Đề cương ôn tập HKI môn khoa học tự nhiên lớp 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 25 Tháng mười hai 2021.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN KHTN 6 - PHÂN MÔN HÓA HỌC

    I. Trắc nghiêm khách quan :(12 câu)

    Câu 1. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

    A. Lúa mạch.

    B. Ngô.

    C. Mía.

    D. Lúa.

    Câu 2. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

    A. Gạo.

    B. Rau xanh.

    C. Thịt.

    D. Gạo và rau xanh.

    Câu 3. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào?

    A. Từ rắn sang lỏng

    B. Từ lỏng sang hơi

    C. Từ hơi sang lỏng

    D. Từ lỏng sang rắn

    Câu 4. Bạn An tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn.

    Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?

    A. Con châu chấu bình 1 chết, bình 2 sống.

    B. Cả hai con châu chấu đều chết.

    C. Cả hai con châu chấu đều sống.

    D. Con châu chấu bình 1 sống, bình 2 chết.

    Câu 5 . Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

    A. Hỗn hợp nước đường.

    B. Hỗn hợp nước muối

    C. Hỗn hợp nước và rượu.

    D. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

    Câu 6. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là

    A. Dung dịch

    B. Huyền phù.

    C. Nhũ tương.

    D. Chất tinh khiết.

    Câu 7 . Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

    A. Nhũ tương.

    B. Huyền phù.

    C. Dung dịch.

    D. Dung môi.

    Câu 8 . Phương pháp nào dưới đâylà đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

    A. Lọc.

    B. Dùng máy li tâm.

    C. Chiết.

    D. Cô cạn.

    Câu 9 . Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách dầu ăn ra khỏi nước?

    A. Lọc.

    B. Dùng máy li tâm.

    C. Chiết.

    D. Cô cạn.

    Câu 10. Tác dụng của việc đeo khẩu trang là gì?

    A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

    B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.

    C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

    D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

    Câu 11. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?

    A. Chơi bóng rổ

    B. Cấy lúa

    C. Đánh đàn

    D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm;

    Câu 12 . Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của KHTN

    A. Hóa học

    B. Sinh học

    C. Thiên văn học

    D. Khoa học trái đất

    II. Tự luận:

    Câu 1 . Hiện tượng ngộ độc thực phẩm tập thể ngày càng nhiều. Trong đó, có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học.

    A. Em hãy kể một vài vụ ngộ độc thực phẩm mà em biết?

    B. Em hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm?

    Câu 2. Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp? Cho một số ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp mà em biết.

    Gợi ý trả lời:

    - Chất tinh khiết được tạo ra từ một chất duy nhất.

    Ví dụ: Tinh bột, muối ăn, đường, nước cất..

    - Hỗn hợp gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

    Ví dụ: Nước tự nhiên, nước muối, muối tiêu..

    Câu 3. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước mưa hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

    A. Nước mưa, nước máy có phải là nước tinh khiết không?

    B. Tại sao khi đun nước lấy từ máy lọc nước thì bên trong ấm ít bị đóng cặn hơn.

    C. Làm thế nào để làm sạch vết cặn trong ấm?

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I KHTN 6 - SINH HỌC (2021-2022)

    Câu 1: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

    A. Xe ô tô.

    B. Cây cầu.

    C. Cây bạch đàn.

    D. Ngôi nhà.

    Câu 2: Đặc điểm của tế bào nhân thực là gì?

    A. Có thành tế bào bảo vệ bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào..

    B. Có chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào..

    C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.

    D. Có lục lạp thực hiện chức năng quang hợp..

    Câu 3: Một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào con?

    A. 8.

    B. 6.

    C. 4.

    D. 2.

    Câu 4: Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu tế bào này thực hiện ba lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

    A. 12

    B. 24

    C. 36

    D. 48

    Câu 5: Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành 16 tế bào con. Hỏi tế bào đó đã trải qua mấy lần sinh sản?

    A. 2

    B. 4

    C. 6

    D. 8

    Câu 6: Chức năng của màng tế bào là gì?

    A. Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

    B. Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào.

    C. Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

    D. Tham gia vào quá trình quang hợp của tế bào.

    Câu 7: Thành phần nào có chức năng điều khiển các hoạt động sống của tế bào?

    A. Nhân.

    B. Chất tế bào

    C. Màng tế bào.

    D. Lục lạp.

    Câu 8: Thành phần chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào?

    A. Nhân.

    B. Chất tế bào.

    C. Màng tế bào.

    D. Lục lạp.

    Câu 9: Hình dạng của tế bào?

