Đề Cương môn Chính Sách Công

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hoàng Thương Ngạn, 8 Tháng mười một 2022.

  1. Hoàng Thương Ngạn Chiếc sinh viên bất ổn

    Bài viết:
    15
    Công cụ Chính Sách

    1. Nghiên cứu về công cụ chính sách.

    Sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn

    - Gần đây, nghiên cứu về công cụ chính sách càng thịnh hành trong lĩnh vực quản lý công, đặc biệt tại Đức, Hà Lan và Mỹ. Vì:

    + Có sự liên hệ chặt chẽ giữa học thuật với các hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực công cụ chính sách.

    + Các học giả uy tín của đại học tham gia trực tiếp vào thực tế xây dựng, thực thi, đánh giá pháp luật.

    Ví dụ: Học viện CS &PT tham gia đề án Huy động, phân bổ sử dụng hiệu quả các nguồn lực => Xây dựng KH phát triển KTXH 5 năm từ 2015 – 2020.

    Tính phức tạp và mức độ khó khăn của việc thực thi chính sách ngày càng cao

    - Đ òi hỏi càng nhiều nghiên cứu và phân tích thực chứng về các vấn đề chính sách xã hội.

    - Trên c ơ sở mục tiêu và đường lối chính sách, đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực quản lý công.

    Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó người ta cố gắng lý giải khách quan về bản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế.

    Ví dụ: Khi giá dầu mỏ liên tục gia tăng trên thị trường thế giới

    È Cách tiếp cận nghiên cứu công cụ vốn được sự ủng hộ từ góc độ chính trị và hình thái ý thức. Sự không hài lòng đối với một số bộ ngành ở các nhà nước phúc lợi đã khiến người ta đòi hỏi quan tâm nhiều hơn đến phân tích sự thất bại của chính sách.


    2. Nội hàm và phân loại công cụ chính sách

    a) Nội hàm

    - C ầu nối giữa mục tiêu và kết quả chính sách.

    - Công cụ chính sách chỉ là biện pháp, chứ không phải mục tiêu.

    - Chủ thể của công cụ chính sách không chỉ là Chính phủ, các chủ thể khác cũng có công cụ của mình.

    => Công cụ chính sách là phương thức và biện pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết một mục tiêu chính sách - tức vấn đề xã hội - nào đó.


    b) Phân loại công cụ chính sách

    - Kinh tế gia Hà Lan E. S. Kirschen là người đầu tiên tìm cách phân loại công cụ chính sách: Đã tổng kết 64 loại công cụ tổng quát.

    Dahl và Lindblom (chính trị học người Mỹ) : Công cụ điều tiết và công cụ phi điều

    Tác giả Salmond đã phát triển lý thuyết của họ, đưa thêm phân loại công cụ chi tiêu và công cụ phi chi tiêu.

    - Nhà phân tích chính sách Van der Doelen chia công cụ chính sách thành công cụ pháp luật, công cụ kinh tế và công cụ thông tin.

    - Học giả Trung Quốc Zhang Chengfu căn cứ vào mức độ can thiệp của Chính phủ, chia công cụ chính sách thành các loại: Cơ quan chính phủ cung cấp trực tiếp các hàng hóa và dịch vụ, cơ quan chính phủ ủy thác các cơ quan khác cung cấp, hợp đồng thuê ngoài (contracting out), trợ cấp hoặc trợ giá, cấp phép kinh doanh, Chính phủ bán dịch vụ, phục vụ tình nguyện và thị trường


    Công cụ thị trường

    Là chỉ Chính phủ lợi dụng cơ chế thị trường trong phân phối nguồn lực nhằm đạt được mục đích cung cấp hàng hóa và dịch vụ công

    Công cụ kỹ thuật quản trị

    Gồm có kỹ thuật quản trị chiến lược, kỹ thuật quản trị hiệu quả thực hiện, kỹ thuật định hướng theo khách hàng, kỹ thuật quản trị mục tiêu, kỹ thuật quản trị chất lượng toàn diện

    Công cụ xã hội hóa

    Là chỉ Chính phủ tận dụng nguồn lực xã hội, thực hiện mục tiêu chính sách trên cơ sở quan hệ tương hỗ giữa Chính phủ và xã hội, như quản trị cộng đồng (khu dân cư), tổ chức tình nguyện, hợp tác công – tư

    1. Công cụ thị trường

    a) Tư nhân hóa

    - Dựa nhiều hơn vào các tổ chức trong xã hội, dựa ít hơn vào Nhà nước, trong việc thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng.

    - Sự "dịch chuyển" của quyền sở hữu, Nhà nước hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân để họ thực hiện các chức năng trước đây do Nhà nước kiểm soát hoặc sở hữu. Trong đó một biện pháp điển hình là bán ra hơn 50% cổ phiếu của doanh nghiệp cho cá nhân, thậm chí bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân.

    - Tư nhân hóa có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức

    - Hợp đồng thuê ngoài để thực hiện các chức năng mà cơ quan nhà nước vốn đảm nhiệm (thông qua các cán bộ của mình)

    - Bán tài sản và các "độc quyền" của chính quyền, như chuyển nhượng các doanh nghiệp nhà nước cho khối tư nhân;

    - Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam thử nghiệm trong các năm 1990 -1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996, và cơ bản hoàn thành vào năm 2010.

