Đề cương môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi KimAnhHA, 10 Tháng năm 2021.

  1. KimAnhHA

    Bài viết:
    9
    ĐỀ CƯƠNG MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

    I: TRẢ LỜI NGẮN

    1. Sự khác nhau giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế?

    QUY LUẬT KT

    CHÍNH SÁCH KT

    - TỒN TẠI KHÁCH QUAN

    - KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐC QLKT

    -TỒN TẠI CHỦ QUAN

    - CHỦ THỂ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH CÓ THỂ BAN HÀNH CS KHÁC

    2. Sự tiến bộ của Chủ nghĩa trọng nông so với trọng thương?

    ĐÃ đi vào nghiên cứu và phân tích ĐỂ rút ra lý luận KTCT từ trong lĩnh vực SX

    3. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen?

    CÁC QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ TRAO ĐỔI PTSX

    4. Dòng lý thuyết kinh tế chính trị nào đã kế thừa trực tiếp những giá trị khoa học của Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh để phát triển lý luận kinh tế chính trị về PTSX TBCN?

    Dòng lý thuyết Kinh tế chính trị của CMác

    5. Lý luận kinh tế chính trị của C. Mác và Ph. Ăngghen được thể hiện tập trung và cô đọng nhất trong tác phẩm nào?

    BỘ TƯ BẢN

    6. C. Mác cho răng, các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì sao?

    VÌ CHÚNG ĐỀU LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ HAO PHÍ SỨC LĐ

    7. Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao gồm?

    GỒM; HAO PHÍ LAO ĐỘNG QUÁ KHỨ VÀ HAO PHÍ LĐ MỚI KẾT TINH THÊM

    8. Theo C. Mác, tiền có những chức năng nào?

    GỒM 5 CHỨC NĂNG: 1 THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ/ 2 TIỀN TỆ THẾ GIỚI/ 3 PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN/ 4 PHƯƠNG TIỆN LƯU THÔNG/ 5 PHƯƠNG TIỆN CẤT TRỮ

    9. Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là gì?

    LÀ: Cơ chế hình thành giá cả một cách tự do/ Người bán người mua thông qua thị trường để xác định giá cả của hàng hóa dịch vụ.

    10. Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, Nhà nước thực hiện chức năng gì?

    KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo

    11. Tính năng đặc biệt của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là gì?

    Quyền sử dụng đất đai không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra như các hàng hóa thông thường

    12. Sự giống nhau giữa tích tụ tư bảntập trung tư bản là gì?

    Đều góp phần tạo tiền đề để có thể thu được nhiều giá trị thặng dư hơn cho người mua hàng hóa SLĐ

    13. Vai trò quan trọng của chi phí sản xuất là gì?

    LÀ: Bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều kiện về tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản

    14. Điểm giống nhau của lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức và địa tô TBCN là gì?

    15. Công thức tính giá cả ruộng đất là gì?

    Giá cả đất đai

    [​IMG]

    16. Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích nào là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác? Vì sao?

    17. Hình thức phân phối nào phản ánh định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường?

    GỒM:

    - Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế

    - Phân phối theo phúc lợi

    18. Sự khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN là gì?

    LÀ VỀ MỤC TIÊU: KT thị trường định hướng XHCN là phương thức để phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH; nâng cao ĐS nhân dân, thực hiện "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"

    19. Tại sao trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tồn tại nhiều hình thức phân phối khác nhau?

    Vì: Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu SX

    20. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu là gì?

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa? Lấy một vài ví dụ về hàng hóa nông sản Việt Nam? Những cơ hội và thách thức của nông sản Việt Nam khi tham gia vào thị trường EU?

    Câu 2: Phân tích lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến nó?

    Câu 3: Phân tích quy luật giá trị. Ý nghĩa của quy luật này đối với nước ta hiện nay?

    Câu 4: Phân tích hàng hóa sức lao động, Tại sao việc tìm ra hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản?

    Câu 5. Phân tích công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung?

    Câu 6: Phân tích chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận?

    Câu 7: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì? Tại sao phải phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?

    Câu 8: Phân tích bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế? Lợi ích kinh tế có vai trò như thế nào đối với các chủ thể kinh tế-xã hội?

    CÂU 4: Trên cơ sở phân tích hàng hóa sức lao động, anh (chị) hãy giải thích tại sao việc tìm ra hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản?

    * Sức lao động

    - Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.

    - Sức lao động là cái có trước, còn lao động là sự vận động của sức lao động vào SX hàng hóa.

    - Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

    + Người LĐ phải được tự do về thân thể và được quyền sở hữu sức lao động của mình -> Người LĐ được quyền tự do bán sức lao động.

    + Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết hay của cải để duy trì cuộc sống -> Người LĐ phải bán sức lao động cho người khác sử dụng.

    * Hai thuộc tính của hàng hóa SLĐ

    - Giá trị của hàng hóa sức lao động

    + KN: Là thời gian LĐ XH cần thiết để sản xuất và tái sản xuất.

    + Đặc điểm:

     Giá trị SLĐ được đo bằng:

    + Giá trị hàng hóa tư liệu tiêu dùng của người LĐ

    + Giá trị hàng hóa tư liệu tiêu dùng của người thay thế (con cái)

    + Chi phí đào tạo người công nhân nhằm đạt trình độ nhất định

     Phản ánh yếu tố:

    Tinh thần: Nghỉ ngơi, giải trí

    Lịch sử: Thời gian, hoàn cảnh, đặc điểm khác nhau -> GT SLĐ khác nhau

    - Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

    + KN: Là công dụng của hàng hóa SLĐ, nó thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng LĐ của người mua (chủ tư bản) Công dụng của hàng hóa SLĐ biểu hiện qua quá trình tiêu dùng – chính là quá trình tiến hành LĐ

    + Đặc điểm:

     Hàng hóa SLĐ bán có thời gian

     SLĐ sau khi bán vẫn nằm trên cơ thể người bán

     Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

    => Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư -> Đây là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

    CÂU 5: Anh (chị) hãy phân tích công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung?

    *Công thức chung của tư bản

    - Trong lưu thông hàng hóa có hai công thức là:

    + Lưu thông hàng hóa đơn giản: "H – T - H" (Hàng – Tiền – Hàng) (1)

    + Lưu thông tư bản: "T- H –T" (Tiền – Hàng – Tiền) (2)

    Giống nhau:

    - Đều có 2 yếu tố vật chất: Tiền và hàng Đều có 2 hành vi diễn ra trong quá trình lưu thông là "mua –bán"

    - Đều có 2 lực lượng: Người mua – Người bán

    Khác nhau:

    + Trình tự vận động :(1) Bán – mua (2) Mua – bán

    + Điểm mở đầu và điểm kết thúc :(1) Hàng – hàng (2) tiền – tiền

    + Điểm trung gian :(1) Tiền (2) hàng hóa

    + Mục đích của vận động :(1) là giá trị sử dụng của H' (2) là giá trị của hàng hóa T'>T với T'= T + T

    + Giới hạn :(1) Có giới hạn (2) Không có giới hạn

    + Sự vận động :(1) T' không tồn tại trên thị trường, thực hiện chức năng lưu thông sau đó biến khỏi lưu thông (2) T' tồn tại và lưu thông trên thị trường, tồn tại trong cả quá trình lưu thông

    ð Vì vậy, tiền trở thành tư bản khi:

    - Nhà tư bản phải có 1 lượng tiền đủ lớn để mua TLSX và SLĐ

    - Tiền phải được mang ra lưu thông

    - Nhà tư bản phải tìm ra được loại hàng hóa mà trong quá trình sử dụng, nó có khả năng tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị chính bản thân nó

    => Công thức chung của tư bản là: T- H- T'

    Công thức của lưu thông hàng hóa giản đơn: H – T – H'

    *Mâu thuẫn

    - Công thức chung của tư bản: T-H-T'

    - Trong lưu thông:

    + Trao đổi ngang giá: Giá hàng hóa = GT hàng hóa -> không sinh ra m

    +Trao đổi không ngang giá:

    Mua giá cả > giá trị hàng hóa -> không sinh ra m

    Mua giá cả < giá trị hàng hóa -> không sinh ra m

    => Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

    *Kết luận: Lưu thông không sinh ra "m", nhưng ngoài lưu thông cũng không sinh ra "m". Do đó: M chỉ có thể được sinh ra trong lưu thông.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...