PHẦN VĂN HỌC HỌC KỲ I 1/ Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975 Các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam (1945- 1975) : - Văn học vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa + Phản ánh cuộc đấu tranh, kháng chiến, cổ vũ tinh thần chiến đấu + Tái hiện các chặng đường lịch sử, nhiệm vụ chính trị qua các đề tài: Tổ quốc, xã hội chủ nghĩa.. - Nền văn học hướng tới đại chúng + Cảm hứng đất nước của nhân dân + Các tác giả quan tâm tới đời sống của người lao động, nỗi khổ của người nghèo. + Dung lượng ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, ngôn ngữ dễ thuộc, dễ nhớ - Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn + Phản ánh các vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn với đất nước + Cầm bút, nhìn cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử + Tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu- Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng- Nguyễn Thi, thơ ca Tố Hữu.. - Cảm hứng lãng mạn + Trong những năm có chiến tranh, dù nhiều khó khăn, hi sinh nhưng lòng tràn đầy mơ ước + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc + Tác động, cảm hứng lãng mạn, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên trên thử thách gian lao - Kết hợp hài hòa yếu tố sử thi và lãng mạn, vận động và phát triển cách mạng 2/ Quan điểm sang tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? - Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ - Chú trọng tính chân thật, tính dân tộc của văn học + Miêu tả cho hay, chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú + Nhà văn có ý thức đề cao tình thân, cốt cách trong dân tộc + Nhà văn tìm tòi sáng tạo - Cầm bút bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng giao tiếp + Xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung, cách thức trước khi viết - Ý nghĩa: Quan điểm sáng tác chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác, tư tưởng sâu sắc, biểu hiện sinh động, đa dạng 3/ Mục đích và đối tượng của Bản Tuyên ngôn độc lập? - Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ; đồng thời còn là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ.. - Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam 4/ Phong cách thơ Tố Hữu? - Mang tính trữ tình chính trị sâu sắc - Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn - Giọng thơ chân tình ngọt ngào đằm thắm - Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. 5/ Vì sao nói hình thức nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc đậm đà tính dân tộc? Biểu hiện tính dân tộc trong thơ Việt Bắc (Tố Hữu) : - Vẻ đẹp đặc trưng tâm hồn, cốt cách dân tộc Việt Nam: + Tình cảm tha thiết gắn bó với cội nguồn, quá khứ, gian khổ + Tình cảm gắn bó, ngọt bùi, đồng cam cộng khổ + Tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến + Niềm tự hào dân tộc trước sự trưởng thành Cách mạng - Tính dân tộc thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập tới những phương diện đặc trưng nhất đời sống con người - Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đặc trưng, độc đáo, kỉ niệm với những người dân Việt Bắc Phương diện nghệ thuật - Thể thơ lục bát, giọng thơ uyển chuyển, giàu nhạc tính, dễ nhớ, dễ thuộc - Hình thức đối đáp trong ca dao trữ tình - Cách xưng hô ta- mình mộc mạc, dân dã, thấm tính quân dân - Ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, hình ảnh gần gũi, nhiều sức gợi - Tình yêu thiên nhiên, con người Việt Bắc sâu nặng, nghĩa tình 6/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc? - Việt Bắc là quê hương cách mạng, nơi có hang Pắc Bó mà Nguyễn Ái Quốc sau bao nhiêu năm tìm đường cứu nước đã đặt chân đầu tiên khi về với Tổ quốc (tháng 2 năm 1941), nơi Trung ương Đảng và Bác Hồ đã thành lập Mặt trận Việt Minh chuẩn bị tổng khởi nghĩa dẫn đến Cách mạng Tháng 8 thành công. Nơi đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời (Quân đội nhân dân Việt Nam), nơi có 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hòa bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10 - 1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội. - Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: Từ chiến tranh sang hòa bình, từ núi rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, với những người đã từng "chia ngọt sẻ bùi". Người ra đi không khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi.. - Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu - một cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ "Việt Bắc" vào tháng 10 - 1954. Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ "Việt Bắc", một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 7/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến? - Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947: + Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào + Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa + Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước - Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng - Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây) - Bài thơ ban đầu có tên là "Nhớ Tây Tiến". Đến năm 1957, in lại bỏ từ "nhớ", in trong tập "Mây đầu ô" 8/ Vẻ đẹp, hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng? - Vẻ đẹp hào hùng nhưng rất đỗi hào hoa của lính Tây Tiến - Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn - Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở - Những người lính vẫn kiên cường, vượt qua khó khăn, bệnh tật - Tinh thần lạc quan, yêu đời Chất bi tráng: Cái chết trong bài Tây Tiến không mang cảm giác bi lụy, tang tóc - Nghệ thuật + Cảm hứng lãng mạn giữa hiện thực chiến tranh tàn khốc + Sử dụng thủ pháp đối lập gây ấn tượng, mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây, lính Tây Tiến 9/ Phân tích hình tượng sóng của bài thơ Sóng của tác giả Xuân Quỳnh? - Hình tượng sóng: + Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết + Sóng có phẩm chất, tính cách giống "em" - Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu + Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu + Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên - Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu + Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu - Khát vọng tình yêu vĩnh cửu + Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao + Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt 10/ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân? - Điểm thống nhất: Khám phá, phát hiện vẻ đẹp ở sự độc đáo và tài hoa + Chữ người tử tù nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ + Người lái đò sông Đà được nhìn trên phương diện chiến sĩ trên mặt trận sông Đà - Nét riêng: Trước cách mạng + Đề tài: Mang tâm sự người đi tìm vẻ đẹp xưa cũ chỉ còn vang bóng + Nhân vật: Thường là các tài tử, nhà nho, người có khí phách + Giọng điệu: Bất bình trước xã hội mục ruỗng Sau cách mạng: + Đề tài: Cuộc sống, chiến đấu của nhân dân, hiện thực của đất nước + Nhân vật là những con người đời thường, người lao động + Giọng điệu: Thủ thỉ, tâm tình 11/ Ý nghĩa nhan đề bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường? Tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường được in trong tập sách cùng tên. Khi đặt cho bài bút kí của mình nhan đề trên, nhà văn đã gửi gắm nhiều ý nghĩa. Trước hết, xét về kiểu câu: "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là một câu hỏi. Thật hiếm khi một câu hỏi lại được lấy làm nhan đề của một tác phẩm. Điều này đã thể hiện được nét độc đáo của nhà văn. Đồng thời, qua câu hỏi trên, Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn hướng người đọc đến việc tìm hiểu nguồn gốc của dòng sông. Cụ thể hơn, đó là dòng sông Hương của xứ Huế mộng mơ. Con sông đã gắn bó với vùng đất này từ biết bao đời nay. Nguồn gốc của dòng sông bắt nguồn từ một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung: "Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi". Cái tên "sông Hương" sông thơm) - tuy giản dị nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa thật sâu sắc. Không chỉ vậy, qua nhan đề trên, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn bộc lộ một niềm tự hào về những con người nơi đây, với những nét văn hóa truyền thống được còn được giữ gìn từ ngàn xưa. Cũng như tác giả muốn bộc lộ sự biết ơn dành cho thế hệ đi trước đã có công khai phá vùng đất này. Đó là niềm tự hào sâu sắc dành cho quê hương, đất nước. "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" quả là một nhan đề độc đáo, chứa đựng nội dung tư tưởng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm. Trên đây là một số câu hỏi ôn tập ngữ văn học kỳ 1. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết của mình!