    - Để tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân mà tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu.

    - Hợp tác giữa cơ quan chính quyền với các tổ chức tư nhân để cùng giải quyết một vấn đề công cộng nào đó, trong đó phân định rạch ròi vai trò của mỗi bên;

    Vd: UBND TP. HCM chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tư nhân trong giải quyết vấn đề thiếu bãi đậu xe công cộng. Mở rộng đối tượng được miễn giảm tiền thuê đất hoặc sử dụng đất; có các hình thức ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế nhập khẩu) ; chuyển các dự án xây dựng bãi đậu xe từ hình thức đầu tư bất động sản sang dự án đầu tư phát triển hạ tầng.. nhằm hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng bãi đậu xe công cộng.

    - Khuyến khích một số hoạt động nào đó của khối tư nhân

    b) Người sử dụng trả phí

    Là chỉ việc Chính phủ quy định "giá cả" của hàng hóa, dịch vụ hay một hoạt động nào đó, người sử dụng (hàng hóa, dịch vụ) hoặc thực hiện hoạt động đó phải chi trả theo mức giá nói trên.

    Mục đích: Nhằm đưa quy luật giá cả vào lĩnh vực dịch vụ công. Biện pháp người dùng trả phí thường được sử dụng nhằm kiểm soát các ngoại ứng tiêu cực (âm), đặc biệt trong kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nó cũng được sử dụng trong kiểm soát giao thông đô thị.

    c) Điều tiết và giải điều tiết

    - Điều tiết là một quá trình hoạt động, trong đó, Chính

    Phủ đưa ra yêu cầu hoặc quy định dành cho cá nhân hay

    Tổ chức, về hoạt động nào đó, đồng thời duy trì một quá

    Trình quản lý hành chính liên tục.

    - Phần lớn các điều tiết đều được tiến hành thông qua

    Các văn bản pháp quy (nhưng cũng có những điều tiết do

    Pháp luật quy định), và các cơ quan nhà nước thực hiện

    Quản lý.

    Vd: Nhà nước điều tiết cung – cầu nhằm bình ổn thị trường: Nhà nước bán vàng miếng để can thiệp thị trường vàng khi giá cả vàng ở thị trường trong nuớc có biến động tang

    - Giải điều tiết (nới lỏng, xóa bỏ quy định; nới lỏng, xóa bỏ kiểm soát), được hiểu là xóa bỏ toàn bộ hoặc một phần sự điều tiết đối với giá cả cũng như sự tham gia của thị trường, tại các lĩnh vực (như ngành nghề kinh doanh, ngành nghề sản xuất) mà cơ chế thị trường có thể phát huy tác dụng tốt, giúp doanh nghiệp có quyền tự chủ nhiều hơn trong quy định giá cả và lựa chọn hàng hóa.

    Vd: Từ năm 2007, Chính phủ đã ban hành nghị định cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự định giá bán xăng dầu theo tín hiệu của thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước.

    Giải điều tiết cụ thể có:

    I) Nới nỏng kiểm soát về quyền quy định giá, mở rộng hoặc xóa bỏ giá trần, giá sàn;

    Ii) Thu hẹp dần phạm vi hàng hóa bị điều tiết giá;

    Iii) Nới lỏng hoặc xóa bỏ điều tiết (quy định và kiểm soát các điều kiện để) tham gia thị trường.

    d) Hợp đồng thuê ngoài

    Hợp đồng thuê ngoài, đấu thầu hợp đồng, là chỉ việc Chính phủ quy định số lượng và tiêu chuẩn chất lượng của loại dịch vụ nào đó, và gọi thầu từ các doanh nghiệp tư nhân hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.

    Nhiệm vụ của Chính phủ là:

    I) Xác định nhu cầu (thể hiện qua hợp đồng), sau đó giám sát kết quả thực hiện hợp đồng.

    Ii) Mua các sản phẩm và dịch vụ công từ khối tư nhân để cung cấp cho xã hội.

    Iii) Kiểm tra đánh giá các sản phẩm và dịch vụ mà Chính phủ mua.

    Một hình thức đặc biệt của thuê ngoài là: Chính phủ nắm giữ cơ sở vật chất và quyền sở hữu tài sản, nhưng giao cho tư nhân vận hành.

    Chẳng hạn hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, nhà máy tái chế, bãi chôn rác, bệnh viện, trung tâm hội nghị, nhằm đạt tới hiệu quả khai thác sử dụng tốt hơn. Hình thức này có điểm khác với cho thuê tài sản ở chỗ, tư nhân không được sử dụng tài sản thuê cho các hoạt động nghiệp vụ khác của mình, mà chỉ vận hành (kinh doanh) thay cho Nhà nước, và nhận sự "trả công" từ Nhà nước.

    Một số điều kiện quan trọng để hợp đồng thuê ngoài thực sự có hiệu quả:

    I) Nhiệm vụ công việc phải rõ ràng.

