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Cho ví dụ minh họa.

    - Phương pháp biện chứng xem xét sự vật hiện tượng:

    + Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng.

    + Trong sự vận động phát triển không ngừng của chúng.

    + Ví dụ: Tre già măng mọc

    - Phương pháp siêu hình xem xét sự vật hiện tượng:

    + Phiến diện

    + Chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời, không vận động, phát triển.

    + Áp dụng máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

    + Ví dụ: Truyện "Thầy bói xem voi"

    15. Anh chị hãy cho biết phép biện chứng là gì? Phép biện chứng duy vật do ai sáng lập và phát triển gồm những nguyên lý, quy luật, phạm trù cơ bản nào. Hãy kể tên?

    - Phép biện chứng là dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

    - Phép biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, Lênin kế thừa, bổ sung, phát triển.

    - Gồm hai nguyên lí cơ bản:

    + Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

    + Nguyên lý về sự phát triển.

    - Các quy luật cơ bản:

    + Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến:

    · Quy luật riêng

    · Quy luật chung

    · Quy luật phổ biến

    + Căn cứ vào lĩnh vực tác động:

    · Quy luật xã hội

    · Quy luật tự nhiên

    · Quy luật tư duy

    - Các cặp phạm trù cơ bản (gồm 6 cặp) :

    + Cái riêng – Cái chung

    + Nguyên nhân – Kết quả

    + Tất nhiên – Ngẫu nhiên

    + Nội dung – Hình thức

    + Bản chất – Hiện tượng

    + Khả năng – Hiện thực

    16. Anh chị cho biết vì sao khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, chúng ta phải xem trên quan điểm: Toàn diện, lịch sử - cụ thể. Ý nghĩa của việc nắm vững vấn đề này?

    Khi xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, chúng ta phải xem xét trên quan điểm: Toàn diện, lịch sử - cụ thể vì:

    - Để nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng -> Bộc lộ mối liên hệ giữa chúng

    - Xác định được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, trọng tâm -> thấy được khuynh hướng vận động, phát triển.

    Ý nghĩa:

    > Khi xem xét cứu bất kỳ SVHT nào phải tôn trọng quan điểm toàn diện.

    > Muốn thực hiện được qđ toàn diện cần phải chống qđ phiến diện, xem xét SHT một mặt, một chiều, một lần lấy đó làm kết quả chung..

    > Muốn tìm hiểu chính xác bản thân SVHT, cần căn cứ vào lịch sử cụ thể. Vì mọi SVHT luôn có tính đa dạng, phong phú do TGVC tạo nên.

    > Muốn thực hiện được qđ ls cụ thể cần chống quan điểm qua loa, đại khái, chung chung khi nhận thức hay kết luận về đt.

    17. Anh chị cho biết vì sao khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, chúng ta phải xem xét trên quan điểm phát triển. Ý nghĩa của việc nắm vững vấn đề này?

    Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan chúng ta phải xem xét trên quan điểm phát triển vì:

    - Đây là sự tăng, giảm tuần tự về mặt lượng, không có sự thay đổi về mặt chất; đồng thời xem xét sự phát triển là qtr tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

    - Là qtr vận động của sự vật theo khuynh hướng xoáy ốc đi lên diễn ra cực kỳ quanh co phức tạp, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

    - Là nguồn gốc sự phát triển

    - Cách thức của sự phát triển

    - Là khuynh hướng của sự phát triển

    Ý nghĩa:

    > Muốn nhận thức, đánh giá về SVHT phải tôn trọng qđ phát triển.

    > Muốn thực hiện được qđ phát triển, đòi hỏi phải chống lại những tư tưởng đối lập với nó như: Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quan liêu, chậm đổi mới khi xh đó thay đổi.

    18. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa tăng trưởng và phát triển theo quan điểm triết học duy vật biện chứng? Cho ví dụ minh họa?

    - Tăng trưởng là khái niệm dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật.

    - Ví dụ: Sự tăng trưởng kinh tế, là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế.

    Phát triển là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, tức là sự thay đổi về chất

    - Ví dụ: Sự phát triển của loài người từ loài động vật chỉ biết săn bắt hái lượm chuyển sang loài động vật biết trồng trọt chăn nuôi.

    19. Anh chị hãy cho biết quy luật là gì? Cho ví dụ minh họa. Cơ sở nào để phân loại quy luật?

    - Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng

    - Ví dụ: Quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định.

    - Có hai cơ sở để phân loại quy luật

    + Căn cứ vào trình độ tính phổ biến.

    + Căn cứ vào lĩnh vực tác động.

    20. Phân biệt sự khác nhau cơ bản cái riêng, cái chung và cái đơn nhất theo quan điểm triết học duy vật biện chứng? Cho ví dụ minh họa?

    - Cái riêng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

    - Ví dụ: Một ngôi nhà ở giữa rừng.

    - Cái chung: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ.. tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật hiện tượng.

    - Ví dụ: Các loài thực vật ban ngày đều quang hợp để thải ra khí oxi

    - Cái đơn nhất: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng kết cấu vật chất khác.

    - Ví dụ: Thủ đô Hà Nội

    21. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa nguyên nhân, nguyên cơ và điều kiện theo quan điểm triết học duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa?

    - Nguyên nhân: Dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận bên trong một SV hay giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nào đó.

    - Ví dụ: Việc trồng một ruộng lúa.

    - Kết quả: Dùng để chỉ những biến đổi do các nguyên nhân tạo ra.

    - Ví dụ: Ruộng lúa có năng suất cao.

    - Điều kiện: Là cái đảm bảo cho KQ ra đời.

    - Ví dụ: Sự chăm sóc của con người vào ruộng lúa như lựa chọn giống tốt, phân nước đầy đủ.

    22. Thế nào là chân lý. Cho ví dụ minh họa? Chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối?

    - Chân lý: Là những tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được kiểm nghiểm.

    - Ví dụ: Mặt Trăng luôn chuyển động xung quanh Trái Đất

    - Chân lý tương đối là chân lý phản ánh hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, cần được hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh.

    - Chân lý tuyệt đối là chân lý phản ánh được đầy đối với hiện thực tại khách quan

    23. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa thực tiễn với thực tế theo quan điểm duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa?

    Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

    - Ví dụ: Hoạt động sản xuất của con người như là xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới.

    Thực tế là tổng hợp của tất cả những gì có thật hoặc tồn tại trong một hệ thống, trái ngược với những gì chỉ là tưởng tượng.

    - Ví dụ: Bạn tưởng tượng bạn đi thi sẽ được 10 điểm Triết học nhưng thế tế khả năng của bạn chỉ ở mức 7 hoặc 8 điểm.

    24. Theo anh chị chỉ cần phát huy vai trò của nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng), bỏ qua giai đoạn nhận thức cảm tính có được không? Tại sao?

    Theo tôi nếu chỉ phát huy vai trò của nhận thức lý tính là không đủ mà chúng ta cần phát huy cả vai trò của nhận thức lý tính. Tại vì:

    - Chúng ta cần dựa trên cơ sở nhận thức lý tính để nhận thức của con người đi sau vào bản chất của SV, HT.

    - Nhận thức lý tính góp phần làm cho nhận thức cảm tính của con người có định hướng, có mục đích và trở nên sâu sắc hơn.

    25. Nêu những đặc trưng cơ bản để nhận biết giai cấp. Cho ví dụ minh họa về giai cấp ở Việt Nam hiện nay?

    Các đặc trưng cơ bản để nhận biết giai cấp:

    - Khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống Sx. PTSX nhất định (gồm tập đoàn thống trị và tập đoàn bị trị).

    - Khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất.

    - Khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức, quản lý SX; PPSP lao động xã hội.

    - Khác nhau về phương thức và tổ chức thu thập của cải xã hội.

    Ví dụ: Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo điều kiện để mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội có thể phát huy hết tiềm năng của mình, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    26. Phân biệt sự khác nhau giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử?

    V Lãnh tụ

    - Khái niệm: Chỉ những cá nhân kiệt xuất do phong trào của QCND tạo nên, gắn bó mật thiết với phong trào QC, được QC tín nhiệm và nguyện hy sinh quên mình cho lợi ích của QCND

    - Vai trò:

    + Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ của xh.

    +Lãnh tụ là người sáng lập ra các tổ chức chính trị-xã hội, là linh hồn của các tổ chức đó.

    + Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành những nv đặt ra của thời đại đó.

    V Quần chúng nhân dân

    - Khái niệm:

    + QCND là một cộng đồng người có cùng chung lợi ích căn bản.

    + Gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm gq những vấn đề KT-CT-XH của một thời đại nhất định.

    - Vai trò:

    + Là chủ thể tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội

    + QCND là nguồn duy nhất, vô tận của mọi của cải tinh thần.

    + QCND là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xh.

    27. Sản xuất vật chất là gì? Cho ví dụ. Tại sao nói sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?

    - Sản xuất vật chất: Là quá trình con người sử dụng lao động nhằm tạo ra của cải vật chát nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

    - Ví dụ: Con người sử dụng cái cày và con trâu để làm cho đất tơi xốp phục vụ việc canh tác nông nghiệp.

    - Sản xuất đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội vì

    +Quyết định đến sự vận động và phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao.

    +Là yêu cầu khách quan của xã hội.

    +Hình thành nên những mối quan hệ.

    28. Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Tại sao C. Mác nói: Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên?

    - Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của LLSX và một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.

    - C. Mác nói: "Sự phát phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên". Vì lịch sử của xã hội loài người đã phát triển qua nhiều HTKT-XH khác nhau từ thấp đến cao.

    29. Anh chị cho biết tồn tại xã hội là gì? Cho ví dụ minh họa. Nêu và phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội?

    Tồn tại xã hội:

    - Phương thức sinh hoạt vật chất của XH

    - Các điều kiện sinh hoạt của xã hội

    Ví dụ: Ngày nay ở nhiều khu vực nhân dân ta vẫn giữ phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống, chưa vận dụng nhiều các phương thức canh tác hiện đại.

    Các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội:

    - Môi trường tự nhiên: Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triẻn của con người, nếu như không có môi trường tự nhiên thì không có xã hội.

    - Dân số và mật độ dân số: Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển XH.

    - PTSX: Quyết định bản chất một chế độ xã hội, nếu PTSX tiến bộ thì xã hội tiến bộ (và ngược lại).

    30. Thế nào là nhận thức cảm tính? Cho ví dụ minh họa. Nêu và phân tích các giai đoạn cơ bản của nhận thức cảm tính?

    - Là gđ đầu của quá trình nhận thức được biểu hiện qua cảm giác, tri giác, biểu tượng.

    - Ví dụ: Khi bắt đầu một bữa ăn bạn nhìn thấy một đĩa thức ăn rất là ngon, chưa qua việc ăn thử nhưng bạn đã kết luận nó ngon và hợp khẩu vị của bản thân

    - Các giai đoạn cơ bản của nhận thức cảm tính:

    +Biểu tượng: Là hình ảnh về sự vật được tái hiện lại trong đầu óc con người, do cảm giác và trí giác mang lại.

    + Tri giác: Được hình thành trên cơ sở tổng hợp những cảm giác.

    + Cảm giác: Là hình ảnh đầu tiên của sự vật do giác quan đem lại.

    31. Nhận thức lý tính là gì? Cho ví dụ minh họa. Nêu và phân tích các giai đoạn cơ bản của nhận thức lý tính?

    - Là giai đoạn nhận thức lý tính đi sâu tìm hiểu bản chất và các quy luật vận động của sự vật hiện tượng.

    - Ví dụ: Khi bạn đi mua một cân cam ngoài chợ ngoài việc xem xét các tiêu chí về mẫu mã loại quả, bạn sẽ cân nhắc về giá tiền và đặc biệt là chất lượng cam thông qua việc nếm thử.

    - Các giai đoạn cơ bản của nhận thức lý tính:

    + Suy lý: Liên kết các pđ để rút ra tri thức mới về SV, HT

    + Phán đoán: Là hình thức liên kết các KN để kđ hoặc pđ những thuộc tính của SVHT.

    + Khái niệm: Phản ánh những thuộc tính chung của SV

    32. Anh chị cho biết quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức là gì? Cho ví dụ minh họa. Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

    - Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: Tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng, ý chí.. (tất cả chỉ tồn tại trong não người), trong đó trí thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi của ý thức.

    - Ví dụ: Ý thức của người tham gia giao thông đó là đội mũ bảo hiểm.

    - Nguồn gốc:

    +Nguồn gốc tự nhiên: TGKQ, bộ não người

    +Nguồn gốc xã hội: Lao động, ngôn ngữ.

    - Bản chất:

    + Là hình ảnh chủ quan về về thế giới kq

    + Là sự p/á năng động, sáng tạo TGKQ vào bộ óc người; trên cơ sở hoạt động TT.

    - Ý nghĩa phương pháp luận: Cần tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức và năng lực tư duy con người, trong hđ nhận thực & thực tiễn nhằm đem lại hiệu quả trong công tác và học tập.

    33. Anh chị hãy trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Cho ví dụ minh họa? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

    - Dùng để chỉ tính phổ biến của mlh của các SV, HT trong TN, XH& tư duy.

    - Ví dụ: Mối liên hệ của con gà và quả trứng

    - Ý nghĩa phương pháp luận

    > Khi xem xét cứu bất kỳ SVHT nào phải tôn trọng quan điểm toàn diện.

    > Muốn thực hiện được qđ toàn diện cần phải chống qđ phiến diện, xem xét SHT một mặt, một chiều, một lần lấy đó làm kết quả chung.

    > Muốn tìm hiểu chính xác bản thân SVHT, cần căn cứ vào lịch sử cụ thể. Vì mọi SVHT luôn có tính đa dạng, phong phú do TGVC tạo nên.

    > Muốn thực hiện được qđ ls cụ thể cần chống quan điểm qua loa, đại khái, chung chung khi nhận thức hay kết luận về đt.

    34. Anh chị trình bày nguyên lý về sự pháp triển. Cho ví dụ minh họa? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận?

    - Quan điểm SH: Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần tựy về mặt lượng, không có sự thay đổi về mặt chất; đồng thời xem xét sự phát triển là qtr tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

    - Quan điểm BC: Phát triển dùng để chỉ qtr vận động của sự vật theo khuynh hướng xoáy ốc đi lên diễn ra cực kỳ quanh co phức tạp, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

    - Ý nghĩa phương pháp luận

    > Muốn nhận thức, đánh giá về SVHT phải tôn trọng qđ phát triển.

    > Muốn thực hiện được qđ phát triển, đòi hỏi phải chống lại những tư tưởng đối lập với nó như: Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quan liêu, chậm đổi mới khi xh đó thay đổi.

    35. Anh chị hãy trình bày quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại? Liên hệ với quá trình học tập của bản thân.

    - Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất khi sự vật chuyển hóa, sự vật mới ra đời có C mới, L mới. C mới tác động lại L của SV trên những phương diện khác.

    Nhau làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển

    Của SV, HT.

    - Ngược lại

    + Tính thống nhất giữa chất và lượng: Một sự vật thống nhất giữa mặt

    Chất và lượng. Chất là đối ổn định, lượng thường xuyên biến đổi.

    * Độ: Là khoảng giới hạn giữa lượng và chất. Ở đó sự thay đổi về lượng chưa đủ làm thay đổi về chất.

    * Điểm nút: Là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng cũng dẫn ngay đến sự thay đổi về chất.

    * Bước nhảy: Là sự chuyển hóa từ chất này sang chất kia, tức là sự thay đổi về chất của sự vật.

