Đề cương ôn tập: Môn Lịch Sử 6, học kì I - Sách Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 8 Tháng mười hai 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Bài 1: Lịch sử và cuộc sống

    Câu 1: Lịch sử là gì? Bộ môn lịch sử là gì?

    - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra, ngoài ra lịch sử còn được hiểu là một môn khoa học chuyên nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.

    - Môn Lịch sử là một môn học chuyên tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến tận ngày nay.

    Ví dụ: Môn Lịch sử nghiên cứu lịch sử hình thành Trái Đất, nghiên cứu quá trình tiến hóa của loài người.

    Câu 2. Vì sao phải học lịch sử?

    Cần học lịch sử. Vì:

    - Học lịch sử giúp chúng ta hiểu quá khứ, hiểu về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ, dòng tộc.. dân tộc, quốc gia, và cả nhân loại.

    - Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công, thất bại của quá khứ để xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai.

    Câu 3. Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xe-rông đã nói: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống". Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?

    Lịch sử chính là thầy dạy của cuộc sống. Vì:

    - Vì lịch sử cho ta biết về quá khứ của một dân tộc, chủ quyền của đất nước, đời sống của cha ông, cội nguồi dân tộc.

    - Qua đó nhắc nhở ta hãy nhớ về quá khứ của dân tộc, biết kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, biết xây dựng và phát triển đất nước.

    - Vì Lịch sử còn đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ, từ đó giúp ta phát triển cuộc sống hiện tại và tương lai

    BÀI 2. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại Lịch sử

    (Đề cương ôn tập lịch sử 6, kì 1)

    Câu 1: Dựa vào đâu để phục và dựng lại lịch sử?

    Để phục dựng lại lịch sử, dựa vào các tư liệu còn lưu giữ về lịch sử, như Tư liệu hiện vật, Tư liệu chữ viết, Tư liệu truyền miệng, Tư liệu gốc

    Câu 2. Khái niệm các tư liệu lịch sử

    - Tư liệu hiện vật (Là những di tích, đồ vật, cổ vật.. của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, Ví dụ: Trống đồng Đông Sơn)

    - Tư liệu chữ viết (Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách, tài liệu được in, khắc chữ.. Ví dụ: Bia Văn Miếu)

    - Tư liệu truyền miệng (Là những câu chuyện dân gian được lưu truyền từ khi chưa có chữ viết (như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích), được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác. VD: Truyền thuyết, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh)

    - Tư liệu gốc (Là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện, sự việc hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử)

    Câu 3. Theo em, việc tìm hiểu các tư liệu lịch sử (sử liệu) có ý nghĩa gì và giá trị gì?

    - Đây là ph
    ương tiện giúp các nhà sử học nhận thức được những gì đã xảy ra trong quá khứ để phục dựng quá khứ chính xác và khách quan nhaat.

    - Giúp chúng ta hình dung về cuộc sống tinh thần và vật chất của nhân loại, giúp lí giải một số hiện tượng, sự việc đã xảy ra trong quá khứ.

    Câu 4: Hãy kể tên một số truyền thuyết có liên quan đến lịch sử mà em biết.

    - Một số truyền thuyết có liên quan đến Lịch sử là: Truyền thuyết Thánh Gióng, Truyền thuyết bánh chưng – bánh giày, Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Sự tích Hồ Gươm.

    Câu 5. Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu cũng được coi là tư liệu chữ viết?

    Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết vì:

    - Các thông tin được khắc trên bia đều được thể hiện ở dạng chữ viết.

    - Trên mỗi tấm bia đều có các bài viết về quan điểm dựng nước và giữ nước; phát triển giáo dục của các triệu đại phong kiến Việt Nam và tiểu sử, thành tích của các tiến sĩ.

    Câu 6. Ở nơi em sinh sống có những hiện vật nào có thể giúp tìm hiểu lịch sử. Hãy giới thiệu ngắn gọn một hiện vật mà em thích nhất.

    Ví dụ: Hà Nam có Tư liệu hiện vật tiêu biểu như trống đồng Ngọc Lũ (thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), xuất hiện vào thời kỳ Hùng Vương. Trống có hình dáng cân đối, hài hòa với hoa văn trang trí tuyệt mỹ, là di vật, giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn hóa đồ đồng. Đây là bảo vật quốc gia.

