Câu 1. Khái niệm về thuốc phân biệt sự khác nhau giữa thức ăn, chất độc và mối quan hệ giữa chúng, cho ví dụ, ý nghĩa trong thực tiễn? * Khái niệm về thuốc: thuốc là những chất dùng để điều trị, phòng ngừa và chuẩn đoán bênh. - Ví dụ: Thuốc điều trị các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa ở gia súc VINAFLOCOL - Thuốc phòng ngừa: Vắc xin như Gumboro - Thuốc để chuẩn đoán bệnh như: Lopromid thuốc cản quang dùng trong chuẩn đoán x quang · Thuốc độc bảng A: Gồm những thuốc với liều nhỏ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây nghiện cho người. VD: Morphin, Strychnine · Thuốc độc bảng B: Gồm những thuốc dễ gây tai nạn và có thể gây nguy nhiểm đến tính mạng động vật, người. VD: Oxytocin, Pilocarpin * Mối quan hệ giữa thuốc, thức ăn, chất độc: + Giữa thuốc và thức ăn nhiều khi không có ranh giới rõ rệt VD: Như cơm, cháo hay gia vị + Giữa thuốc và chất độc đôi khi cũng rất khó phân biệt. Thuốc là con dao hai lưỡi nếu dùng đúng thuốc, đúng liều thì nó có tác dụng chữa bệnh còn không thì ngược lại không có tác dụng, thậm chí còn gây độc. Câu 2. Nêu và phân tích các yếu tố cơ thể, ngoài cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc? Cho ví dụ cụ thể để chứng minh? A. Các yếu tố cơ thể 1) Yếu tố loài - Đặc điểm cấu tạo, sinh lý hóa, hệ thống thần kinh ở các loài gia súc khác nhau - Sự phân hủy, thải trừ thuốc trong cơ thể gia súc khác nhau 2) Yếu tố tính biệt: Hormon sinh dục khác nhau làm hoạt tính các enzym chuyển hóa thuốc thay đổi (hoạt tính tăng làm thuốc nhanh mất tác dụng, giảm làm thuốc tích lũy trong cơ thể) 3) Yếu tố tuổi - Ảnh hưởng đến hệ enzym chuyển hóa thuốc - Con non & con già có nguy cơ tích lũy thuốc (giảm liều khi điều trị) 4) Yếu tố cá thể - Trạng thái quen thuốc, nghiện thuốc - Dị ứng thuốc: Do cơ chế bảo vệ cơ thể → tiết ra kháng thể chống lại kháng nguyên của thuốc (nghi ngờ thuốc là bệnh) - Đặc ứng thuốc: Cơ thể không chịu được thuốc (thuốc lần đầu sử dụng) - Miễn dịch thuốc: Kháng lại hoàn toàn thuốc 5) Yếu tố trạng thái bệnh lý: có thuốc chỉ có tác dụng ở trạng thái bệnh lý B. Các yếu tố ngoài cơ thể 1) Cấu trúc hóa học: bản chất, vị trí, số lượng nguyên tử, phân tử.. khác nhau tạo tác dụng dược lý khác nhau 2) Tính chất vật lý - Độ hòa tan: Thuốc muốn có tác dụng phải được hòa tan - Độ bốc hơi: Với thuốc mê bay hơi, thuốc nào bốc hơi nhanh hấp thu nhanh hơn - Dạng thuốc: Thuốc bột càng mịn, nhỏ càng dễ hấp thu, tác dụng càng nhanh. - Các dạng bào chế thuốc: Tốc độ hấp thu vào máu giảm dần: Dung dịch > nhũ tương > hỗn dịch > viên nang > viên nén > viên bao - Liều lượng thuốc 3) Đường cho thuốc: thuốc muốn có tác dụng phải được hấp thu vào máu C. Ví dụ: Morphin có tác dụng an thần, gây ngủ (chuột, chó, thỏ), tác dụng kích thích (bò, ngựa, lợn) - Các dạng bào chế thuốc: Tốc độ hấp thu vào máu giảm dần với các dạng bào chế: Dung dịch > nhũ tương > viên nang > viên nén > viên báo. - Liều lượng thuốc: Ví dụ thuốc khi dùng chưa đủ liều thì không có tác dung hoặc tác dụng kém còn khi quá liều có thể gây chết. + yếu tố dinh dưỡng: Ví dụ thành phần thức ăn có chứa các ion kim loại như Ca2+, Mn2+ thì sẽ ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc. + điều kiện nuôi nhốt: Ví dụ chuột cho uống bacbiturat, nếu nuôi nhốt riêng từng con trong mỗi lồng, so với nhốt chung thì khối lượng tương đối của gan tăng cao hơn, hoạt tính enzyme chuyển hóa thuốc tăng, do dó thời gian ngủ ngắn đi. + thời điểm dùng thuốc: Ví dụ morphin tác dụng tốt vào ban ngày, niketamit tác dung tốt vào ban đêm. + hiện tượng cảm ứng thuốc: Ví dụ phenobacbitan giúp chuyển hóa grieofulvin, cumarin, Novocain tăng mạnh lên. Làm hạ nồng đọ cloroxit trong máu, làm giảm độc lực của strychnine, làm tăng độc tính của CCL4. Câu 3: Yêu cầu của thuốc tiêm? Kể tên các đường tiêm thuốc vào cơ thể vật nuôi? Ưu nhược điểm của từng đường tiêm đó? Câu 4: Các đường thải trừ của thuốc? Vai trò của thận trong quá trình đào thải thuốc? Những ứng dụng của giải độc thuốc cho vật nuôi A. Thuốc thải trừ ra ngoài cơ thể vì - Đa số thuốc đều là chất lạ đối với cơ thể, các tế bào sẽ tìm cách đào thải - Trừ hợp chất nào cơ thể đang thiếu, phải bổ sung để duy trì hoạt động sinh học bình thường (vitamin, hormon) B. Sự thải trừ của thuốc 1) Thải trừ qua thận - Con đường thải trừ quan trọng nhất - Gồm 3 quá trình: Siêu lọc ở cầu thận, sự tái hấp thu, sự bài tiết nước tiểu - Các chất có phân tử nhỏ, tan trong nước đều dễ thải qua thận - Các chất có phân tử lớn (albumin, pr) ở thận khỏe không cho lọc qua - Các thuốc hòa tan trong lipit dễ lọc ở cầu thận, bị tái hấp thu tiêu cực ở ống lượn gần của thận, nên thuốc thải trừ chậm & ngược lại - Thuốc từ máu qua nang Baoman thành nước tiểu đầu ở dạng không ion 2) Thải trừ qua mật - Với thuốc có khối lượng phân tử >300 & có mặt các nhóm có cực - 1 số thuốc, 1 số chất nội sinh & các chất kết hợp glucuronide nhiều loại thuốc được bài tiết ở mật 3) Thải trừ qua đường tiêu hóa - Các thuốc khó hấp thu ở dạ dày, ruột VD1: Streptomycin uống để tác động đến hệ vi trùng đang tồn tại & gây bệnh ở đường tiêu hóa - Các kim loại nặng đại bộ phận cũng thải trừ qua đây - Nếu có chất hấp phụ (than hoạt tính, bột cao lanh) làm tăng lượng thuốc được thải trừ 4) Thải trừ qua phổi - Các thuốc bốc hơi tốt, được đưa vào cơ thể qua đường hô hấp VD2: thuốc mê bay hơi, 1 số chất lỏng như cồn, long não 5) Thải trừ qua tuyến sữa - Nhiều thuốc thải trừ qua sữa: Ampicillin, tetracyclin.. - Thuốc qua sữa có thể chữa bệnh, cũng có thể gây độc cho con bú - Nguyên nhân hiện tượng kháng thuốc ở VK 6) Qua những đường khác - Qua mồ hôi: 1 số hợp chất KL nặng, DDT, 666, rượu etylic.. - Qua da, sừng, lông, tóc: DDT, hợp chất chứa As - Qua niêm mạc mắt & mắt: Iot, Sulfamid.. Câu 5: Ảnh hưởng của đường cho thuốc tới tác dụng của thuốc? Cho ví dụ? Câu 6: Thuốc vào cơ thể qua những con đường nào và hấp thu ra sao? *Cho thuốc qua đường tiêu hóa · Hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng: Không có ý nghĩa nhiều vì thời gian thuốc lưu lại ở miệng không lâu đối với các loài động vật, cũng được hấp thu qua niêm mạc lưỡi · Thuốc hấp thu ở dạ dày: Thuốc hấp thu ở dạ dày ít vì ở dạ dày còn có thức ăn và bị nhu động của dạ dày đẩy xuống ruột - Muốn thuốc được hấp thu ở dạ d ày phải tăng nồng độ thuốc để tăng thời gian thuốc ở dạ dày. · Hấp thu thuốc qua ruột non: - Ruột non là nơi hấp thu chủ yếu của cơ thể vì vậy thuốc cũng được hấp thu chủ yếu ở đây. - Sự hấp thu thuốc sảy ra ở các mao mạch của nhung mao ruột. · Hấp thu thuốc qua ruột già: Về cơ bản hấp thu thuốc ở ruột già cũng giống như ở ruột non nhưng chậm hơn nhiều. · Hấp thu thuốc qua trực tràng: Gồm các thuốc đặt hay thụt, thuốc có tác dụng tại chỗ, đồng thời cũng được hấp thu qua tĩnh mạnh trực tràng rồi vào tĩnh mạch chủ không qua gan nên thuốc không bị phá hủy ở gan. *Cho thuốc ngoài đường tiêu hóa: · Tiêm dưới da: Thuốc được đưa vào dưới da, Hấp thu qua mao mạch vào mạch quản lớn rồi vào vòng tuần hoàn chung. · Tiêm bắp: - Thuốc gây ít đau hơn, nên tiêm ở nơi bắp sâu, cách xa đây thần kinh và các mạch máu lớn. - Có thể tiêm các thuốc có tính kích thích. · Tiêm tĩnh mạch: Ta có thể tiêm được 1 lượng thuốc lớn, tác dụng thuốc sảy ra nhanh, hiệu quả lớn, có thể tiêm các thuốc có tính kích thích. - Không tiêm vào tĩnh mạch các thuốc gây đông vón máu, các dung dịch mỡ · Tiêm động mạch: Ít dùng vì dộng mạch ở sâu ndeex gây suất huyết, nhưng thuốc lại gây ít ảnh hưởng đến tim · Tiêm xoang bụng; dùng khi động vật non bị tiêu chảy mất nc, nc và chất khoáng sẽ được hâp thụ nhanh vào mạch quản · Tiêm vào xương: Tiêm vào xương xốp, thuốc được hấp thu vào nơi cần tác dụng nhanh hơn · Tiêm tủy sống: Dùng trogn các trường hợp gây tê *Cho thuốc qua các đường khác: · Qua niêm mạc: Niêm mạc mắt hấp thu rất nhanh, niêm mạc tử cung niệu đạo hấp thu chậm hơn · Qua phổi: Đối với các thuốc mê bay hơi · Qua da: Bôi thuốc trên các vết thương, tốt nhất nên dùng dạng thuốc mỡ, trước khi bôi thuốc da cần được vệ sinh sạch sẽ Câu 7: Sự hấp thu thuốc vào cơ thể như thế nào, các cách tác dụng của thuốc, dự ứng thuốc? Và miễn dịch thuốc cho ví dụ? * Sự hấp thu thuốc vào cơ thể: 1) Khuếch tán trực tiếp (vận chuyển thụ động) : - Qua những nơi có bản chất vừa thân ướt, vừa thân dầu. - Kích thước phân tử phù hợp. ___ - Đặc điểm: • Ko có tính bão hòa: Phân tử thuốc liên tục được chuyển từ bên ngoài vào bên trong màng tế bào (nồng độ thuốc bên ngoài > bên trong). • Ko có tính cạnh tranh. • Ko có tính đặc hiệu: Không ưu tiên vận chuyển cho thuốc nào trước. 