    - Liên hệ bản thân: Từ một học sinh không có kiến thức về triết học nhưng sau một học kì học tập bộ môn Triết học do thầy Ngô Minh Thuận dạy bản thân em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức về bộ môn này.

    36. Anh chị hãy trình bày quy luật thống nhất và quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong hoạt động thực tiễn

    - Vị trí của quy luật:

    + V. I. Lênin gọi đây là hạt nhân của phép biện chứng DV.

    + Ql này chỉ ra nguồn gốc vận động, phát triển của sv, ht.

    - Nội dung: Các sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức là những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động phát triển.

    - Ý nghĩa:

    + Tìm hiểu QL ><, giúp ta phát hiện ra ng/g vđ và phát triển của SV, HT.

    + Muốn gq >< giúp sv phát triển cần biết phân loại mâu thuẫn để xác định vị trí - vai trò của ><, ưu tiên giải quyết mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn đối kháng.. nhằm đạt kết quả cao.

    + Trong cuộc sống hàng ngày, con người muốn phát triển phải tìm ra được ><, và phân loại ><. Đòi hỏi con người phải có năng lực tư duy nhất định.

    + Cần tìm ra được những phương pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn. Điều này phụ thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn của con người.

    37. Anh chị hãy trình bày quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong hoạt động thực tiễn?

    - Vị trí của quy luật:

    + Là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

    + Quy luật này chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của SV, HT tính tất yếu của sự ra đời cái mới.

    - Phủ định b/c mang tính kq, thường trải qua hai lần phủ định để kết thúc 1 chu kỳ pđ.

    + Pđ lần 1: Làm cho sự vật từ nó chuyển thành cái khác nó.. (A->B)

    + Pđ lần 2: SV dường như quay về trạng thái cũ nhưng ở mức độ cao hơn. (B->A')

    - Ý nghĩa

    ➢ Cái mới thay thế cái cũ là tất yếu. Do đó, cần ủng hộ để cho cái mới phát triển hợp QL.

    ➢ Thấy rõ tính kế thừa trong sự PT. Vì vậy, trong qtr xd mục tiêu, chương trình, KH và hoạch định c/s cần kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ và phải cải biến cho phù hợp với thực tiễn.

    ➢ Thấy được tính quanh co, phức tạp của sự PT, tính tất yếu hợp ql ra đời, của cái mới, cần ủng hộ cái mới. Đtr chống lại các TT bảo thủ, trì trệ, lạc hậu chậm đổi mới, ngại đổi mới..

    > Ql pđ là tất yếu diễn ra cả trong l/v TN và XH. Vì vậy, để chống lại qtr đào thải trên, con nguời thường đưa ra các giả tượng, nguyên cớ.. Vì vậy, muốn có xh tiến bộ cần tích cực đtr chống lại các hiện tượng trên.

    38. Anh chị trình bày phạm trù cái riêng – cái chung? Cho ví dụ minh họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Cái riêng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

    - Ví dụ: Một quả trứng trong nồi nước sôi

    - Cái chung: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ.. tồn tại phổ biến ở nhiều SVHT. (lưu ý pb: Cái chung phổ biến, đặc thù, cơ bản, không cơ bản)

    - Ví dụ: Khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

    - Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn

    > N/c cái chung cần dựa vào cái chung để tránh đường hướng chỉ đạo chung. Qua đó, sẽ đem lại hq cao trong học tập và công tác.

    > N/c cái riêng cần dựa vào con người, hoàn cảnh và điều kiện thực tế cụ thể. Mục đích nhằm nâng cao hiệu quả QL; đồng thời đề ra được những đường lối, chủ trương đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.

    > Cái chung và cái riêng có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp tốt giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, gđ & xh, dt & gc, qg & qt.

    > Phải chống hai khuynh hướng tuyệt đối hóa cái chung hoặc cái riêng sẽ dẫn đến thất bại.

    39. Anh trình bày phạm trù nguyên nhân – kết quả? Cho ví dụ minh họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Nguyên nhân: Dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận bên trong một SV hay giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nào đó.

    - Ví dụ: Việc trồng một ruộng lúa.

    - Kết quả: Dùng để chỉ những biến đổi do các nguyên nhân tạo ra.

    - Ví dụ: Ruộng lúa có năng suất cao.

    - Điều kiện: Là cái đảm bảo cho KQ ra đời.

    - Ví dụ: Sự chăm sóc của con người vào ruộng lúa như lựa chọn giống tốt, phân nước đầy đủ.

    - Ý nghĩa PPL

    + Mọi SV, HT xảy ra đều có NN -> muốn hiểu rõ sự vật, HT cần phát hiện ra NN, phân loại NN. Sau đó đưa ra PP để giải quyết hiệu quả.

    + MLH N-Q có tính nối tiếp. Do đó, phải hết sức thận trọng khi đề ra các qđ để tránh hq lớn có thể xảy ra từ những qđ sai lầm.

    + Công việc gì thành công hay thất bại đều có NN. Vì vậy, phải tìm NN, tạo đk cho những NN tích cực dẫn đến KQ tích cực, hạn chế những NN xấu dẫn đến KQ tiêu cực.

    + KQ có sự tác động trở lại NN. Vì vậy, trong học tập và công tác cần tận dụng tốt những KQ đã đạt được, nhằm tạo ra những thắng lợi cao hơn..

    40. Anh chị trình bày phạm trù nội dung và hình thức? Cho ví dụ họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Nội dung: Tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố tạo nên SV, HT.

    - Ví dụ: Chiếc xe hơi là có 04 bánh cao su, chứa được 4-6 người, sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu, tốc độ chạy từ 30 – 200 km/h.

    - Hình thức:

    +Là phương thức tồn tại

    +Là hệ thống mlh tương đối bền vững, giữa các yếu tố cấu thành nội dung của SV, HT.

    - Ví dụ: Chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao su, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút..

    - Ý nghĩa PPL

    + ND & HT thống nhất với nhau. Vì vậy, trong hđ nhận thức và thực tiễn không nên tách rời ND & HT.

    * Ko nên tuyệt đối hóa HT, xem nhe ND rời vào chủ nghĩa HT

    * Ko nên tuyệt đối hóa ND, xem nhe HT rời vào chủ nghĩa thực dụng. 26

    + Muốn thay đổi HT, phải chú ý thay đổi ND. Mặt khác, phải biết sử dụng HT phục vụ cho ND.

    41. Anh chị trình bày phạm trù bản chất và hiện tượng? Cho ví dụ họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Bản chất: Tổng hợp các mlh khách quan, tất nhiên ổn định bên trong, quy định sự phát triển của SV

    - Ví dụ: Bản chất của con người là tham lam

    - Hiện tượng: Là sự biểu hiện ra bên ngoài của b/c

    - Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen.. chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.

    - Ý nghĩa phương pháp luận:

    +Khi muốn nhận thức đúng đt, cần căn cứ vào b/c sự vật đó.

    +Muốn nắm được BCSV cần dựa trên NCTT cụ thẻ và SVHT, loại bỏ những SVHT giả. Tránh kết luận vội vàng, giản đơn về đt, nhất trong đánh giá con người.

    42. Anh chị trình bày phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên? Cho ví dụ họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Tất nhiên: NN bên trong quyết định, trong đk nhất định nhất thiết phải ra

    - Ví dụ: Khi quả trứng gà bị rơi từ độ cao 10 mét thì nó chắc chắn sẽ vỡ.

    - Ngẫu nhiên: NN bên ngoài quyết định, có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

    - Ví dụ: Trồng 1 hạt ngô xuống đất, hạt ngô đó có thể nảy mầm thành cây hoặc không thể nảy mầm do các điều kiện như không đủ ẩm.

    43. Anh chị trình bày phạm trù khả năng và hiện thực? Cho ví dụ họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Khả năng: Là những cái chưa có, nhưng sẽ có khi có điều kiện thích hợp

    - Ví dụ: Ông X đã có sẵn gạch, xi-măng, sắt, thép.. Ở đây có khả năng của một ngôi nhà

    - Hiện thực: Là những cái đã tồn tại trong TT.

    - Ví dụ: Bạn A đang đi xe đạp

    - Ý nghĩa phương pháp luận

    + HT là cái tồn tại trong thực tế, KN là cái chưa có ngay. Vì vậy, trong hoạt động NT & TT cần phải căn cứ vào HT, không nên dựa vào KN.

    + Trong xh, KN không tự chuyển hóa thành hiện thực, mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

    44. Anh chị hãy cho biết thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề này trong nhận thức và hoạt đông thực tiễn?

    Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

    Vai trò

    - Cơ sở nhận thức

    - Là động lực của nhận thức

    - Là mục đích của nhận thức

    - Tiêu chuẩn kiểm tính đúng đắn của nhận thức chân lý

    Ý nghĩa phương pháp luận:

    - Muốn nhận thức đúng bản chất sự vật, phải dựa vào hoạt động thực tiễn để kiểm tra.

    - Trong qtr nhận thức, đánh giá sự vật và con người không được xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến những sai lầm trong nhận thức.

    45. Anh chị cho biết thế nào là chân lý theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa? Từ đó, nêu và phân tích các tính chất của chân lý?

    Chân lý: Là những tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được kiểm nghiểm.

    - Ví dụ: Mặt Trăng luôn chuyển động xung quanh Trái Đất

    - Các tính chất cơ bản của chân lý (3 t/c)

    +Tính khách quan: Chân lý là những tri thức p/a đúng đắn HTKQ và được thực tiễn kiểm nghiệm.

    + Tính cụ thể của chân lý: Chân lý p/a SV, HT trong một điều kiện cụ thể với hoàn cảnh, đt, t/g, k/g và trong một mlh xác định, cụ thể.

    + Tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý: Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất dịnh, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan.

    46. Anh chị hãy phân tích quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX

    - LLSX & QHSX là hai mặt của 1 PTSX, LLSX, tác động b/c lẫn nhau, hình thành quy luật: QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX.

    - Sự phù hợp QHSX với trình độ của LLSX: Tạo ra sự kết hợp có hiệu quả giữa người LĐ + TLSX trong quá trình SXVC. -> NSC trong qtr SX.

    Ý nghĩa PPL

    - > Trong quá trình xd đường lối phát triển kinh tế, cần ưu tiên, mở đường cho LLSX phát triển; đb ưu tiên phát triển con người và KHKT, CN nhằm tạo ra hiệu quả, NSLĐ

    - > Muốn LLSX phát triển nhằm nâng cao NSLĐ, thì đòi hỏi phải tích cực cải tạo những QHSX cũ đã lỗi thời, lạc hậu kìm hãm, trói buộc LLSX phát triển.

    - > Trong QHSX cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức SH, TCQL, PPSP nhằm thu hút, kích thích người LĐ tham gia tích cực vào qtr SX, tạo ra NSLĐ, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. LH

    47. Anh chị hãy trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Cơ sở hạ tầng là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

    -Kiến trúc thượng tầng: là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của chúng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.


    -Ý nghĩa phương pháp luận:

    + KTTT là do CSHT sinh ra. Vì vậy, phải xd và hoàn thiện một hệ thống PL, cơ chế, c/s, đầu tư chiến lược phù hợp với CSHT và cơ cấu thành phần kt, nhằm kích thích SX, nâng cao NSLĐ.

    + Thực hiện mở rộng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.

    + Đa dạng hóa các hình thức SH, TCQL, PPSP nhằm bđ lợi ích cho các GC, TL trong xh. Qua đó, sẽ kích thích, mở đường cho LLSX phát triển, góp phần củng cố KTTT và tình hình an ninh chính trị của qg.


    +Trong QHSX bao gồm: QHSX tàn dư, QHSX thống trị và mầm mống của QHSX tương lai. NN và các tổ chức xh cần có cơ chế, c/s loại bỏ dần các QHSX tàn dư, lạc hậu và củng cố vững chắc QHSX thống trị.

    48. Anh chị cho biết ý thức xã hội là gì? Cho ví dụ minh họa. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội?

    - Ý thức xã hội: Những tư tưởng, quan điểm lý luận, tình cảm, tâm trạng, thói quen, truyền thống phản ánh TTXH trong những GĐ lịch sử nhất định.

    - Ví dụ: Các học thuyết, tư tưởng.
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng bảy 2022
  2. Hoàng Thương Ngạn Chiếc sinh viên bất ổn

    Bài viết:
    15
    CÂU TRẢ LỜI TRIẾT HỌC

    1. Anh (chị) hay cho biết chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính thứ nhất của thế giới là gì? Chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới hình thức cơ bản nào? Hãy kể tên.

    · Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất - vật chất là tính thứ nhất, quyết định ý thức.

    · Chủ nghĩa duy vật để được hình thành và phát triển vói ba hình thức cơ bản là:

    O Chủ nghĩa duy vật chất phác.

    O Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

    O Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

    2. Anh chị hãy cho biết chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tính thứ nhất của thế giới là gì? Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện dưới hình thức cơ bản nào? Hãy kể tên.

    · Chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, quyết định vật chất.

    · Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản:

    O Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

    O Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

    3. Anh (chị) hãy cho biết thế giới quan, phương pháp luận là gì?

    · Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng vai trò định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân để từ đó xác định lý tưởng, hệ giá lối sống, nếp sống của mình.

    · Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ; trong đó, phuơng pháp luận triết học là phương pháp luận chung nhất.

    Ø Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Là sự kế thừa, phát triển tinh hoa chủu nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

    Ø Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin vừa lả điều kiện tiên quyết đế nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa là điều kiện tiên quyết để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra.

    4. Phân biệt sự khác nhau cơ bản của triết học và triết lý. Cho ví dụ minh họa?

    - Triết lý: Là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là đúng (nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích - Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một Cá nhân hay một Cộng đồng.

    - Triết học: Là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

    Ví dụ

    - Triết lý: Cùng một tình huống mỗi người, mỗi nhóm lại có những quan điểm khác nhau. Chẳng hạn, những năm gần đây cứ mỗi kì thi tốt nghiệp cấp 3 các gia đình và học sinh luôn đau đầu về việc định hướng tương lai cho con em mình sau này. Cha mẹ thì cho rằng học tập là con đường tốt nhất để con cái đạt được thành công, nhưng với các bạn trẻ ngày nay thì lại cho rằng không chỉ có mỗi học đại học mới có thể dẫn đến thành công mà còn rất nhiều hướng đi khác như đi học nghề hoặc các công việc khác..

    - Triết học: Trong triết học có 2 phép biện chứng đó là phép biện chứng duy tâm – coi trọng ý thức hơn vật chất, phép biện chứng duy vật – coi trọng vật chất hơn ý thức.

    5. Anh chị hay cho biết triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề nào? Vị trí của vấn đề đó trong sự phân định các trường phái triết học trong lịch sử?

    - Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.

    - Vấn đề cơ bản của triết học là

    + VC & YT cái nào có trước cái nào có sau.

    +Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

    - Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học

    6. Anh chị hãy nêu định nghĩa vật chất của Lênin. Từ đó rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu định nghĩa.

    - Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".

    - Định nghĩa vật chất của Lênin có hai ý nghĩa quan trọng sau:

    · Thứ nhất bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.

    · Thứ hai khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội, về lịch sử

    7. Anh chị hãy phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong hoạt động thực tiễn.

    - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người. Phân tích mối quan hệ ta thấy:

    +Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

    Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.

    Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.

    +Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

    Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.

    Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường.. và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.

    Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.

    - Ý nghĩa phương pháp luận

    – Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động

    Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật

    Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công.

    Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất

    – Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.

    Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.

    Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.

