ĐỀ 1 Câu 1: A, Sau cách mạng T8/1945, chính quyền non trẻ chúng ta đứng trước tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc". Đúng hay sai? Giải thích? Trả lời: Đúng Giải thích: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn: - Về ngoại giao: Chưa có nước nào công nhận và đặt mối quan hệ ngoại giao với nước ta => không thể thủ được sự ủng hộ của quốc tế. - Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc: + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. + Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. + Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá. - Chính quyền và lực lượng quân đội: Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, còn non trẻ thiếu kiến thức và trình độ quản lí, lực lượng vũ trang còn yếu. - Tài chính- Kinh tế: Do chính sách cai trị khắc nghiệt của Pháp và Nhật để lại hậu quả hết sức nặng nề: Ruộng đất hoang phá Công thương nghiệp đình đốn Công nhân không có việc làm Hàng hóa khan hiếm Nạn đói chưa được khắc phục, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Tài chính cạn kiệt, trống rỗng, thuế chưa thu được, chính quyền chưa được quản lí được Ngân hàng Đông Dương. - Về văn hóa: Di sản văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 95% dân số mù chữ, tện nạn xã hội còn phổ biến => Sau cách mạng T8/1945, chính quyền non trẻ chúng ta đứng trước tình thế hiểm nghèo "Ngàn cân treo sợi tóc". B, Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa như bản cương lĩnh xây dựng nền văn hóa thời kì đối mới. Đúng hay sai? Giải thích? Trả lời: Đúng. Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy cách mạng của Đảng ta trong thời kì đổi mới với việc đánh giá cao vai trò, sứ mệnh cao cả của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội; sự hình thành, phát triển nhân cách trí tuệ con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng, phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo cảu Đảng. Có thể khẳng định rằng, nghị quyết Trung ương 5 kháo VIII đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển, hoàn thiệnlý luận về văn hóa của Đảng, định hướng phát triển văn hóa trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. => Như vậy có thể nói rằng, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) về xây dựng và phát triển văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa như bản cương lĩnh xây dựng văn hóa thời kì đổi mới. Câu 2: Ngày 22/10/2018, Ban Chấp Hành Trung Ương đảng khóa XII ban hành nghị quyết số 36-NQ/TW về vấn đề nào? Phân tích quan điểm của Đảng về vấn đề đó? Sinh viên cần làm gì để góp phần thực hiện nghị quyết trên. Trả lời: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quan điểm của đảng về vấn đề trên: Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước. Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu. Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Điều sinh viên cần làm để thực hiện nghị quyết trên. HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực. Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. Tăng cường trau dồi, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai. ĐỀ 2 Câu 1: A, Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảng ta đã đưa ra quan điểm chỉ đạo tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền đất nước. Đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Đúng. Vì: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong điều kiện đất nước bị chia làm hai miền, phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), xác định đường lối cách mạng của nước ta: - Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. - Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Việc xác định đường lối cách mạng tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền là nét độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử, là thành công lớn của Đảng ta. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và là hậu phương lớn của cả nước, đã tạo cho cách mạng miền Nam có điều kiện thuận lợi mới khác hẳn các thời kỳ lịch sử trước đây. Đó là một nguyên nhân chủ yếu để cách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai. B, Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Là đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Đúng Vì kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của nhân loại. Lịch sử phát triển nền sản xuất hàng hóa cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. + Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bố các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động.. phục vụ cho sản xuất và lưu thông. + Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bố các nguồn lực kinh tế. + Trong nên kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bố bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường. - Kinh tế thị trườngđã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xh pk và phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản. + Kinh tế thị trườngvà kinh tế hàng hóa có cùng bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mđ giá trị và điều trao đổi thông qua quan hệ hàng hóa - Tiền tệ + kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa điều dựa trên cơ sơ phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập, vừa phụ thuộc vào nhau, trao đổi mua bán hàng hóa là phương thức giải quyết mâu thuẫn trên + kinh tế thị trườngvà kinh tế hàng hóa có sự khác nhau về trình độ phát triển. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, những còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hóa tư nhân, quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp. Còn kinh tế thị trườnglà KT hàng hóa phát triển cao, kinh tế thị trườnglấy khoa học- công nghệ hiện đại làm cơ sơ và nên sản xuất xã hội hóa cao - Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản. + trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trườngcòn ở thời kỳ mạnh nhà, trình đọ thấp thì trong chủ nghĩa tư bảnnó đạt đến trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xh đó. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng kinh tế thị trườnglà sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. - Khẳng định lại: + Chủ nghĩa tư bảnkhông sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bảnmà là thành tựu phát triển chung của nhân loại + chỉ có thế chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bảnđể tạo ra lợi nhuận tối đa cho chủ nghĩa tư bản. Câu 2: Vì sao phải chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam? Làm rõ đặc trưng của nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay? Anh (chị) cần làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân? Trả lời: Nguyên nhân đất nước chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tìm hiểu thêm về nhà nước chuyên chính vô sản Một là Đảng lãnh đạo, mà thật ra là nhân danh Đảng mà cai trị, thực chất là sự cai trị của những người có chức có đặc quyền, đặc lợi trong Đảng và trong xã hội. Hai là, nhanh chóng thực hiện chế độ công hữu dưới hai hình thức Nhà nước và tập thể, xóa bỏ tư nhân và thị trường. Ba là, quản lý kinh tế, xã hội theo thể chế tập trung quan liêu bao cấp. Bốn là, đóng cửa với bên ngoài. Sau này khi có phe XHCN thì chỉ chủ yếu quan hệ trong phe, chiến tranh lạnh với chủ nghĩa tư bản hiện đại. Việc phân chia ruộng đất và quan liêu bao cấp không còn áp dụng được với tình hình của nước ta Chính vì thế, ý tưởng về "làm chủ tập thể" là một cố gắng tìm tòi, bứt phá nhằm vượt ra khỏi mô hình "chuyên chính vô sản" trên hành trình trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về "Nhà nước pháp quyền". Đó là khi bằng cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân trong một Nhà nước dânchủ, thì không thể áp dụng hình thái "Nhà nước chuyên chính vô sản" được nữa Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ" Làm chủ tập thể "của Lê Duẩn là nhằm thay thế cho lý luận về" chuyên chính vô sản Tư duy của Lê Duẩn không tán thành áp đặt mô hình Xô Viết với thể chế Nhà nước chuyên chính vô sản khi mà nhân dân đã bằng cuộc chiến đấu ròng rã với biết bao hy sinh của nhiều thế hệ kế tiếp nhau để giành được quyển làm chú đất nước, làm chủ xã hội. Lