Đề cương ôn tập Mác Lê - Nin cuối kỳ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 3 Tháng mười 2022.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Đề cương cuối kỳ

    Môn học: Những chủ nghĩa cơ bản của Mác - Lênin

    1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức (Khái niệm vật chất, ý thức; mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức)

    - Khái niệm vật chất: "Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ hiện tại khách quan được đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác."

    - Nội dung cơ bản của định nghĩa về vật chất: Vật chất với tư cách là phạm trù triết học; Vật chất tồn tại khách quan; Con người có thể nhận thức được thế giới.

    - Ý nghĩa của định nghĩa về vật chất: Bảo vệ được thế giói quan duy vật trước sự đấu tranh của CNDT; Khắc phục tính trực quan siêu hình trong quan điểm về vật chất của CNDV trước Mac; Khắc phục quan điểm duy tâm về xã hội.

    - Khái niệm về ý thức:

    +Nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên (2 yếu tốc ơ bản: Bộ óc con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động sáng tạo) & nguồn gốc xã hội của ý thức (nguồn gốc cấu thành cơ bản và trực tiếp nhất là: Lao động và ngôn ngữ)

    + Là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người, lầ hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là hiện thực khách quan đã được di chuyển vào bộ não của con người và được cải biến đi.

    + "Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan."

    + Là 1 hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu phức tạp, nó bao gồm:

    - Theo các yếu tố hợp thành: Ý thức bao gồm tri thức, tình cảm, niềm tin.. Trong đó tri thúc là yếu tố cơ bản, cốt lõi.

    - Theo chiều sâu của nội tâ: Ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức.

    - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Là mối quan hệ biện chứng. Trong dó, vật chất có rước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song, ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác dụng trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    2. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật (Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển).

    - Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

    **Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

    + Khái niệm: Các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù có phong phú, đa dạng thì chúng cũng chỉ là những tồn tại khác nhau của một thực thể duy nhất là thế giới vật chất.

    + Mối liên hệ là sự quy định, sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng.

    + Tính chất của các mối liên hệ:

    - Tính khách quan: Sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc ý chí con người.

    - Tính phổ biến: Không có SV, HT nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với SV, HT khác. Đồng thời, cũng không có bất kỳ sự vật hiện tượng nào không phải là 1 cáu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ 1 tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lần nhau.

    - Tính đa dạng, phong phú: Các SV, HT hay quá tình khác nhau đêù có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Quan niệm về tính chất này của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các môi liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.

    + Ý nghĩa phương pháp luận:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    **Nguyên lý về sự phát triển:

    + Khái niệm: Phát triển là 1 phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển còn là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của SV, HT; Là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ SV, HT cũ trong hình thái của SV, HT mới.

    + Tính chất của sự phát triển:

    - Tính khách quan: Sự phát triển bắt nguồn từ bản thân SV, HT, là quá trình giải quyết các mâu thuẫn của SV, HT đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.

    - Tính phổ biến: Được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vự tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi SV, HT.

    - Tính đa dạng, phong phú: Phát triển là khuynh hướng chung tuy nhiên mỗi SV, HT, lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Trong quá trình phát triển còn chịu nhiều sự tác động của các SV, HT, quá trình khác.

    + Ý nghĩa phương pháp luận:

    - Trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn phải có quan điểm phát triển.

    - Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ, định kiến, tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật.

    Để đánh giá sự phát triển cần có quan điểm lịch sử cụ thể.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (Khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận).

    - Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất:

    + Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất, tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất, với người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định trong nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất. Là toàn bộ năng lực chinh phục tự nhiên của con người từng thời kỳ nhất định.

    + Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Bao gồm: Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý quá trình sản xuất, quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những mối quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết đinh cảu quan hệ sở hữu về tư liệu sản xúat.

    - Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

    +LLSX và QHSX là 2 mặt của phương thức sản xuất, chúng có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó:

    SLLSX quyết định QHSX:

    - QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

    - Khi LLSX phát triển đến 1 trình độ nhất định, tất yếu QHSX sẽ thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển mới của LLSX

    Sự thay thế này có ý nghĩa là PTSX cũ mất đi, PTSX mới ra đời.

    SQHSX tác động trở lại LLSX:

    - Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, nó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.

    - Nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, nó sẽ kìm hãm kinh tế phát triển

    + Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

    - Ý nghĩa của phương pháp luận:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    7. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Khái niệm giai cấp công nhân, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân).

    - Khái niệm giai cấp công nhân (GCCN) :

    + Là tập đoàn người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa ngày càng cao.

    + Hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền SX công nghiệp ngày càng hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là LLSX cơ bản và tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp thamgia quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp để sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội

    + Là đại biểu cho LLSX và PTSX tiên tiến trong tiến trình lịch sử quá độ từCNTB lên CNXH

    (C. Mac và Ph. Angghen đã dùng 1 số thuật ngữ khác nhau để biểu hiện thuật ngữa này: Giai cấp vô sẩn, giai cấp vô sản hiện đại.. Về cơ bản những thuật ngữ này biểu thị 1 khái niệm thống nhất: Chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cáp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại)

    - Trong phương thức sản xuất TBCM, GCCN có 2 đặc trưng cơ bản sau đây:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    - Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN:

    + GCCN có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dan lao dộng đấu tranh xóa bỏ chế độTBCN và xây dựng xã hội CN

    + Sứ mệnh lịch sử GCCN được thực hiện theo 2 bước sau:

    Thứ nhất, GCCN chiếm lấy chính quyền nhà nước

    Thứ hai, lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành công xã hội mới.

    - Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN:

    + Là giai cấp cơ bản sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong Chủ nghĩa tư bản, GCCN gắn với LLSX tiên tiến nhất, là lực lượng quyết định phá vỡ QHSX TBCN, xây dựng PTSX mới cao hơn PTSX TBCN. (Về kinh tế)

    + Giai cấp công nhân là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới. (Về kinh tế)

    + GCCN có hệ tư tưởng khoa học và cách mạng làm nến tảng. (Về xã hội)

    + GCCN có Đảng Cộng sản tiên phong lãnh đạo. (Về xã hội)

    + GCCN có khả năng tập hợp lực lượng để giải phóng mình, giải phóng xẫ hội (Về xã hội) :

    Điều kiện sống và làm việc của GCCN tập trung, nên họ có thể đoàn kết chống lại GCTS.

    Về lợi ích, GCCN và đa số quần chúng nhân dân lao động cơ bản thống nhất với nhau, do đó dễ đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp khác chống lại GCTS.

    + Ngoài ra, xét về đặc điểm chính trị xã hội:

    Thứ nhất, GCCN là giai cấp tiên phong và có tinh thần cách mạng triệt để nhất.

    Thứ hai, GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luât cao.

    Thứ ba, GCCN có bản chất quốc tế.

    8. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (Quan niệm dân chủ, nền dân chủ và các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ; những đặc trưng cơ bản và tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa).

    - Quan niệm dân chủ và nền dân chủ:

    + Dân chủ được hiểu là quyền lực của nhân dân.

    + Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lenin về dân chủ:

    Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người.

    Thứ hai, dân chủ gắn liền với nhà nước và mang bản chất của giai cấp thống trị.

    Thứ ba, dân chủ phản ánh trình độ cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, giai cấp và con người.

    + Nền dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, do giai cấp thống trị đặt ra và là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp.

    - Những đặc trưng cở bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

    + Một là, với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân

    + Hai là, nền dân chủ xhcn có cơ sở kinh tế dựa trên chế độ công hữu về TLSX.

    + Ba là, có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.

    + Bốn là, nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp.

    - Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

    + Thực hiện dân chủ để phát huy tích cực, sáng tạo của nhân dân trong công việc quản lý nhà nước và phát triển xã hội.

    + Dân chủ là động lực của sự phát triển xã hội và là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    9. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa (Khái niệm về văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa; nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa).

    - Khái niệm về văn hóa:

    + Là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kì lịch sử nhất định.

    - Khái niệm về nền văn hóa là:

    + Biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế-chính trị của mỗi thời kì lịch sử. Mọi nền văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp và gắn với bản chất giai cấp cầm quyền.

    - Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

    +Là nền văn hóa có những đặc trung sau đây:

    Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cơ bản, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

    Là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

    Là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý của nhà nước XHCN

    - Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá xhcn:

    + Cuộc cách mạng XHCN là cuộc cách mạng triệt để, nên phải tiến hành trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa.

    + Do phương thức sản xuất vật chất thay đổi thì phương thức sản xuất tinh thần cũng phải thay đổi theo.

    + Do yêu cầu của việc cải tạo xã hội thành xã hội mới – XHCN.

    + Để đưa nhân dân trở thành chủ thể sản xuất và hưởng thụ các giá trị văn hóa.

    + Do yêu cầu của quá trình nâng cao trình độ văn hóa của quần chúng nhân dân.

    + Vì văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình xây dựng CNXH.

    - Nội dung

    + Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.

    + Xây dựng con người mới phát triển toàn diện:

    Có ý thức và năng lực làm chủ.

    Là người lao động mới

    Sống có nghĩa tình, có tinh thần cộng đồng

    Có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng.

    + Xây dựng lối sống văn hóa xã hội chủ nghĩa.

    + Xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa.

    - Phương thức xây dựng:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...