    Ii) Sự tồn tại của trạng thái cạnh tranh, không khí cạnh tranh (công khai hoặc tiềm ẩn).

    Ii) Chính phủ có khả năng giám sát hiệu quả công việc của nhà thầu.

    Iii) Hợp đồng phải thể hiện rõ ràng các điều kiện và yêu cầu cụ thể và đảm bảo thực hiện theo nội dung hợp đồng.

    e) Phân cấp và giao quyền

    Mục đích thực hiện phân cấp và giao quyền là tách rời giữa chính trị với thực thi đối với tổ chức, nhằm tạo ra quyền tự chủ lớn hơn cho chủ thể thực thi, giúp các tổ chức được giao quyền ở cấp dưới trở nên độc lập hơn, có thể kiểm soát dự toán ngân sách của mình, có thể cạnh tranh với các tổ chức khác một cách tự do.

    Vd: Việc phân cấp trong lĩnh vực thu hút vốn FDI đã thúc đẩy các địa phương tìm nhiều biện pháp thu hút các nguồn vốn.

    Phân cấp quá mức dẫn đến sự phân tán về quyền lợi, và hình thành sự tập quyền mới, tham nhũng tha hóa mới.

    Vd: Để thu hút vốn FDI, một số tỉnh quy định chính sách khuyến khích vượt quá khuôn khổ pháp luật hiện hành dẫn đến cạnh tranh nội bộ

    f) Thị trường nội bộ

    Phân chia, tách nội bộ tổ chức (nhà nước) cung cấp hàng hóa và dịch vụ công thành người sản xuất và người mua, tức xuất hiện hai loại vai trò: "Người sản xuất" và "người tiêu dùng" bên trong một tổ chức.

    Vd: Trước đây nhà nước chỉ định nhà thầu cung cấp đối với một số loại hình dịch vu. Hiện nay, nhà nước cấp vốn và đơn vị được cấp vốn tự lựa chọn nhà thầu cung cấp.

    Để thực hiện thị trường nội bộ, cần 3 yếu tố:

    Cần phân biệt rõ "người sản xuất" với "người tiêu dùng".

    Ii) Các chủ thể của thị trường nội bộ cần ký kết các cam kết về thương mại giữa nội bộ, và vận hành trên cơ sở các cam kết đó.

    Iii) Yêu cầu một hệ thống chi trả và kế toán nhất định để đảm bảo cho quá trình vận hành.

    g) Giao dịch quyền tài sản

    Giao dịch quyền tài sản đặt trên các giả định sau đây: Thị trường thông thường là công cụ phân phối hiệu quả nhất; Chính phủ có thể thông qua đấu giá quyền tài sản, hình thành nên thị trường tại các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ công chưa có thị trường.


    Ưu nhược điểm

    a) Tư nhân hóa

    - Ưu điểm: Có thể thúc đẩy các nhà quản lý giảm chi phí, nâng chất lượng.

    - Nhược:

    + Chính quyền mất khả năng kiểm soát trực tiếp đối với việc thực thi chính sách (nhằm/và) cung cấp hàng hóa và dịch vụ công của Chính phủ;

    +Hoạt động tư nhân hóa cũng khiến cho chức năng và vai trò phát triển kinh tế của Nhà nước có phần sút giảm; Việc kiểm soát khối tư nhân trong lĩnh vực này là không dễ dàng


    b) Người sử dụng trả phí

    - Ưu điểm:

    + Giúp khắc phục vấn đề lãng phí và phân phối thiếu hợp lý đối với nguồn lực do sử dụng miễn phí các dịch vụ công.

    + Hạn chế sự mất công bằng xã hội do các khoản tài trợ "thiếu mục đích" xuất phát từ việc cung cấp miễn phí các dịch vụ công.

    + Thông qua trả phí, giá cả có thể phát huy vai trò "đèn tín hiệu", và tín hiệu giá cả của cơ chế thị trường sẽ giúp lĩnh vực dịch vụ công vận hành trôi chảy hơn.

    + Về mặt khách quan, thu phí người sử dụng dịch vụ sẽ tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm nguy cơ về thiếu hụt ngân sách

    - Nhược:

    Khó xác định tiêu chuẩn thu phí và mức thu phí; trong quá trình xác định tiêu chuẩn chu phí, có thể xảy ra sai lầm trong phân phối nguồn lực; không có tác dụng xử lý các nguy cơ; chi phí quản lý cao và phức tạp.


    2. Kỹ thuật quản trị

    a) Quản trị chiến lược

    Phân tích chiến lược (strategic analysis), lựa chọn chiến lược (strategic choice) và thực hiện chiến lược (strategic implementation) là ba bộ phận cốt lõi tạo nên khung khổ của quản trị chiến lược.

    Quản trị chiến lược trong lĩnh vực công là một quá trình, trong đó tổ chức và lãnh đạo có thể đạt đến mục tiêu của tổ chức thông qua phân phối nguồn lực và phân công công việc.

    b) Quản trị hiệu quả thực hiện

    Là thông qua quá trình trao đổi mở và liên tục, hình thành các lợi ích và sản phẩm (đầu ra) mà mục tiêu kì vọng, đồng thời thúc đẩy các nhóm và cá nhân có các hành động có lợi cho việc đạt đến mục tiêu đó.