    Bài 3. Thời gian trong lịch sử

    Câu 1. Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử

    Cần xác định thời gian trong lịch sử vì:

    - Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiếu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.

    - Để đo đếm được thời gian, ta cần biết cách tỉnh. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau.

    Câu 2. Các cách tính thời gian trong lịch sử.

    Các cách tính thời gian trong lịch sử:

    - Từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc phương Đông khác thì tính theo âm lịch. Còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu.. thì theo dương lịch.

    - Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất . Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kl chuyền động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

    - Về sau, dương lich đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Đồng thời còn có cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm) và thiên niên kỉ (1000 năm), tỉnh từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó.

    Câu 3: Hãy kể những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta?

    - Những ngày nghỉ lễ dương lịch: 1/1 (Tết dương), ngày Quốc khánh 2/9, 30/4 Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước - 1/5 (Quốc tế lao động)

    - Những ngày nghỉ lễ âm lịch: Tết âm, Giỗ tổ Hùng Vương 1/3

    Bài 4: Nguồn gốc loài người

    Câu 1: Cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó.

    Quá trình tiến hóa từ vựợn thành người đã diễn ra cách đây hàng triệu năm.

    Ở chặng đầu của quá trình đó, cách ngày nay khoảng 5 – 6 triệu năm, đã có một loài Vượn người sinh sống. Từ loài Vượn người, một nhánh đã phát triển lên thành Người tối cổ.

    Khoảng 4 triệu năm trước đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến đổi thành Người tinh khôn.

    Câu 2. Em thấy Vượn người, Người tinh khôn và Người tối cổ có điểm gì khác nhau?

    - Vượn người: Đi đứng = 2 chân, 2 chi trước có thể cầm nắm

    - Người tinh khôn: Hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay tự do cầm nắm công cụ, có cấu tạo cơ thể như người ngày nay

    - Người tối cổ: Đi và đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, u mài cao, hộp sọ lớn hình thành trung tâm phát tiến nói trong não.

    Câu 3. Việt Nam là quê hương của một dạng Người tối cổ vì:

    - Ở Việt nam đã tìm thấy răng của Người tối cổ ở Lạng Sơn. Tìm thấy công cụ được ghè đẽo thô sơ ở Gia Lai, Thanh Hóa..

    Câu 4. Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thuỷ?

    - Lao động giúp tạo ra thức ăn, của cải cho con người

    - Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại. Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình và làm cho đời sống ngày càng phong phú hơn.

    Bài 5: Xã hội nguyên thủy

    Câu 1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy

    - Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua hai giai đoạn: Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc

    - Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của Người nguyên thủy dần trở nên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại.

    Câu 2. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

    a. Về đời sống vật chất:

    - Người nguyên thủy biết mài đá tạo thành nhiều công cụ rìu, chày cuốc đá..

    - Biết trồng trọt và chăn nuôi.

    - Biết làm đồ gốm với nhiều kiểu dáng hoa văn phong phú.

    - Sống trong hang động mái đá hoặc túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây.

    b. Về đời sống tinh thần:

    - Biết làm đàn đá, vòng tay bằng đá và vỏ ốc, làm chuỗi hạt bằng đất nung, biết vẽ tranh trên vách hang.

    - Đời sống tâm linh chôn theo người chết và cả công cụ và đồ trang sức.

    - > Ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn

    Câu 3. Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thuỷ?

    Lao động giúp tạo ra thức ăn, của cải cho con người

    Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại. Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình và làm cho đời sống ngày càng phong phú hơn.

    Câu 4. Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

    Đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn là:

    - Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: Các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

    - Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

    - Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.

    Bài 6. Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy

    Câu 1: Nêu quá trình con người phát hiện ra kim loại

    Vào khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo cồn cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.

    Vào khoảng 3500 năm TCN: Người Tây Á và Ai Cập đã biết dùng đồng đỏ

    Thời gian sau, Cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau

    Khoảng đầu thiên niên kỉ thứ I TCN: Con người biết chế tạo các công cụ bằng sắt

    b. Vai trò:

    - Nhờ công cụ lao động bằng kim loại con người có thể khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt

    - Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới được ra đời, nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi súc vật.

