Đề cương ôn tập HKI môn công nghệ 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 27 Tháng mười hai 2021.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,688
    BÀI 1. NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

    1. Vật liệu xây dựng có sẵn trong tự nhiên là

    A. Cát, đá, xi măng B. Đá, gỗ, gạch

    C. Gạch, ngói, đá D. Cát, đá, sỏi

    2. Vật liệu xây dựng nhân tạo là

    A. Cát, đá, xi măng B. Đá, gỗ, lá

    C. Gạch, ngói, xi măng D. Cát, đá, sỏi

    3. Nhà ở có vai trò vật chất vì:

    A. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước tác động của thời tiết.

    B. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực.

    C. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác thân thuộc.

    D. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

    4. Vật liệu xây dựng..

    A. Ảnh hưởng tới tuổi thọ, chất lượng và tính thẩm mĩ của công trình.

    B. Không ảnh hưởng tới tuổi thọ công trình.

    C. Không ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

    D. Không ảnh hưởng tới tính thẩm mĩ của công trình.

    5. Vật liệu nào sau đây không dùng để xây dựng những ngôi nhà lớn, kiên cố hoặc các chung cư?

    A. Thép B. Gạch đá

    C. Xi măng, cát D. Lá tre, tranh, dừa

    Tự luận:

    Câu 1. Kể tên các khu vực chính trong ngôi nhà của em?

    Câu 2. Nêu một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam. Nhà ở phổ biến ở nông thôn Nam Bộ?

    BÀI 2. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG GIA ĐÌNH

    1. Biện pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt trong gia đình là:

    A. Nấu lửa to B. Nấu lửa vừa

    C. Dùng bếp kiềng D. Thực phẩm ít dùng nồi lớn

    2. Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình là:

    A. Để đèn trong phòng ngủ lúc ban ngày

    B. Vừa mở tủ lạnh vừa nghe điện thoại

    C. Vừa đọc báo vừa mở tivi

    D. Tắt các đồ dùng điện khi không sử dụng

    3. Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa đối với gia đình là

    A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên B. Chống ô nhiễm môi trường

    C. Tăng chi phí chi tiêu D. Giảm chi phí chi tiêu

    4. Hoạt động nào sau đây có sử dụng năng lượng điện:

    A. Đọc bài dưới đèn dầu B. Đọc bài dưới bóng led

    C. Đọc bài dưới đèn cồn D. Đọc bài dưới ánh sáng Mặt trời

    5. Hoạt động nào gây lãng phí điện khi sử dụng TiVi?

    A. Tắt hẵn nguồn điện khi không còn sử dụng

    B. Điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe

    C. Chọn mua tivi thật to dù căn phòng có diện tích nhỏ

    D. Cùng xem chung một TV khi có chương trình cả nhà đều yêu thích

    6. Biện pháp nào sau đây giúp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình

    A. Sử dụng điện mọi lúc, mọi nơi không cần tắt các đồ dùng điện.

    B. Thường xuyên dọn dẹp nhà ở sạch sẽ.

    C. Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng điện ở mức tối đa.

    D. Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.

    Tự luận:

    Câu 1. Kể tên các đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất đốt được sử dụng trong gia đình em?

    Câu 2. Cho biết nguồn năng lượng nào được sử dụng để duy trì hoạt động cho các đồ dùng, thiết bị sau: Máy tính cầm tay, bật lửa, quạt bàn, đèn pin, bếp cồn, tủ lạnh.

    BÀI 3. NGÔI NHÀ THÔNG MINH

    1. Ngôi nhà thông minh thường có các đặc điểm nào sau đây:

    1. Tiện ích

    2. An ninh, an toàn

    3. Tiết kiệm năng lượng

    4. Có điện thoại thông minh

    A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4

    2. Giải pháp tiện ích cho ngôi nhà thông minh là

    1. Máy điều hòa tự điều khiển nhiệt độ trong nhà

    2. Có thể mở cửa cho khách khi đang ở trong nhà

    3. Khi phát hiện bất thường sẽ cảnh báo đến điện thoại

    A. 1, 2 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 1, 2, 3

    3. Giải pháp tiết kiệm năng lượng là:

    1. Khi có ánh sáng mặt trời thì rèm cửa tự mở

    2. Khi có người lạ đến nhà chuông báo động reo lên

    3. Khi không có người thì đèn chiếu sáng tự tắt

    A. 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 1, 2, 3

    4. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi:

    A. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối internet.