    Là một quy trình hoàn chỉnh, quy trình này thường được coi là một quá trình tuần hoàn. Chu kỳ của tuần hoàn thường có 4 giai đoạn: Kế hoạch, quản lý và thực hiện kết quả, đánh giá kết quả thực hiện, phản hồi và trao đổi kết quả thực hiện.

    c) Định hướng theo khách hàng

    Định hướng theo tiêu chí khách hàng hài lòng ở lĩnh vực công. Các định hướng cơ bản là:

    I) Lấy khách hàng làm trung tâm, xuất phát từ góc độ của khách hàng để triển khai các hoạt động và dịch vụ.

    Ii) Trên tinh thần làm hài lòng khách hàng.

    Iii) Lấy các mong muốn của khách hàng và xã hội làm mục tiêu..

    d) Quản trị mục tiêu

    Là hoạt động quản trị thông qua mục tiêu công tác định trước, khuyến khích và hướng dẫn các cơ quan đơn vị và cán bộ nhân viên chính, đồng thời thực hiện kiểm soát đối với hoạt động đó, nhằm đạt đến kết quả quản trị hoạt động theo mục tiêu.


    Ưu điểm:

    - Có thể nâng cao tính tích cực của mỗi người, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của tổ chức.

    - Việc phân giải mục tiêu tổng thể và giao xuống các đơn vị có thể tăng cường trao đổi và phối hợp giữa các đơn vị, đảm bảo quán triệt và thực hiện các quyết định, qua đó tăng cường tính thẩm quyền của quản lý.

    Nhược điểm:

    - Có khó khăn về mặt kĩ thuật trong việc lượng hóa và tính khả thi đối với việc xây dựng hệ thống mục tiêu.

    - Trao đổi hai chiều trong quản trị mục tiêu phụ thuộc rất lớn vào trình độ năng lực của cán bộ nhân viên. Đặc biệt là trong các cơ quan công, việc xây dựng văn hóa cùng trao đổi xây dựng một cách bình đẳng giữa cấp trên và cấp dưới đòi hỏi những điều kiện trình độ và năng lực khá đặc thù.


    Xã hội hóa

    a) Quản trị cộng đồng

    Cộng đồng có thể hiểu đơn giản là một khu dân cư có tổ chức, quy mô cộng đồng (khu dân cư) tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng quốc gia và địa phương.

    Ví dụ: - Thành phố: Tổ dân phố, phường, quận

    - Nông thôn: Xóm, thôn, thị trấn, thị xã

    - Miền núi: Bản..

    Quản trị cộng đồng với chức năng một công cụ chính sách, là vận dụng và phát các nguồn lực của cộng đồng: Từ văn hóa của cộng đồng đến nguồn nhân lực, vật lực, tài lực v. V.. nhằm xây dựng một mô hình vận hành và cung cấp các dịch vụ công cho chính cộng đồng.


    Ưu điểm:

    - Không quá lệ thuộc vào ngân sách nhà nước, tạo sự tham gia tích cực từ nhân dân, có được sự ủng hộ rộng rãi từ nhân dân.

    Nhược:

    - Xét trên tổng thể hệ thống quản lý công, thì công cụ này không đủ mạnh (vẫn cần đến hệ thống bảo đảm từ Nhà nước, bao gồm cả chế tài đối với vi phạm).

    b) Tổ chức tình nguyện

    Các tổ chức tình nguyện cung cấp một hoặc vài dịch vụ xã hội nào đó.

    Các tổ chức này ít bị điều chỉnh bởi các quy định bắt buộc của Nhà nước (so với doanh nghiệp, hay chính các cơ quan công quyền), cũng như ít chịu sự chi phối của vấn đề lợi ích kinh tế. Các dịch vụ cung cấp từ các tổ chức này ví dụ như: Miễn phí khám chữa bệnh, học tập và thực phẩm cho người nghèo, hoặc phục vụ công ích tại khu vực công cộng như công viên, bờ biển, đường phố.


    Vd: Quỹ Hiểu về trái tim

    - Xây dựng nhà nhân ái, nhà tình thương cho các hộ gia đình nghèo.

    - Mổ mắt cho người già, có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn.

    - Trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, hiếu học.

    - Bảo trợ dinh dưỡng cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa..


    Ưu điểm:

    - Tính sáng tạo, có thể nhanh chóng nhận biết và phục vụ nhu cầu xã hội một cách sáng tạo.

    - Các dịch vụ tình nguyện còn giúp giảm yêu cầu của cộng đồng đối với hoạt động của Nhà nước, giảm áp lực ngân sách của Nhà nước.


    Nhuợc điểm:

    - Phạm vi của hoạt động tình nguyện rất có hạn. Phần lớn vấn đề kinh tế - xã hội không thể giải quyết thông qua các tổ chức này. Bản thân tổ chức tình nguyện cũng rất dễ biến dạng thành những tổ chức có tính hành chính thứ bậc (quan liêu) và suy giảm hiệu quả hoạt động.

    c) Hợp tác công - tư

    Theo nghĩa rộng, là sự bất kỳ sự sắp xếp nào trong hợp tác giữa tư nhân và Nhà nước trong sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công.