    8. Phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể theo quan điểm duy vật biện chứng? Cho ví dụ minh họa.

    - Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người

    Trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào

    Cảm giác

    - Vật thể là chỉ rõ một khối lượng vật chất có thể đo được, nhìn được.

    Ví dụ:

    Gạo được sản xuất bán ra thị trường sẽ được gọi là hàng tiêu dùng. Vậy gạo chính là vật chất.

    Vật thể chính là 1 kg gạo

    9. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa con người và con vật dựa theo quan điểm duy vật lịch sử. Cho ví dụ minh họa.

    - Con người:

    + Có tư duy và ý thức

    + Có ngôn ngữ, chữ viết để làm công cụ giao tiếp

    + Con người sống bằng lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình.

    + Con người là sản phẩm của lịch sử và chính bản thân con người.

    + Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.

    + Ví dụ: Con người trồng một vườn cam để ăn và bán, phục vụ bản thân.

    - Con vật

    + Không có chữ viết

    + Sống bằng thu lượm, săn bắt

    + Không có xã hội.

    + Không có lịch sử

    + Ví dụ: Con sóc tìm hạt dẻ và các loại hạt khác để chúng tích trữ cho mùa đông hoặc khi mà chúng đói.

    10. Anh chị hãy trình bày khái quát nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới?

    · Theo quan điểm duy vật biện chứng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Quan điểm đó bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:

    - Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.

    - Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không bị mất đi.

    - Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan, thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.

    11. Phân biệt giữa vận động và phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa?

    - Vận động:

    + Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất.

    + Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là

    Tự thân vận động.

    + Vận động có 5 hình thức cơ bản:

    § Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian) ;

    § Vận động vật lý (vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, các quá trình

    § nhiệt, điện, v. V) ;

    § Vận động hóa học (sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá trình hóa hợp

    § và phân giải) ;

    § Vận động sinh học (sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen, v. V) ;

    § Vận động xã hội (sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, v. V).

    + Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn.

    + Vận động có trạng thái đặc biệt là đứng im, đó là vận động trong thế cân bằng và đứng im là

    Hiện tượng tương đối, tạm thời.

    + Ví dụ:

    ü Sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.

    - Phát triển:

    + Phát triển là quá trình vận động của sự vât, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: Từ trình độ

    Thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

    + Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú.

    + Là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích

    Cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật hiện tượng mới.

    +Ví dụ:

    · Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.

    12. Anh chị hay cho biết thế giới quan là gì? Có mấy hình thức phát triển của thế giới quan trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Cho ví dụ về thế giới quan triết học.

    - Thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người về thế giới.

    - Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại thế giới quan có ba hình thức phát triển:

    + Thế giới quan huyền thoại.

    + Thế giới quan tôn giáo.

    + Thế giới quan triết học.

    · Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, khái niệm, phạm trù, quy luật. Không đơn giản chỉ là nói lên quan điểm của con người về thế giới, thế giới quan triết học còn nỗ lực tìm các giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm đó bằng lý luận, logic.

    13. Tại sao triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?

    - Tại vì bản thân triết học là thế giới quan (TH lấy thế giới, con người và xã hội loài người làm trung tâm cho việc nghiên cứu Triết Học

    - Ngoài ra đây còn là hệ thống quan điểm, nguyên tắc, cách thức nền tảng để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.

    14. Phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Cho ví dụ minh họa.

    - Phương pháp biện chứng xem xét sự vật hiện tượng:

    + Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng.

    + Trong sự vận động phát triển không ngừng của chúng.

    + Ví dụ: Tre già măng mọc

    - Phương pháp siêu hình xem xét sự vật hiện tượng:

    + Phiến diện

    + Chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời, không vận động, phát triển.

    + Áp dụng máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

    + Ví dụ: Truyện "Thầy bói xem voi"

    15. Anh chị hãy cho biết phép biện chứng là gì? Phép biện chứng duy vật do ai sáng lập và phát triển gồm những nguyên lý, quy luật, phạm trù cơ bản nào. Hãy kể tên?

    - Phép biện chứng là dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

    - Phép biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, Lênin kế thừa, bổ sung, phát triển.

    - Gồm hai nguyên lí cơ bản:

    + Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

    + Nguyên lý về sự phát triển.

    - Các quy luật cơ bản:

    + Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến:

    · Quy luật riêng

    · Quy luật chung

    · Quy luật phổ biến

    + Căn cứ vào lĩnh vực tác động:

    · Quy luật xã hội

    · Quy luật tự nhiên

    · Quy luật tư duy

    - Các cặp phạm trù cơ bản (gồm 6 cặp) :

    + Cái riêng – Cái chung

    + Nguyên nhân – Kết quả

    + Tất nhiên – Ngẫu nhiên

    + Nội dung – Hình thức

    + Bản chất – Hiện tượng

    + Khả năng – Hiện thực

    16. Anh chị cho biết vì sao khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, chúng ta phải xem trên quan điểm: Toàn diện, lịch sử - cụ thể. Ý nghĩa của việc nắm vững vấn đề này?

    Khi xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, chúng ta phải xem xét trên quan điểm: Toàn diện, lịch sử - cụ thể vì:

    - Để nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng -> Bộc lộ mối liên hệ giữa chúng

    - Xác định được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, trọng tâm -> thấy được khuynh hướng vận động, phát triển.

    Ý nghĩa:

    > Khi xem xét cứu bất kỳ SVHT nào phải tôn trọng quan điểm toàn diện.

    > Muốn thực hiện được qđ toàn diện cần phải chống qđ phiến diện, xem xét SHT một mặt, một chiều, một lần lấy đó làm kết quả chung..

    > Muốn tìm hiểu chính xác bản thân SVHT, cần căn cứ vào lịch sử cụ thể. Vì mọi SVHT luôn có tính đa dạng, phong phú do TGVC tạo nên.

    > Muốn thực hiện được qđ ls cụ thể cần chống quan điểm qua loa, đại khái, chung chung khi nhận thức hay kết luận về đt.

    17. Anh chị cho biết vì sao khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, chúng ta phải xem xét trên quan điểm phát triển. Ý nghĩa của việc nắm vững vấn đề này?

    Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan chúng ta phải xem xét trên quan điểm phát triển vì:

    - Đây là sự tăng, giảm tuần tự về mặt lượng, không có sự thay đổi về mặt chất; đồng thời xem xét sự phát triển là qtr tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

    - Là qtr vận động của sự vật theo khuynh hướng xoáy ốc đi lên diễn ra cực kỳ quanh co phức tạp, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

    - Là nguồn gốc sự phát triển

    - Cách thức của sự phát triển

    - Là khuynh hướng của sự phát triển

    Ý nghĩa:

    > Muốn nhận thức, đánh giá về SVHT phải tôn trọng qđ phát triển.

    > Muốn thực hiện được qđ phát triển, đòi hỏi phải chống lại những tư tưởng đối lập với nó như: Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quan liêu, chậm đổi mới khi xh đó thay đổi.

    18. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa tăng trưởng và phát triển theo quan điểm triết học duy vật biện chứng? Cho ví dụ minh họa?

    - Tăng trưởng là khái niệm dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật.

    - Ví dụ: Sự tăng trưởng kinh tế, là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế.

    Phát triển là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, tức là sự thay đổi về chất

    - Ví dụ: Sự phát triển của loài người từ loài động vật chỉ biết săn bắt hái lượm chuyển sang loài động vật biết trồng trọt chăn nuôi.

    19. Anh chị hãy cho biết quy luật là gì? Cho ví dụ minh họa. Cơ sở nào để phân loại quy luật?

    - Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng

    - Ví dụ: Quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định.

    - Có hai cơ sở để phân loại quy luật

    + Căn cứ vào trình độ tính phổ biến.

    + Căn cứ vào lĩnh vực tác động.