    B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối internet.

    C. Điều khiển, máy tính không có kết nối internet.

    D. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet.

    5. Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng, là hệ thống điều khiển nào trong ngôi nhà thông minh?

    A. Nhóm hệ thống giải trí thông minh

    B. Nhóm hệ thống an ninh, an toàn

    C. Nhóm hệ thống camera giám sát an ninh.

    D. Nhóm hệ thống chiếu sáng

    6. Điều khiển lò vi sóng, điều khiển bình nóng lạnh trong ngôi nhà thông minh thuộc nhóm hệ thống nào sau đây?

    A. Hệ thống chiếu sáng. B. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ.

    C. Hệ thống giải trí. D. Hệ thống điều khiển thiết bị gia dụng.

    Tự luận:

    Câu 1. Mô tả những đồ dùng hoặc ngôi nhà thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh mà em đã từng trông thấy hoặc sử dụng?

    Câu 2. Ngôi nhà thông minh có điểm gì khác với ngôi nhà thông minh?

    BÀI 4. THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG

    1. Thực phẩm chia thành bao nhiêu nhóm?

    A. 2.

    B. 3.

    C. 4.

    D. 5.

    2. Thế nào là bữa ăn hợp lí?

    A. Có sự phối hợp của 3 nhóm thực phẩm.

    B. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho từng đối tượng.

    C. Đảm bảo cho cơ thể đủ năng lượng.

    D. Có sự phối hợp của 2 nhóm thực phẩm.

    3. Đạm thực vật có từ:

    A. Các loại đậu, hạt điều, hạt sen.. B. Sữa, bơ, dầu ăn..

    C. Ngô, khoai.. D. Cá, tôm, đậu..

    4. Sữa tươi có thể thay thế bằng:

    A. Đậu phụ B. Cà phê C. Nước chanh D. Nước ngọt

    5. Thịt có thể thay thế bằng:

    A. Đậu phụ B. Cá hoặc trứng C. Nước chanh D. Nước ngọt

    6. Thiếu chất đường bột cơ thể sẽ:

    A. Bệnh béo phì, trí tuệ kém phát triển.

    B. Tóc mọc thưa, cơ bắp yếu ớt.

    C. Bụng to, cơ thể ốm yếu, bệnh nhiễm khuẩn.

    D. Bị đói, thiếu năng lượng, cơ thể ốm yếu.

    7. Thông thường mỗi ngày chúng ta ăn bao nhiêu bữa?

    A. Hai bữa: Trưa, chiều.

    B. Ba bữa: Sáng, trưa, tối.

    C. Bốn bữa: Sáng, trưa, chiều, tối

    D. Năm bữa: Sáng, trưa, chiều, tối, khuya.

    8. Để bữa ăn đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng ta cần chọn thực phẩm ở mấy nhóm?

    A. 1 nhóm. B. 2 nhóm. C. 3 nhóm D. 4 nhóm.

    Tự luận:

    Câu 1. Phân tích những loại thực phẩm dưới đây theo các nhóm thực phẩm chính.

    Thịt lợn, sườn lợn, mỡ lợn, cà rốt, bí đao, khoai lang, cá viên chiên, dầu dừa, bánh mì, tôm khô, gạo, cá basa, gạo..

    Câu 2. Thường ngày chúng ta thường ăn bao nhiêu bữa?

    BÀI 5. BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRONG GIA ĐÌNH

    1. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?

    A. Trộn hỗn hợp. B. Luộc. C. Trộn dầu giấm. D. Muối chua.

    2. Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực trong nước?