    Thứ hai, là các dự án cơ sở hạ tầng phức tạp được tư nhân hóa với sự tham gia của nhiều bên.

    Thứ ba, là những hợp tác chính thức giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp và các cá nhân thành đạt nhằm cải thiện tình hình đô thị.

    Thuê/Mua - Xây dựng - Vận hành (LBO/BBO) : Tổ chức tư nhân thuê hoặc mua cơ sở hạ tầng của Nhà nước, dưới sự cho phép của Nhà nước, tổ chức này tiến hành cải tạo, mở rộng và vận hành cơ sở hạ tầng đó. Tổ chức tư nhân có thể tiến hành thu phí người sử dụng (dưới sự cho phép của Nhà nước), đồng thời giao nộp "phí cấp phép" cho Nhà nước.

    Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành (BTO) : Tổ chức tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao quyền sở hữu lại cho Nhà nước, sau đó có thể kinh doanh vận hành cơ sở hạ tầng đó trong 20 - 40 năm.

    BOT tương tự BTO, khác nhau ở chỗ: Quyền sở hữu đối với cơ sở hạ tầng nằm trong tay tư nhân trong quá trình vận hành kinh doanh (20 - 40 năm) sau đó mới chuyển giao lại cho Nhà nước.

    Xây dựng - Sở hữu - Vận hành (BOO). Trong đó, tổ chức tư nhân thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng dưới sự cho phép vĩnh viễn của Nhà nước.


    Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công cụ chính sách

    a) Mục tiêu chính sách

    Là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Nhà nước, nó bao gồm các mục tiêu mà Nhà nước muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó.

    Mục tiêu chính sách thường dựa trên các dấu hiệu chủ yếu như: Ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. Để chính sách có tính khả thi, nhà hoạch định phải tính toán hài hòa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.


    b) Đặc tính của công cụ chính sách

    c) Điều kiện, hoàn cảnh sử dụng công cụ chính sách

    d) Hình thái ý thức

    Hoạch định chính sách

    Các khái niệm

    a) Hoạch định chính sách

    Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách.

    b) Chương trình nghị sự chính sách và xây dựng nghị trình chính sách

    - Chương trình nghị sự chính sách (policy agenda) là một danh sách các đối tượng hoặc các vấn đề mà các quan chức chính phủ và những người bên ngoài của Chính phủ có liên quan đang thực sự chú ý đến.

    NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

    1. Nhận diện và phân tích vấn đề chính sách

    A. Trình tự các bước hoạch định chính sách

    Nhận diện vấn đề

    Xây dựng nghị trình nghị sự chính sác

    Thiết kế chính sách

    Ra quyết định và hợp pháp hóa chính sách


    b) Phân tích và lựa chọn vấn đề chính sách

    - Mô tả vấn đề và thuyết phục về sự tồn tại thực tế, sự cấp bách của vấn đề.

    - Nhận biết được bản chất của vấn đề và mục đích của đối tượng/tổ chức đề xuất và lựa chọn chính sách .

    Cần xác định xem vấn đề nằm ở mắt xích nào trong một chuỗi các vấn đề? Tầm ảnh hưởng của vần đề này đối với những vấn đề khác như thế nào? Vấn đề thuộc tầm vĩ mô, trung mô hay vi mô? Điều gì sẽ xảy ra khi vấn đề được giải quyết trong ngắn hạn và dài hạn, trong phạm vi một ngành và liên ngành?




    2. Xây dựng chương trình nghị sự chính sách

    a) Hoạt động xây dựng nghị trình

    "Quá trình thiết lập chương trình nghị sự là một cuộc chiến diễn ra giữa những người khởi xướng vấn đề nhằm đạt được sự chú ý của các chuyên gia truyền thông, công chúng và giới tinh hoa chính sách" - Dearing và Rogers (1996)

    Xem xét các vấn đề, đưa ra những lý giải về nguyên nhân, hệ quả và cân nhắc về sự cần thiết phải giải quyết vấn đề bằng chính sách.

    Mục tiêu hoạt động của các nhóm trong chương trình nghị sự là tìm kiếm sự ảnh hưởng và duy trì quyền lực của mình để làm thay đổi các chính sách. Để đạt được mục tiêu này, các nhóm sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau.

    Chương trình nghị sự chính sách và xây dựng nghị trình chính sách

    Hay là tập hợp các vấn đề, các nguyên nhân, giải pháp và các yếu tố khác liên quan đến những vấn đề công đang được sự chú ý từ công chúng và các nhà hoạch định chính sách.


    b) Chương trình nghị sự chính sách và xây dựng nghị trình chính sách

    Hay là tập hợp các vấn đề, các nguyên nhân, giải pháp và các yếu tố khác liên quan đến những vấn đề công đang được sự chú ý từ công chúng và các nhà hoạch định chính sách. Ư

    Xây dựng nghị trình chính sách: Là tiến trình đưa những vấn đề công cộng, vấn đề xã hội vào quy trình chính sách.