    - Nghề luyện kim và chế tác đồ đồng xuất hiện cùng với các nghề dệt vải làm đồ gốm.. trao đổi buôn bán phát triển.

    - Sản xuất phát triển tạo ra của cải ngày càng nhiều. Người ta làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.

    Câu 2: Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào tới đời sống của con người?

    A) Tác động tới đời sống vật chất

    - Nhiều công cụ mới bằng kim loại như lưỡi cày, rìu, cuốc ra đời

    - Kinh tế nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi súc vật phát triển, diện tích trồng trọt mở rộng

    - Nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng phát triển

    - Nghề dệt vải, làm đồ gốm, đồ mộc.. dần trở thành ngành sản xuất riêng.

    - Năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. Con nguời có của cải dư thừa

    B) Tác động tới đời sống xã hội

    + Các gia đình phụ hệ xuất hiện, thay thế các gia đình mẫu hệ.

    + Công xã thị tộc dần bị thu hẹp do một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống.

    + Xuất hiện tình trạng "tư hữu" do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ "công bằng và bình đẳng" trong xã hội bị phá vỡ.

    + Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

    Câu 3. Cho biết nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc gì

    - Dùng để chế tạo đồ thờ cúng như đỉnh đồng, lư đồng, hạc đồng..

    - Chế tạo đồ đồng mỹ nghệ: Tượng đồng, tranh đồng, trống đồng..

    - Chế tạo Đồ đồng phong thủy như sư tử..

    Câu 4: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

    - Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, sản phẩm làm ra nhiều xuất hiện của cải dư thừa.

    - Một số người, chiếm đoạt một phần của cải dư thừa, ngày càng trở nên giàu có. XH có sự phân hóa giầu nghèo XH nguyên thủy dần tan rã.

    Bài 7. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

    Câu 1. Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại:

    - Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua.

    - Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông O-phrát và Tigro ở khu vực Tây Nam Á.

    - Từ sớm, họ đã phát minh ra cái cày, biết sử dụng sức kéo của động vật để cây ruộng, biết đắp đê, làm hệ thống kênh mương.

    - Các dòng sông trở thành tuyến dường giao thương chính, thuacs đẩy thương mại Ai Cập và Lưỡng Hà phát triển.

    Câu 2. Nhà nước Ai Cập hình thành vào thời gian nào?

    - Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mô-nét

    Câu 3. Nhà nước Ở Lưỡng Hà hình thành vào thời gian nào?

    - Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, do người Xu-me lập ra.

    Câu 4. Ở Lưỡng Hà vua được gọi là gì?

    - Gọi là En-xi.

    Câu 5. Gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế. Vì:

    - Là nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền

    Câu 6. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

    *Ai cập:

    Sản xuất: Cái cày, bánh xe, làm thuỷ lợi

    Chữ viết: Chữ tượng hình

    Toán học: Phép tính theo hệ đếm thập phân, giỏi hình học

    Y học: Thuật ướp xác

    Kiến trúc. Điêu khắc: Kim tự tháp, tượng Nhân sư


    Giấy; Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy

    *Lưỡng Hà:

    Cái cày, bánh xe, làm thuỷ lợi

    Chữ hình nêm

    Hệ đếm 60, tính diện tích các hình

    Làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày


    Vườn treo Ba-by-lon

    - Người Ai Cập và Lưỡng Hà có đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay như cách làm thuỷ lợi, phát minh ra cái cày, bánh xe, chữ viết

    Câu 7. Em ấn tượng nhất với thành tựu văn hóa nào của nguời Ai Cập và Lưỡng Hà? Vì sao?

    - Ấn tượng nhất với Kim tự tháp ở Ai Cập,

    - Nó cao tới 147m. Đế xây dựng công trình này, người ta sử dụng tới 2, 3 triệu tăng đá, mỗi tảng nặng khoảng 3 tấn, rồi mài nhẵn và xếp chồng lên nhau mà không dùng bất cứ vật liệu kết dính nào.

    Trải qua hàng nghìn năm, đến nay các kim tự tháp vẫn đứng vững như muốn thách thức với thời gian.