    A. Canh chua. B. Rau luộc. C. Tôm nướng. D. Thịt kho.

    3. Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

    A. Nem ráng. B. Rau muống xào tỏi.

    C. Thịt kho trứng. D. Thịt lợn rang.

    4. Phương pháp nào sau đây là phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước?

    A. Hấp. B. Kho. C. Luộc. D. Nấu.

    5. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây không sử dụng nhiệt?

    A. Hấp. B. Muối chua. C. Kho. D. Nướng.

    6. Thời gian bảo quản tôm cá tươi trong tủ lạnh là bao lâu?

    A. 1-2 tuần. B. 2-4 tuần. C. 24 giờ. D. 3-5 ngày.

    7. Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm?

    A. Làm cho thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa hơn.

    B. Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm.

    C. Tạo ra nhiều sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.

    D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiều món khác.

    8. Thời gian bảo quản trứng trong tủ lạnh là bao lâu?

    A. 1-2 tuần. B. 2-4 tuần. C. 24 giờ. D. 3-5 ngày.

    (Rau quả 3-5 ngày, chanh 4 ngày, trái cây 3-5 ngày, bơ hay mỡ 1-2 tuần)

    9. Hấp là làm chín thực phẩm bằng cách?

    A. Sấy khô B. Sức nóng trực tiếp của lửa

    C. Chất béo D. Sức nóng của hơi nước

    10. Nướng là làm chín thực phẩm bằng cách?

    A. Sấy khô B. Sức nóng trực tiếp của lửa

    C. Chất béo D. Sức nóng của hơi nước

    11. Rán (chiên) là làm chín thực phẩm bằng cách?

    A. Sấy khô B. Sức nóng trực tiếp của lửa

    C. Chất béo D. Sức nóng của hơi nước

    12. Luộc là làm chín thực phẩm bằng cách?

    A. Trong môi trường nhiều nước. B. Sức nóng trực tiếp của lửa

    C. Chất béo D. Sức nóng của hơi nước

    Tự luận:

    Câu 1. Kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?

    Câu 2. Kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?

    Câu 3. Vì sao chúng ta phải chế biến thực phẩm?

    BÀI 6. CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC

    1. Loại vải nào sau đây có nhược điểm ít thấm mồ hôi?

    A. Vải sợi thiên nhiên B. Vải sợi nhân tạo

    C. Vải sợi pha D. Vải sợi tổng hợp

    2. Vải sợi hóa học được dệt từ nguyên liệu nào?

    A. Một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre, dầu mỏ, than đá.

    B. Sợi bông, lanh, đay, gay.

    C. Kén tằm, sợi len.

    D. Lông cừu,

    3. Sợi tơ tằm được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nào?

    A. Con tằm nhả tơ. B. Từ cây bông.

    C. Từ cây lanh. D. Từ lông cừu.

    4. Loại vải nào sau đây có đặc điểm dễ bị nhàu?

    A. Vải sợi tổng hợp. B. Vải sợi nhân tạo.

    C. Vải sợi bông. D. Vải polyester.

    5. Cây bông dùng để sản xuất ra vải nào sau đây?

    A. Vải sợi bông. B. Vải tơ tằm.

    C. Vải lanh. D. Vải sợi pha.

    6. Một nhãn áo có thông tin thành phần sợi dệt là 70% polyester, 30% viscose. Em hãy xác định loại vải trên?

    A. Vải sợi bông. B. Vải sợi pha

    C. Vải sợi tổng hợp. D. Vải sợi hóa học.

    7. Vải sợi hóa học được dệt từ những loại sợi nào sau đây?

    A. Sợi có sẵn trong tự nhiên.

    B. Sợi do con người tạo ra.

    C. Sợi kết hợp từ những loại sợi khác nhau.

    D. Sợi cotton.

    8. Khi kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành loại vải nào?

    A. Vải sợi pha. B. Vải sợi tổng hợp.

    C. Vải nhân tạo. D. Vải sợi bông.
     
    Sương sớmmùa Thu thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...