    Các loại nghị trình chính sách

    Chương trình nghị sự toàn dân: Nghị trình thảo luận hệ thống rộng lớn các vấn đề bên ngoài xã hội hay trong hệ thống chính trị, bất kể đó là vấn đề gì

    Chương trình nghị sự hệ thống: Nghị trình thảo luận hệ thống các vấn đề mà được nhận thức chung bởi các thành viên của cộng đồng chính trị

    Chương trình nghị sự thể chế: Nghị trình thảo luận hệ thống các vấn đề liên quan đến các thể chế hay việc chung của chính phủ và được xem xét bởi những người có thẩm quyền quyết định.

    Chương trình nghị sự quyết sách: là những vấn đề chuyên sâu được thực thi bởi các cơ quan chính phủ.


    Thiết kế chính sách

    a) Các công đoạn thiết kế chính sách

    - Thiết kế đề xuất chính sách: Đây là giai đoạn khởi đầu của ý tưởng chính sách hay còn gọi là tiền dự thảo.

    Vd: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2015

    - Hoàn thiện dự thảo chính sách:

    Đánh giá thẩm định => cơ quan soạn thảo sẽ chịu trách nhiệm chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo chính sách.

    Vd: Hoàn thiện dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


    Nội dung của một chính sách

    - Mục tiêu và đối tượng tác động của chính sách

    - Các phương án, biện pháp của chính sách

    Biện pháp chính sách được xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu sau:

    + Phải luôn hướng tới mục tiêu, coi mục tiêu là động lực chủ yếu.

    + Phải phù hợp với mục tiêu trong suốt quá trình tồn tại của chính sách.

    + Phải phù hợp với điều kiện thực tế để có thể vận dụng được.

    + Phải linh động thích ứng với cơ chế vận hành trong từng thời kỳ.


    3. Ra quyết định và hợp pháp hóa chính sách

    a) Ra quyết định chính sách

    Là quá trình lựa chọn có ý thức giữa hai hoặc nhiều phương án để chọn ra một phương án và phương án này sẽ tạo ra được một kết quả mong muốn trong các điều kiện nhất định.

    Hợp pháp hóa chính sách

    Là quá trình trao cho một chính sách những hiệu lực pháp lý hay đó là sự biện minh về tính đúng đắn của chính sách.

    Là việc ủy quyền chính thức của các quyết định chính sách hay chương trình chính sách.

    Là một sự đồng ý của cơ quan nhà nước về các giải pháp và phương tiện chính sách được sử dụng nhằm có được sự ủng hộ của người dân, bởi lẽ, khi không được hợp pháp hóa, chính sách có thể gặp rất nhiều trở ngại trong đó có sự phản đối của các nhóm lợi ích hay sự không tuân thủ của người dân.


    Nguyên tắc hoạch định chính sách

    Nguyên tắc vì lợi ích công cộng

    Nguyên tắc hệ thống

    Nguyên tắc hiện thực:

    Nguyên tắc quyết định đa số

    Nguyên tắc dựa trên bằng chứng

    Các nguyên tắc sau nghiêng trọng tâm sang chất lượng hành vi của tổ chức:

    - Tăng cam kết chính trị.

    - Phù hợp/làm hoàn thiện khung pháp lý.

    - Tăng cơ chế trách nhiệm giải trình.

    - Hoàn thiện/củng cố các nguyên tắc ứng xử.

    - Tạo môi trường xã hội hóa chuyên nghiệp.

    - Tạo môi trường làm việc ưu việt.

    - Giám sát các giá trị đạo đức.

    - Phát triển xã hội dân sự.


    Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách.

    a) Quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách và quan điểm định hướng của đảng cầm quyền

    C hính sách + mang tính chính trị.

    + công cụ quản lý của Nhà nước.

    => H oạch định chính sách luôn chịu ảnh hưởng bởi định hướng phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ, cũng như quan điểm phát triển của đảng/ giới cầm quyền trong thời kỳ đó.


    b) Năng lực thực tế của các cơ quan hoạch định chính sách

    Kết quả của một chính sách phụ thuộc rất nhiều vào năng lực hoạch định, tổ chức, điều hành của hệ thống các cơ quan công quyền cũng như khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực công để phục vụ cho công tác hoạch định, tổ chức, điều hành chính sách của các cơ quan này.

    c) Điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa xã hội nơi chính sách được xây dựng

    C ác chính sách phải tồn tại với môi trường phong phú, đa dạng bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên. Các môi trường này lại biến động không đều nhau trong từng thời kỳ phát triển, chúng đan xen vào nhau, tác động phức tạp đến sự tồn tại của chính sách.

    Vd: Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, việc xử

    d) Môi trường thể chế, pháp luật

    Các chính sách không được trái với các quy định pháp luật hiện hành.

    Chính sách lại là một nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới.

    Vd: Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 6 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo


    THỰC THI CHÍNH SÁCH

    Hàm nghĩa của thực thi chính sách

    Một chính sách tốt đến đâu trên giấy cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu nó không được thực thi

    Chính sách được thi hành một cách miễn cưỡng, qua loa, sai nguyên tắc hướng dẫn => Phiền hà thêm cho xã hội

    Chính sách bị thực thi nửa vời rất có thể mang lại kết quả trái ngược với mục tiêu ban đầu.