    20. Phân biệt sự khác nhau cơ bản cái riêng, cái chung và cái đơn nhất theo quan điểm triết học duy vật biện chứng? Cho ví dụ minh họa?

    - Cái riêng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

    - Ví dụ: Một ngôi nhà ở giữa rừng.

    - Cái chung: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ.. tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật hiện tượng.

    - Ví dụ: Các loài thực vật ban ngày đều quang hợp để thải ra khí oxi

    - Cái đơn nhất: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng kết cấu vật chất khác.

    - Ví dụ: Thủ đô Hà Nội

    21. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa nguyên nhân, nguyên cơ và điều kiện theo quan điểm triết học duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa?

    - Nguyên nhân: Dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận bên trong một SV hay giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nào đó.

    - Ví dụ: Việc trồng một ruộng lúa.

    - Kết quả: Dùng để chỉ những biến đổi do các nguyên nhân tạo ra.

    - Ví dụ: Ruộng lúa có năng suất cao.

    - Điều kiện: Là cái đảm bảo cho KQ ra đời.

    - Ví dụ: Sự chăm sóc của con người vào ruộng lúa như lựa chọn giống tốt, phân nước đầy đủ.

    22. Thế nào là chân lý. Cho ví dụ minh họa? Chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối?

    - Chân lý: Là những tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được kiểm nghiểm.

    - Ví dụ: Mặt Trăng luôn chuyển động xung quanh Trái Đất

    - Chân lý tương đối là chân lý phản ánh hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, cần được hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh.

    - Chân lý tuyệt đối là chân lý phản ánh được đầy đối với hiện thực tại khách quan

    23. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa thực tiễn với thực tế theo quan điểm duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa?

    Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

    - Ví dụ: Hoạt động sản xuất của con người như là xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới.

    Thực tế là tổng hợp của tất cả những gì có thật hoặc tồn tại trong một hệ thống, trái ngược với những gì chỉ là tưởng tượng.

    - Ví dụ: Bạn tưởng tượng bạn đi thi sẽ được 10 điểm Triết học nhưng thế tế khả năng của bạn chỉ ở mức 7 hoặc 8 điểm.

    24. Theo anh chị chỉ cần phát huy vai trò của nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng), bỏ qua giai đoạn nhận thức cảm tính có được không? Tại sao?

    Theo tôi nếu chỉ phát huy vai trò của nhận thức lý tính là không đủ mà chúng ta cần phát huy cả vai trò của nhận thức lý tính. Tại vì:

    - Chúng ta cần dựa trên cơ sở nhận thức lý tính để nhận thức của con người đi sau vào bản chất của SV, HT.

    - Nhận thức lý tính góp phần làm cho nhận thức cảm tính của con người có định hướng, có mục đích và trở nên sâu sắc hơn.

    25. Nêu những đặc trưng cơ bản để nhận biết giai cấp. Cho ví dụ minh họa về giai cấp ở Việt Nam hiện nay?

    Các đặc trưng cơ bản để nhận biết giai cấp:

    - Khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống Sx. PTSX nhất định (gồm tập đoàn thống trị và tập đoàn bị trị).

    - Khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất.

    - Khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức, quản lý SX; PPSP lao động xã hội.

    - Khác nhau về phương thức và tổ chức thu thập của cải xã hội.

    Ví dụ: Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo điều kiện để mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội có thể phát huy hết tiềm năng của mình, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    26. Phân biệt sự khác nhau giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử?

    V Lãnh tụ

    - Khái niệm: Chỉ những cá nhân kiệt xuất do phong trào của QCND tạo nên, gắn bó mật thiết với phong trào QC, được QC tín nhiệm và nguyện hy sinh quên mình cho lợi ích của QCND

    - Vai trò:

    + Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ của xh.

    +Lãnh tụ là người sáng lập ra các tổ chức chính trị-xã hội, là linh hồn của các tổ chức đó.

    + Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành những nv đặt ra của thời đại đó.

    V Quần chúng nhân dân

    - Khái niệm:

    + QCND là một cộng đồng người có cùng chung lợi ích căn bản.

    + Gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm gq những vấn đề KT-CT-XH của một thời đại nhất định.

    - Vai trò:

    + Là chủ thể tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội

    + QCND là nguồn duy nhất, vô tận của mọi của cải tinh thần.

    + QCND là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xh.

    27. Sản xuất vật chất là gì? Cho ví dụ. Tại sao nói sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?

    - Sản xuất vật chất: Là quá trình con người sử dụng lao động nhằm tạo ra của cải vật chát nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

    - Ví dụ: Con người sử dụng cái cày và con trâu để làm cho đất tơi xốp phục vụ việc canh tác nông nghiệp.

    - Sản xuất đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội vì

    +Quyết định đến sự vận động và phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao.

    +Là yêu cầu khách quan của xã hội.

    +Hình thành nên những mối quan hệ.

    28. Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Tại sao C. Mác nói: Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên?

    - Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của LLSX và một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.

    - C. Mác nói: "Sự phát phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên". Vì lịch sử của xã hội loài người đã phát triển qua nhiều HTKT-XH khác nhau từ thấp đến cao.

    29. Anh chị cho biết tồn tại xã hội là gì? Cho ví dụ minh họa. Nêu và phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội?

    Tồn tại xã hội:

    - Phương thức sinh hoạt vật chất của XH

    - Các điều kiện sinh hoạt của xã hội

    Ví dụ: Ngày nay ở nhiều khu vực nhân dân ta vẫn giữ phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống, chưa vận dụng nhiều các phương thức canh tác hiện đại.

    Các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội:

    - Môi trường tự nhiên: Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triẻn của con người, nếu như không có môi trường tự nhiên thì không có xã hội.

    - Dân số và mật độ dân số: Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển XH.

    - PTSX: Quyết định bản chất một chế độ xã hội, nếu PTSX tiến bộ thì xã hội tiến bộ (và ngược lại).

    30. Thế nào là nhận thức cảm tính? Cho ví dụ minh họa. Nêu và phân tích các giai đoạn cơ bản của nhận thức cảm tính?

    - Là gđ đầu của quá trình nhận thức được biểu hiện qua cảm giác, tri giác, biểu tượng.

    - Ví dụ: Khi bắt đầu một bữa ăn bạn nhìn thấy một đĩa thức ăn rất là ngon, chưa qua việc ăn thử nhưng bạn đã kết luận nó ngon và hợp khẩu vị của bản thân

    - Các giai đoạn cơ bản của nhận thức cảm tính:

    +Biểu tượng: Là hình ảnh về sự vật được tái hiện lại trong đầu óc con người, do cảm giác và trí giác mang lại.

    + Tri giác: Được hình thành trên cơ sở tổng hợp những cảm giác.

    + Cảm giác: Là hình ảnh đầu tiên của sự vật do giác quan đem lại.

    31. Nhận thức lý tính là gì? Cho ví dụ minh họa. Nêu và phân tích các giai đoạn cơ bản của nhận thức lý tính?

    - Là giai đoạn nhận thức lý tính đi sâu tìm hiểu bản chất và các quy luật vận động của sự vật hiện tượng.

    - Ví dụ: Khi bạn đi mua một cân cam ngoài chợ ngoài việc xem xét các tiêu chí về mẫu mã loại quả, bạn sẽ cân nhắc về giá tiền và đặc biệt là chất lượng cam thông qua việc nếm thử.

    - Các giai đoạn cơ bản của nhận thức lý tính:

    + Suy lý: Liên kết các pđ để rút ra tri thức mới về SV, HT

    + Phán đoán: Là hình thức liên kết các KN để kđ hoặc pđ những thuộc tính của SVHT.

    + Khái niệm: Phản ánh những thuộc tính chung của SV

    32. Anh chị cho biết quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức là gì? Cho ví dụ minh họa. Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

    - Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: Tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng, ý chí.. (tất cả chỉ tồn tại trong não người), trong đó trí thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi của ý thức.