2) Vận chuyển tích cực: - Phân tử thuốc gắn vào phân tử protein xuyên màng, thay đổi cách sắp xếp, hình dạng đưa thuốc tử bên ngoài vào trong qua màng sinh học. - Lúc này, protein xuyên màng gọi là chất mang. - Yêu cầu: Cần có năng lượng. - Đặc điểm: • Tính bão hòa: Bão hòa vị trí gắn protein xuyên màng. • Tính cạnh tranh. • Tính đặc hiệu. 3) Lọc: Chỉ phụ thuộc cho thuốc có kích thước nhỏ. * Các cách tác dụng của thuốc 1) Tác dụng cục bộ & toàn thân - Cục bộ: Xuất hiện ngay tại chỗ nơi mà ta cho thuốc, 1 phần thuốc hấp thu vào máu đi đến các khí quan khác - Toàn thân: Tác động đến toàn bộ cơ thể VD1: tiêm dưới da Morphine, thuốc vào máu tác động đến hệ TK trung ương chi phối, làm giảm đau 2) Tác dụng phản xạ: tác dụng = sự truyền kích thích từ nơi cho thuốc đến các bộ phận ở xa, thông qua hệ TK trung ương VD2: cho ngửi NH3, thuốc kích thích đầu mút TK niêm mạc đường hô hấp, truyền lên hệ thần kinh, tăng cường tuần hoàn & hô hấp 3) Tác dụng điều khiển từ xa: tác dụng phát ra từ nơi cho thuốc trên bề mặt da cơ thể, chi phối hoạt động các khí quan bên trong, tương ứng bề mặt da đó VD3: bôi dầu nóng ở vùng rốn làm giảm cơn co thắt ở ruột, chữa đau bụng 4) Tác dụng chính & phụ - Chính: Tác dụng điều trị của thuốc - Phụ: Tác dụng không mong muốn khi điều trị (có hại) VD4: Chloralhydrat tác dụng chính là gây ngủ, tác dụng phụ là kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa 5) Tác dụng hồi phục & không hồi phục - Hồi phục: Sau khi cho thuốc có thể biến đối trạng thái cơ thể, nhưng sau 1 thời gian lại khôi phục trạng thái bình thường - Không hồi phục: Sau khi cơ thể bị biến đổi bởi thuốc, không trở lại trạng thái ban đầu VD5: Natrat bạc làm cháy da, đốt các tổ chức thịt lồi ra ở ngoài mặt da 6) Tác dụng chọn lọc: tác dụng lên nhiều bộ phận cơ quan khác nhưng có thể tác dụng đặc hiệu & sớm nhất ở 1 cơ quan 7) Tác dụng đối kháng - Đối kháng cạnh tranh: Chất chủ vận & chất đối kháng cạnh tranh nhau trên cùng 1 nơi với receptor - Đối kháng không cạnh tranh: Chất chủ vận & chất đối kháng tác dụng khác nơi trên receptor - Đối kháng chức phận: 2 chất chủ vận, receptor khác hẳn nhau nhưng tác động đối kháng thể hiện trên cùng 1 cơ quan - Đối kháng hóa học: Là sự tương kỵ, do đối kháng & tác dụng hóa học 8) Tác dụng phối hợp - Nhiều loại thuốc phối hợp với nhau trong điều trị có thể tăng hiệu quả điều trị về thời gian & cường độ - Hiệp đồng: Phối hợp làm tăng tác dụng lên - Hiệp đồng cộng: Hiệp đồng 2 thuốc mà hiệu quả chung = ∑ hiệu quả của từng loại - Hiệp đồng trội: Hiệp đồng 2 thuốc mà hiệu quả chung > ∑ hiệu quả của từng loại - Đối lập: Phối hợp làm yếu hoặc mất tác dụng của nhau, có ý nghĩa lớn trong độc chất học Câu 8: Khái niệm về receptor, tương tác thuốc? Cho biết ý nghĩa trong cách sử dụng thuốc Câu 9: So sánh sự khác nhau giữa 2 loại thuôc strychnin và caffein Khác nhau Strychnin Caffein Nguồn gốc - Là clcaloit