    Vd: Quyết định 1956 của Thủ tướng CP phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"

    Nhiều chính sách làm cho tình hình còn tệ hơn khi chính sách chưa ra đời.


    => Thực thi có tầm quan trọng đặc biệt và gắn liền với quá trình hoạch định chính sách.

    3. Vai trò và tác dụng của thực thi chính sách trong quá trình hình thành chính sách.



    - Là trung tâm kết nối các giai đoạn trong quy trình chính sách thành một hệ thống.

    - L à bước hiện thực hóa chính sách trong đời sống.

    - C ó ý nghĩa quyết định đối với việc thành công hay thất bại của một chính sách.

    - G óp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách, khiến cho nó ngày càng phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

    1. Các giai đoạn thực thi chính sách


    Tuyên truyền chính sách

    L à một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách.

    - Giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách.. để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.

    - G íup cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.


    Lập kế hoạch

    - Là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

    - Gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.


    Chuẩn bị cơ sở vật chất

    - Điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu =>tính khả thi của công tác tổ chức thực thi chính sách luôn được tăng cường.

    - N guồn tài chính là đòi hỏi không thể thiếu để thực thi bất kỳ một chính sách nào.


    Chuẩn bị tổ chức

    - Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách

    - Xây dựng chương trình hành động:

    - Ra văn bản hướng dẫn:


    Vd: Nghị định 43/2014/ND-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

    - Tổ chức tập huấn:

    Thực nghiệm chính sách

    - Là việc làm nhằm thử nghiệm các tính năng của chính sách trong những điều kiện nhất định để có thể đánh giá đầy đủ hơn về tính khả thi của chính sách theo yêu cầu quản lý nhà nước.

    Vd: Ngày 21/9/2012, Công an TP Hà Nội bắt đầu thực hiện triển khai thí điểm việc cấp Chứng minh nhân dân theo mẫu mới tại 3 quận, huyện của Hà Nội là Hoàng Mai, Tây Hồ và Từ Liêm.


    Triển khai toàn diện

    - Vận hành hệ thống thông tin truyền thông đại chúng để tuyên truyền chính sách;

    - Xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quản lý các dự án của chính sách;

    - Tổ chức các nguồn quỹ và kiểm soát thu - chi;

    - Tiến hành phối hợp hoạt động của các ban ngành, địa phương, các tổ chức quần chúng để có thể huy động tối đa sức mạnh của các lực lượng thực thi chính sách;

    - Xây dựng và phát triển một hệ thống các tổ chức sự nghiệp và dịch vụ.


    Điều phối và kiểm soát

    - Muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.

    - Kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thực thi chính sách


    Các biện pháp thực thi chính sách cơ bản

    a) Biện pháp hành chính

    - Là phương thức tác động tới cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng.

    - Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.


    b) Biện pháp kinh tế

    - Là cách thức tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.

    Vd: Xử phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện vi phạm những quy định an toàn giao thông.

    - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NN- PTNT Cà Mau quyết định thưởng nóng cho 4 chiến sĩ công an dũng cảm ngăn chặn, trấn áp 2 tên cướp có hung khí nguy hiểm, đang tìm cách tiếp cận ngân hàng.


    c) Biện pháp thuyết phục

    Vd: Yên Bái đã hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2013 dù thời tiết khô hanh kéo dài nhưng lại có thời điểm mưa thối đất, giá gỗ nguyên liệu lên xuống thất thường, đầu ra sản phẩm không ổn định, vật tư phân bón cũng như cây giống tăng cao. Tuy nhiên do các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn.. tăng cường hàng trăm lượt cán bộ kỹ thuật "ba cùng" với bà con để vận động, tuyên truyền hướng dẫn cho các chủ vườn ươm, nhân dân về kỹ thuật làm đất, gieo cây giống và trồng, chăm sóc rừng.

    d) Biện pháp cưỡng chế

    - Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng những biện pháp bắt buộc bằng bạo lực về mặt vật chất hay tinh thần đối với cá nhân, tổ chức trong những trường hợp pháp luật quy định, nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hay không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân, tổ chức hay tự do thân thể đối với cá nhân. Cưỡng chế hình sự Cưỡng chế dân sự Cưỡng chế kỷ luật Cưỡng chế Hành chính

    1) Yêu cầu thống nhất giữa tính nguyên tắc và tính linh hoạt

    - Tính nguyên tắc là khả năng buộc mọi người phải tuân theo trong quá trình thực thi chính sách.

    - Tính linh hoạt là khả năng thích nghi một cách dễ dàng với những thay đổi trong các tình huống, và khả năng điều chỉnh một cách nhanh chóng khi cần thiết


    2) Hoạt biến chính sách

    Điều chỉnh hay bổ sung bộ phận thường thể hiện dưới hình thức như văn bản hay quyết định thêm một số khoản mục mới vào quá trình thực hiện chính sách, chương trình hay dự án kèm theo, quyết định tăng thêm hay giảm bớt ngân sách cho chương trình.

    3) Hiện tượng "trên có chính sách – dưới có đối sách".