    Câu 2: Em hãy nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Luỡng Hà cổ đại.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    (Còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng mười hai 2021
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Bài 11. Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

    Câu 1. Hãy mô tả vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á

    - Vị trí địa lí của Đông Nam Á:

    + Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

    + Khu vực này án ngữ ở vị trí ngã tư đường giao thông quốc tế (nó là cầu nối giữa 2 đại dương lớn: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; đồng thời khu vực này còn là cầu nối giữa 2 lục địa lớn của thế giới (lục địa Á – Âu và lục địa Ôxtrâylia).

    Câu 2. Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

    - Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á là: Âu Lạc, Lâm Ấp; Phù Nam; Sri Kse-tra; Dva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a; Chân lạp; Tam-bra-lin-ga; Lang-ka-su-ka; Ma-lay; Ta-ru-ma; Ka-lin-ga.

    Bài 12. Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

    Câu 1. Nhận xét hoạt động giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên

    - Ở khu vực này, hoạt động thương mại, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

    - Thị trường buôn bán rộng mở, cụ thể:

    + Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau (tại di chỉ khảo cổ Pông-tuc, đã phát hiện được 2 cánh hoa dát vàng, rất giống với mảnh vàng ở Óc Eo (khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay)

    + Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với bên ngoài (ở phía Đông đảo Booc-nê-ô phát hiện các hiện vật của Ấn Độ và nhà Hán (Trung Quốc) ; tại di di chỉ khảo cổ Pông-tuc (Thái Lan) tìm thấy 1 chiếc đèn lồng kiểu La Mã).

    Câu 2. Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á thể hiện như thế nào?

    - Đông Nam Á là một khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa mang sắc thái riêng biệt. Với địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước. Vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phổ biến đồ sắt, kinh tế nông nghiệp phát triển.

    - Đồng thời, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc (thông quan việc giao lưu thương mại) nên tại Đông Nam Á có nhiều vương quốc cổ đã xuất hiện ở khu vực này, cụ thể:

    + Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa.

    + Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a.

    + Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.

    + Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic.

    + Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-layu; Ta-ru-ma, Can-tô-li.

    Câu 3. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo.

    - "Còn gạo không biết ăn dè

    Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra"

    - "Muốn cho lúa nảy bông to,

    Cày sâu bừa bĩ phân tro cho nhiều"

    Bài 13. Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á

    Câu 1. Kể tên các nước Đông Nam Á hiện nay?

    -. Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia

    - Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippins, Singapore, Đông Timor, Brunei

    Câu 5. Em hãy nêu những điểm tương đồng về vị trí địa lí của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

    - Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á đều được hình thành ở lưu vực những dòng sông lớn đổ ra biển (đây là nơi thuận lợi cho sự quần tụ dân cư, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và giao lưu với thế giới bên ngoài).

    - Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ nào? Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay?

    - Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của các vương quốc cổ là: Chân Lạp (là Campuchia), Phù Nam (thuộc Việt Nam)

    Câu 6. Giao lưu thương mại đã dẫn tới những thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu công nguyên?

    - Tác động của giao lưu thương mại đến khu vực Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu công nguyên:

    + Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa Đông Nam Á với các nền văn hóa khác (đặc biệt là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ).

    + Tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X.

    + Nhiều khu vực của Đông Nam Á đã trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo (Phù Nam), Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a), Trà Kiệu (Champa)..

    + Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.

    Câu 7. Giao lưu văn hóa đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến nền văn hóa Đông Nam Á là:

    + Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

    + Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình (chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ)

    + Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi: Riêm kê (Campuchia) ; Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a).

    + Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.

    - Phật giáo chính là văn hóa cổ đại ở châu Á có tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Nam Á

    Câu 8. Thời cổ đại, Con đường giao thương chính từ Ấn Độ và từ Trung Quốc đến Đông Nam Á là con đường nào?

    - Chủ yếu được thực hiện bằng đường biển,

    Câu 9. Nêu một ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ.

    - Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn

    - Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ, đặc biệt qua 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Sử thi Ra-ma-kien (Thái Lan) ; Riêm Kê (Cam-pu-chia)..

    Câu 10. Con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển, đại dương nào ngày nay?

    - Con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển, đại dương ngày nay là:

    + Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

    + Biển Gia-va, Biển Đông;

    + Vịnh Ben-gan; Vịnh Thái Lan
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...