    - Ví dụ: Ý thức của người tham gia giao thông đó là đội mũ bảo hiểm.

    - Nguồn gốc:

    +Nguồn gốc tự nhiên: TGKQ, bộ não người

    +Nguồn gốc xã hội: Lao động, ngôn ngữ.

    - Bản chất:

    + Là hình ảnh chủ quan về về thế giới kq

    + Là sự p/á năng động, sáng tạo TGKQ vào bộ óc người; trên cơ sở hoạt động TT.

    - Ý nghĩa phương pháp luận: Cần tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức và năng lực tư duy con người, trong hđ nhận thực & thực tiễn nhằm đem lại hiệu quả trong công tác và học tập.

    33. Anh chị hãy trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Cho ví dụ minh họa? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

    - Dùng để chỉ tính phổ biến của mlh của các SV, HT trong TN, XH& tư duy.

    - Ví dụ: Mối liên hệ của con gà và quả trứng

    - Ý nghĩa phương pháp luận

    > Khi xem xét cứu bất kỳ SVHT nào phải tôn trọng quan điểm toàn diện.

    > Muốn thực hiện được qđ toàn diện cần phải chống qđ phiến diện, xem xét SHT một mặt, một chiều, một lần lấy đó làm kết quả chung.

    > Muốn tìm hiểu chính xác bản thân SVHT, cần căn cứ vào lịch sử cụ thể. Vì mọi SVHT luôn có tính đa dạng, phong phú do TGVC tạo nên.

    > Muốn thực hiện được qđ ls cụ thể cần chống quan điểm qua loa, đại khái, chung chung khi nhận thức hay kết luận về đt.

    34. Anh chị trình bày nguyên lý về sự pháp triển. Cho ví dụ minh họa? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận?

    - Quan điểm SH: Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần tựy về mặt lượng, không có sự thay đổi về mặt chất; đồng thời xem xét sự phát triển là qtr tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

    - Quan điểm BC: Phát triển dùng để chỉ qtr vận động của sự vật theo khuynh hướng xoáy ốc đi lên diễn ra cực kỳ quanh co phức tạp, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

    - Ý nghĩa phương pháp luận

    > Muốn nhận thức, đánh giá về SVHT phải tôn trọng qđ phát triển.

    > Muốn thực hiện được qđ phát triển, đòi hỏi phải chống lại những tư tưởng đối lập với nó như: Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quan liêu, chậm đổi mới khi xh đó thay đổi.

    35. Anh chị hãy trình bày quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại? Liên hệ với quá trình học tập của bản thân.

    - Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất khi sự vật chuyển hóa, sự vật mới ra đời có C mới, L mới. C mới tác động lại L của SV trên những phương diện khác.

    Nhau làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển

    Của SV, HT.

    - Ngược lại

    + Tính thống nhất giữa chất và lượng: Một sự vật thống nhất giữa mặt

    Chất và lượng. Chất là đối ổn định, lượng thường xuyên biến đổi.

    * Độ: Là khoảng giới hạn giữa lượng và chất. Ở đó sự thay đổi về lượng chưa đủ làm thay đổi về chất.

    * Điểm nút: Là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng cũng dẫn ngay đến sự thay đổi về chất.

    * Bước nhảy: Là sự chuyển hóa từ chất này sang chất kia, tức là sự thay đổi về chất của sự vật.

    - Liên hệ bản thân: Từ một học sinh không có kiến thức về triết học nhưng sau một học kì học tập bộ môn Triết học do thầy Ngô Minh Thuận dạy bản thân em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức về bộ môn này.

    36. Anh chị hãy trình bày quy luật thống nhất và quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong hoạt động thực tiễn

    - Vị trí của quy luật:

    + V. I. Lênin gọi đây là hạt nhân của phép biện chứng DV.

    + Ql này chỉ ra nguồn gốc vận động, phát triển của sv, ht.

    - Nội dung: Các sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức là những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động phát triển.

    - Ý nghĩa:

    + Tìm hiểu QL ><, giúp ta phát hiện ra ng/g vđ và phát triển của SV, HT.

    + Muốn gq >< giúp sv phát triển cần biết phân loại mâu thuẫn để xác định vị trí - vai trò của ><, ưu tiên giải quyết mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn đối kháng.. nhằm đạt kết quả cao.

    + Trong cuộc sống hàng ngày, con người muốn phát triển phải tìm ra được ><, và phân loại ><. Đòi hỏi con người phải có năng lực tư duy nhất định.

    + Cần tìm ra được những phương pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn. Điều này phụ thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn của con người.

    37. Anh chị hãy trình bày quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong hoạt động thực tiễn?

    - Vị trí của quy luật:

    + Là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

    + Quy luật này chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của SV, HT tính tất yếu của sự ra đời cái mới.

    - Phủ định b/c mang tính kq, thường trải qua hai lần phủ định để kết thúc 1 chu kỳ pđ.

    + Pđ lần 1: Làm cho sự vật từ nó chuyển thành cái khác nó.. (A->B)

    + Pđ lần 2: SV dường như quay về trạng thái cũ nhưng ở mức độ cao hơn. (B->A')

    - Ý nghĩa

    ➢ Cái mới thay thế cái cũ là tất yếu. Do đó, cần ủng hộ để cho cái mới phát triển hợp QL.

    ➢ Thấy rõ tính kế thừa trong sự PT. Vì vậy, trong qtr xd mục tiêu, chương trình, KH và hoạch định c/s cần kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ và phải cải biến cho phù hợp với thực tiễn.

    ➢ Thấy được tính quanh co, phức tạp của sự PT, tính tất yếu hợp ql ra đời, của cái mới, cần ủng hộ cái mới. Đtr chống lại các TT bảo thủ, trì trệ, lạc hậu chậm đổi mới, ngại đổi mới..

    > Ql pđ là tất yếu diễn ra cả trong l/v TN và XH. Vì vậy, để chống lại qtr đào thải trên, con nguời thường đưa ra các giả tượng, nguyên cớ.. Vì vậy, muốn có xh tiến bộ cần tích cực đtr chống lại các hiện tượng trên.

    38. Anh chị trình bày phạm trù cái riêng – cái chung? Cho ví dụ minh họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Cái riêng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

    - Ví dụ: Một quả trứng trong nồi nước sôi

    - Cái chung: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ.. tồn tại phổ biến ở nhiều SVHT. (lưu ý pb: Cái chung phổ biến, đặc thù, cơ bản, không cơ bản)

    - Ví dụ: Khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

    - Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn

    > N/c cái chung cần dựa vào cái chung để tránh đường hướng chỉ đạo chung. Qua đó, sẽ đem lại hq cao trong học tập và công tác.

    > N/c cái riêng cần dựa vào con người, hoàn cảnh và điều kiện thực tế cụ thể. Mục đích nhằm nâng cao hiệu quả QL; đồng thời đề ra được những đường lối, chủ trương đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.

    > Cái chung và cái riêng có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp tốt giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, gđ & xh, dt & gc, qg & qt.

    > Phải chống hai khuynh hướng tuyệt đối hóa cái chung hoặc cái riêng sẽ dẫn đến thất bại.

    39. Anh trình bày phạm trù nguyên nhân – kết quả? Cho ví dụ minh họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Nguyên nhân: Dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận bên trong một SV hay giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nào đó.

    - Ví dụ: Việc trồng một ruộng lúa.

    - Kết quả: Dùng để chỉ những biến đổi do các nguyên nhân tạo ra.

    - Ví dụ: Ruộng lúa có năng suất cao.

    - Điều kiện: Là cái đảm bảo cho KQ ra đời.

    - Ví dụ: Sự chăm sóc của con người vào ruộng lúa như lựa chọn giống tốt, phân nước đầy đủ.

    - Ý nghĩa PPL

    + Mọi SV, HT xảy ra đều có NN -> muốn hiểu rõ sự vật, HT cần phát hiện ra NN, phân loại NN. Sau đó đưa ra PP để giải quyết hiệu quả.