    Vd: Ô tô nhập khẩu theo diện di chuyển tài sản của Việt kiều hồi hương sẽ được miễn thuế VAT và thuế nhập khẩu, chỉ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo trị giá ban đầu.

    Trong hồ sơ 4 xe ô tô hạng sang bị Cục Hải quan tỉnh An Giang, Long An, Khánh Hòa đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 tạm dừng không cho xuất cảng, cả 4 xe được đưa về nước theo diện di chuyển tài sản Việt kiều hồi hương. Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, cả 4 Việt kiều đứng tên đưa xe về nước đều không sinh sống tại địa phương nơi đăng ký thường trú, hồ sơ có nhiều yếu tố bất thường như mua xe, đăng ký chủ quyền và gửi xe về Việt Nam trong thời gian quá ngắn.


    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH

    Nhân tố tự thân chính sách

    Nguồn lực chính sách

    Nhân tố chủ thể chính sách

    Đối tượng chính sách

    Biện pháp thực thi

    Khái quát về đánh giá CSC

    Đánh giá chính sách công là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được từ một quá trình thực thi chính sách công (còn gọi là đánh giá thực thi chính sách) hoặc ước lượng các giá trị kết quả, nhằm giúp nhà nước lựa chọn chính sách đạt hiệu quả cao (còn gọi là đánh giá lựa chọn chính sách)

    Đánh giá chính sách

    Tiêu chí đánh giá CSC

    Tính hiệu quả: Theo nghĩa hẹp thì tính hiệu quả ám chỉ việc đạt được các mục đích và mục tiêu đã được xác định . Đối với một chương trình đã hiện hữu, thì sự đánh giá về tính hiệu quả thường phụ thuộc vào việc liệu chương trình này đã đạt được các kết quả hay tác động chính sách được kỳ vọng chưa.

    Tiêu chí đo lường được sử dụng phổ biến trong các phân tích chính sách mà CP yêu cầu: E=B-C>=0


    Tính công bằng

    Sự công bằng về quá trình ám nhằm trả lời câu hỏi: Liệu trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách, các đối tượng lợi ích có được đối xử công bằng không?

    - Công bằng dọc

    - Công bằng ngang


    Tính hữu hiệu

    Phản ánh sự đạt được các mục tiêu mà chương trình hay những lượi ích trong mối quan hệ với các chi phí.

    Các nguồn lực ngân sách phải được sử dụng cho việc đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của con người - nói cách khác, để gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong xã hội. Nếu chính phủ chi tiêu nhiều cho một hoạt động, ví dụ như một chương trình môi trường lớn hơn mức cần thiết để tạo được các lợi ích của hành động - không khí hay nước sạch - thì chính phủ sẽ có ít nguồn lực hơn cho những dịch vụ khác, ví dụ như giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

    Bằng cách nào mà các nhà phân tích tính toán các lợi ích của một cuộc chiến chống khủng bố so với những phí tổn quân sự hay so với những cái chết hay bị thương không thể tránh khỏi của những công dân vô tội?


    Tính khả thi về mặt chính trị

    Tính khả thi về chính trị thể hiện ở mức độ mà qua đó các nhà chính trị chấp nhận và ủng hộ một đề xuất chính sách công. Ngoài ra, chính sách công còn được công chúng chấp nhận, ủng hộ đề xuất chính sách và tham gia nhiệt tình vào quá trình xây dựng, đánh giá chính sách.

    Ví dụ, một sự gia tăng mạnh trong thuế xăng dầu liên bang ắt sẽ tỏ ra thiếu tính khả thi khi đã biết về sự oán giận của dân chúng về những sự gia tăng thuế và sự nhạy cảm với giá cả xăng dầu.

    Việc cắt giảm đáng kể các lợi ích về An sinh Xã hội, hay gia tăng đáng kể độ tuổi mà dân chúng đủ khả năng nhận được các lợi ích này, nhiều khả năng ắt sẽ thiếu tính khả thi bởi vì các công dân lớn tuổi được tổ chức tuyệt vời và ắt sẽ phản đối những sự thay đổi như vậy.


    Tính khả thi về kĩ thuật

    Tính khả thi về mặt kỹ thuật thể hiện ở mức sẵn có và mức độ tin cậy của công nghệ cần thiết cho việc thực hiện chính sách công.

    Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG

    — Nuôi dưỡng hay thúc đẩy sự phát triển của chính sách

    — Tăng cường tính hiệu quả của chính sách

    — Xác định lựa chọn phương án chính sách hoặc đo lường các kết quả thực thi chính sách

    — Xác định mức độ thỏa mãn của các đối tượng chính sách

    — Cải tiến chính sách


    Nguyên nhân cơ bản của thất bại chính sách

    — Đầu tư chính sách không thỏa đáng

    — Các nhóm mục tiêu không hợp tác

    — Vấn đề của bản thân chính sách

    - Mục tiêu, nội dung và quản lý mâu thuẫn nhau

    - Một số vấn đề quá phức tạp, khó giải quyết

    - Chính sách quá sớm hoặc quá muộn

    - Giá phải trả cho giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích thu được

    - Ảnh hưởng (nhiễu) của các yếu tố bên ngoài
     
    THG Nguyenchiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...