có trong hạt của cây mã tiền có tính kiềm - Muối là những tinh thể trắng, tan ít trong nước, ete, tan nhiều trong cồn - Dung dịch có vị đắng - Là 1 alcaloit có trong hạt cà phê chiếm tỷ lệ 2-3%, lá chè 1% - Ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ - Nguyên chất, bột mịn trắng, đắng thơm đặc biệt Tác dụng - Trên hệ thần kinh trung ương: + gây hưng phấn + gây co giật mạnh theo kiểu duỗi cơ và tất cả các chi + làm hưng phấn cơ quan nhận cảm - Đối với hành tủy: Làm hưng phấn các trung khu: Hô hấp, huyết áp âm tăng - Đén hệ tiêu hóa: Điều trị táo bón - Đối với cơ vân: Trương lực cơ tăng lên đơn thuần là do tác động thần kinh TW - Hấp thu, chuyển hóa, thải trừ + Dễ hấp thu từ ống tiêu hóa và các vị trí tiêm ngoài đường tiêu hóa + Sau khi vào máu nó nhanh chóng rời khỏi hệ thần kinh để đi vào các tổ chức ở hệ thần kinh TW + Dễ dàng bị các enzym ở microsom trong tế bào gan phá hủy - Đối với hệ thần kinh trung ương + Tăng cường hưng phấn vỏ não, hành não + Tủy sống bị kích thích khi dùng liều cao + Kích thích bộ phận vỏ não gây tỉnh táo + Kích thích trực tiếp các trung khu hô hấp - Đối với tim mạch + Làm dẫn mạch vành manh phổi và các mq của hệ thống tuần hoàn + Kích thích trung khu vận mạch và cơ tim làm tăng huyết áp - Tác dụng trên cơ trơn: Làm dãn cơ trơn, phế quản - Tác dụng lợi niệu: Làm dãn mạch thận và lợi niệu - Đối với tiết dịch vị dạ dày: + Tăng tính acid + Tăng tiết dịch vụ dạ dày Ứng dụng - Sử dụng làm thuốc kích thích tiêu hóa - Kích thích hệ thần kinh trong bài tiết - Giải độc khi bị ngộ độc do các loại thuốc ngủ - Kích thích thần kinh TW khi bị ức chế, choáng sau phẫu thuật - Chữa cơn hen dùng trong TH hưng phấn thần kinh bị giảm - Chữa suy tim cấp, không dùng trong viêm cơ cấp tính - Làm lợi tiểu trong bệnh phù có nguồn gốc từ tim Câu 10: Khái niệm thuốc mê? Yêu cầu của thuốc gây mê, các giai đoạn gây mê và những ứng dụng thực tế của chúng trong thú y A. Khái niệm - Mê: Quá trình tê liệt có hồi phục - Gây mê: Làm ngừng tạm thời hoạt động các chức phận bị chi phối trực tiếp bởi hệ TK trung ương trừ trung khu quan trọng (hô hấp, tuần hoàn) - Thuốc gây mê: Các loại thuốc gây ra trạng thái mê B. Yêu cầu lý tưởng - Gây mê đủ mạnh, đủ dùng cho phẫu thuật - Gây ngủ, giảm đau, làm mất phản xạ & gây giãn cơ mạnh - Thuốc khuếch tán nhanh & tỉnh nhanh C. Các giai đoạn: 4 giai đoạn 1) Giai đoạn say (giảm đau) - Thuốc kích thích trung khu giao cảm làm mạch nhanh, huyết áp tăng, thở không đều, đồng tử bình thường - Tri giác & các phản xạ vẫn còn 2) Giai đoạn hưng phấn - Từ khi vật mất linh cảm đến khi trở lại bình thường - Con vật kêu la, dẫy dụa, huyết áp tăng, tăng hô hấp, đồng tử giãn - Tri giác mất hoàn toàn, tăng tiết nước bọt, tiểu tiện bừa bãi, nôn mửa 3) Giai đoạn mê phẫu thuật - Thuốc khuếch tán xuống, ức chế gây ngủ - Đ penicillin ồng tử co, vật thở đều, chậm, nhịp tim đều, chậm - Thuốc khuếch tán xuống tủy sống, huyết áp hạ, hô hấp chậm, mắt khép lại, mất phản xạ vận động, cơ bị giãn mềm 4) Giai đoạn hồi tỉnh - Bắt đầu ngay từ sau ngừng cho thuốc mê - Các phản xạ khôi phục dần, ngược lại thứ tự mất ban đầu 5) Giai đoạn trúng độc - Xảy ra khi gây mê quá liều - Con vật rối loạn hô hấp, thở shelstock, tim loạn nhịp or ngừng đập, tụt huyết áp, dãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng ở mắt, không can thiệp kịp thời gia súc sẽ chết D. Ứng dụng thực tế - Dùng trong phẫu thuật ngoại khoa (tiểu or đại phẫu) - Làm giảm đau, an thần, phòng choáng, gây ngủ cho súc vật, tạo điều kiện phục hồi sức khỏe nhanh chóng E. Ví dụ thuốc - Ketamine: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch có tác dụng kích thích hệ tim mạch, thông khí đường hô hấp.. - Rượu Etylic: Gây mê đối với loài nhai lại Câu 11: Khái niệm thuốc tê? Yêu cầu của thuốc gây tê, các cách gây tê và những ứng dụng thực tế của chúng trong thú y A. Khái niệm - Thuốc có khả năng ức chế có hồi phục sự phát sinh & dẫn truyền xung đột TK từ ngoại vi đến trung ương, làm mất cảm giác (đau, nóng) của 1 vùng cơ thể nơi đưa thuốc B. Yêu cầu lý tưởng - Làm tê tạm thời các TK cảm giác, không làm ảnh hưởng đến tổ chức khác - Ko gây nghiện - Dễ tan, ổn định trong nước, có pH gần trung tính - Ko gây kích thích các tổ chức, gây độc tối thiểu nhất - Ko gây tổn thương nơi tiêm - Thuốc hấp thu khử độc dễ dàng & nhanh - Chịu được khử trùng = nhiệt - Ko đắt C. Các cách gây tê ü Gây tê bề mặt +Thuốc được bôi ở da hoặc niêm mạc để làm mất cảm giác bằng cách làm tê các đầu mút sợi thần kinh cảm giác. ü Gây tê thấm +là phương pháp gây tê cục bộ phổ biến nhất +bằng cách tiêm nhiều mũi dưới da với liều nhỏ thuốc gây tê vào trong tổ chức. +Thuốc khuyếch tán vào xung quanh tổ chức ở vị trí tiêm làm tê các sợi và đầu mút dây thần kinh. +Một khối lượng lớn dung dịch pha loãng thấm vào trong các vị trí giải phẫu. ü Gây tê dẫn truyền + tiêm dung dịch thuốc tê vào các vị trí lân cận xung quanh thần kinh ngoại biên hoặc đám rối thần kinh giữa các đốt sống. ü Gây tê trên màng cứng tuỷ sống + Tiêm dung dịch thuốc tê vào trong khoang tuỷ sống ở vùng khum đuôi hoặc ở giữa đốt đuôi đầu tiên với đốt đuôi thứ 2. D. Ứng dụng điều trị - Gây tê bề mặt § Bôi ở da hoặc niêm mạc làm mất cảm giác = làm tê các đầu mút sợi TK cảm giác § Sử dụng rộng ở niêm mạc miệng, mũi mắt - Gây tê thấm § Tiêm nhiều mũi dưới da với liều nhỏ thuốc gây tê vào trong tổ chức § Thuốc khuếch tán xung quanh tổ chức ở vị trí tiêm làm tê sợi & đầu mút dây TK - Gây tê dẫn truyền: Tiêm dung dịch thuốc tê vào các vị trí lân cận, xung quanh TK ngoại biên or đám rối TK giữa các đốt sống - Gây tê trên màng cứng tủy sống: Tiêm dung dịch thuốc tê vào trong khoang tủy sống ở vùng khum đuôi or giữa đốt đuôi đầu tiên với đốt đuôi thứ 2