    A. Hình cầu, hình thoi.

    B. Hình đĩa, hình sợi.

    C. Hình sao, hình trụ.

    D. Nhiều hình dạng.

    Câu 10: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

    A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

    B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

    C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

    D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

    Câu 11: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là gì?

    A. Mô

    B. Tế bào

    C. Cơ quan

    D. Hệ cơ quan

    Câu 12: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ mấy tế bào?

    A. Hàng trăm tế bào.

    B. Hàng nghìn tế bào.

    C. Một tế bào.

    D. Một số tế bào.

    Câu 13: Cơ thể nào sau đây là đơn bào?

    A. Con chó

    B. Trùng biến hình.

    C. Con ốc sên.

    D. Con cua.

    Câu 14: Đặc điểm nào giúp trùng roi có màu xanh?

    A. Lục lạp.

    B. Nhân tế bào.

    C. Không bào.

    D. Chất tế bào.

    Câu 15: Chức năng lục lạp trong cơ thể trùng roi?

    A. Hô hấp.

    B. Chuyển động.

    C. Sinh sản.

    D. Quang hợp.

    Câu 16: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể đa bào?

    A. Hoa hồng

    B. Hoa mai

    C. Cá chép

    D. Tảo lục

    Câu 17: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì?

    A. Mô

    B. Tế bào

    C. Cơ quan

    D. Hệ cơ quan

    Câu 18: Tập hợp một số đơn vị (mô) cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định, được gọi là gì?

    A. Tế bào.

    B. Mô.

    C. Cơ quan.

    D. Hệ cơ quan.

    Câu 19: Dãy các từ hay cụm từ nào sau đây gồm toàn hệ cơ quan của cơ thể?

    A. Vận động, tai

    B. Tim, dạ dày

    C. Tuần hoàn, tiêu hóa.

    D. Mắt, hô hấp

    Câu 20: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm:

    A. Hệ rễ và hệ thân.

    B. Hệ hạt và hệ lá.

    C. Hệ chồi và hệ rễ.

    D. Hệ hoa và hệ quả

    Câu 21: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là

    A. Hệ cơ quan

    B. Cơ quan

    C. Mô

    D. Tế bào

    Câu 22: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?

    A. Tim và máu

    B. Tim và hệ mạch

    C. Hệ mạch và máu

    D. Tim, máu và hệ mạch

    Câu 23: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

    A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ;Ngành -> Giới.

    B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới,

    C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chỉ (giống) -> Loài.

    D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.

    Câu 24: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

    A. Khởi sinh

    B. Nguyên sinh.

    C. Nấm

    D. Thực vật.

    Câu 25: Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta cần làm gì đầu tiên?

    A. Xác định những đặc điểm giống nhau

    B. Xác định những đặc điểm đặc trưng đối lập

    C. Xác định tỉ lệ đực: Cái

    D. Xác định mật độ cá thể của quần thể

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHÂN MÔN VẬT LÝ 6

    1. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là *

    A. Đềximét (dm).

    B. Mét (m).

    C. Cenntimét (cm).

    D. Milimét (mm).

    3. Để đo chiều dài của sân trường, loại thước thích hợp là *

    A. Thước dây có GHĐ 2 m và ĐCNN 1 mm.

    B. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.

    C. Thước cuộn có GHĐ 10 m và ĐCNN 1 cm.

    D. Thước kẻ có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm.

    2. Giới hạn đo của một thước là *

    A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

    B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.

    C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.

    D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.

    4. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500g, con số này có ý nghĩa gì? *

    A. Khối lượng bánh trong hộp.

    B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp.

    C. Sức nặng của hộp bánh.

    D. Thể tích của hộp bánh.

    5. Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là *

    A. Cân tiểu li.

    B. Cân đồng hồ.

    C. Cân tạ.

    D. Cân roberval.

    6. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là *

    A. Tấn.

    B. Miligam.

    C. Kiôgam.

    D. Gam.

    7. Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn An trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian nào? *

    A. Từ lúc bạn Nguyên lấy đà tới khi chạy về đích.

    B. Từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.

    C. Bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đôi.

    D. Bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi.

    8. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là *

    A. Tuần.

    B. Ngày.

    C. Giây.

    D. Giờ.

    9. Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau *

    A. Nhiệt độ của nước đá.

    B. Nhiệt độ cơ thể người.

    C. Nhiệt độ khí quyển.

    D. Nhiệt độ của một lò luyện kim.

    10. Cho các bước như sau (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật. (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là *

    A. (1), (4), (2), (3), (5).

    B. (1), (2), (3), (4), (5).

    C. (3), (2), (4), (1), (5).

    D. (2), (4), (3), (1), (5).
     
    meomeohhSumi Hạ Linh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...