    + MLH N-Q có tính nối tiếp. Do đó, phải hết sức thận trọng khi đề ra các qđ để tránh hq lớn có thể xảy ra từ những qđ sai lầm.

    + Công việc gì thành công hay thất bại đều có NN. Vì vậy, phải tìm NN, tạo đk cho những NN tích cực dẫn đến KQ tích cực, hạn chế những NN xấu dẫn đến KQ tiêu cực.

    + KQ có sự tác động trở lại NN. Vì vậy, trong học tập và công tác cần tận dụng tốt những KQ đã đạt được, nhằm tạo ra những thắng lợi cao hơn..

    40. Anh chị trình bày phạm trù nội dung và hình thức? Cho ví dụ họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Nội dung: Tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố tạo nên SV, HT.

    - Ví dụ: Chiếc xe hơi là có 04 bánh cao su, chứa được 4-6 người, sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu, tốc độ chạy từ 30 – 200 km/h.

    - Hình thức:

    +Là phương thức tồn tại

    +Là hệ thống mlh tương đối bền vững, giữa các yếu tố cấu thành nội dung của SV, HT.

    - Ví dụ: Chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao su, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút..

    - Ý nghĩa PPL

    + ND & HT thống nhất với nhau. Vì vậy, trong hđ nhận thức và thực tiễn không nên tách rời ND & HT.

    * Ko nên tuyệt đối hóa HT, xem nhe ND rời vào chủ nghĩa HT

    * Ko nên tuyệt đối hóa ND, xem nhe HT rời vào chủ nghĩa thực dụng. 26

    + Muốn thay đổi HT, phải chú ý thay đổi ND. Mặt khác, phải biết sử dụng HT phục vụ cho ND.

    41. Anh chị trình bày phạm trù bản chất và hiện tượng? Cho ví dụ họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Bản chất: Tổng hợp các mlh khách quan, tất nhiên ổn định bên trong, quy định sự phát triển của SV

    - Ví dụ: Bản chất của con người là tham lam

    - Hiện tượng: Là sự biểu hiện ra bên ngoài của b/c

    - Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen.. chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.

    - Ý nghĩa phương pháp luận:

    +Khi muốn nhận thức đúng đt, cần căn cứ vào b/c sự vật đó.

    +Muốn nắm được BCSV cần dựa trên NCTT cụ thẻ và SVHT, loại bỏ những SVHT giả. Tránh kết luận vội vàng, giản đơn về đt, nhất trong đánh giá con người.

    42. Anh chị trình bày phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên? Cho ví dụ họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Tất nhiên: NN bên trong quyết định, trong đk nhất định nhất thiết phải ra

    - Ví dụ: Khi quả trứng gà bị rơi từ độ cao 10 mét thì nó chắc chắn sẽ vỡ.

    - Ngẫu nhiên: NN bên ngoài quyết định, có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

    - Ví dụ: Trồng 1 hạt ngô xuống đất, hạt ngô đó có thể nảy mầm thành cây hoặc không thể nảy mầm do các điều kiện như không đủ ẩm.

    43. Anh chị trình bày phạm trù khả năng và hiện thực? Cho ví dụ họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Khả năng: Là những cái chưa có, nhưng sẽ có khi có điều kiện thích hợp

    - Ví dụ: Ông X đã có sẵn gạch, xi-măng, sắt, thép.. Ở đây có khả năng của một ngôi nhà

    - Hiện thực: Là những cái đã tồn tại trong TT.

    - Ví dụ: Bạn A đang đi xe đạp

    - Ý nghĩa phương pháp luận

    + HT là cái tồn tại trong thực tế, KN là cái chưa có ngay. Vì vậy, trong hoạt động NT & TT cần phải căn cứ vào HT, không nên dựa vào KN.

    + Trong xh, KN không tự chuyển hóa thành hiện thực, mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

    44. Anh chị hãy cho biết thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề này trong nhận thức và hoạt đông thực tiễn?

    Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

    Vai trò

    - Cơ sở nhận thức

    - Là động lực của nhận thức

    - Là mục đích của nhận thức

    - Tiêu chuẩn kiểm tính đúng đắn của nhận thức chân lý

    Ý nghĩa phương pháp luận:

    - Muốn nhận thức đúng bản chất sự vật, phải dựa vào hoạt động thực tiễn để kiểm tra.

    - Trong qtr nhận thức, đánh giá sự vật và con người không được xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến những sai lầm trong nhận thức.

    45. Anh chị cho biết thế nào là chân lý theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa? Từ đó, nêu và phân tích các tính chất của chân lý?

    Chân lý: Là những tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được kiểm nghiểm.

    - Ví dụ: Mặt Trăng luôn chuyển động xung quanh Trái Đất

    - Các tính chất cơ bản của chân lý (3 t/c)

    +Tính khách quan: Chân lý là những tri thức p/a đúng đắn HTKQ và được thực tiễn kiểm nghiệm.

    + Tính cụ thể của chân lý: Chân lý p/a SV, HT trong một điều kiện cụ thể với hoàn cảnh, đt, t/g, k/g và trong một mlh xác định, cụ thể.

    + Tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý: Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất dịnh, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan.

    46. Anh chị hãy phân tích quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX

    - LLSX & QHSX là hai mặt của 1 PTSX, LLSX, tác động b/c lẫn nhau, hình thành quy luật: QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX.

    - Sự phù hợp QHSX với trình độ của LLSX: Tạo ra sự kết hợp có hiệu quả giữa người LĐ + TLSX trong quá trình SXVC. -> NSC trong qtr SX.

    Ý nghĩa PPL

    - > Trong quá trình xd đường lối phát triển kinh tế, cần ưu tiên, mở đường cho LLSX phát triển; đb ưu tiên phát triển con người và KHKT, CN nhằm tạo ra hiệu quả, NSLĐ

    - > Muốn LLSX phát triển nhằm nâng cao NSLĐ, thì đòi hỏi phải tích cực cải tạo những QHSX cũ đã lỗi thời, lạc hậu kìm hãm, trói buộc LLSX phát triển.

    - > Trong QHSX cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức SH, TCQL, PPSP nhằm thu hút, kích thích người LĐ tham gia tích cực vào qtr SX, tạo ra NSLĐ, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. LH

    47. Anh chị hãy trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

    - Cơ sở hạ tầng là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

    -Kiến trúc thượng tầng: là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của chúng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.


    -Ý nghĩa phương pháp luận:

    + KTTT là do CSHT sinh ra. Vì vậy, phải xd và hoàn thiện một hệ thống PL, cơ chế, c/s, đầu tư chiến lược phù hợp với CSHT và cơ cấu thành phần kt, nhằm kích thích SX, nâng cao NSLĐ.

    + Thực hiện mở rộng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.

    + Đa dạng hóa các hình thức SH, TCQL, PPSP nhằm bđ lợi ích cho các GC, TL trong xh. Qua đó, sẽ kích thích, mở đường cho LLSX phát triển, góp phần củng cố KTTT và tình hình an ninh chính trị của qg.


    +Trong QHSX bao gồm: QHSX tàn dư, QHSX thống trị và mầm mống của QHSX tương lai. NN và các tổ chức xh cần có cơ chế, c/s loại bỏ dần các QHSX tàn dư, lạc hậu và củng cố vững chắc QHSX thống trị.

    48. Anh chị cho biết ý thức xã hội là gì? Cho ví dụ minh họa. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội?

    - Ý thức xã hội: Những tư tưởng, quan điểm lý luận, tình cảm, tâm trạng, thói quen, truyền thống phản ánh TTXH trong những GĐ lịch sử nhất định.

    - Ví dụ: Các học thuyết, tư tưởng.
     
    THG Nguyen, Thùy MinhHeo Bảo Bảo thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng bảy 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...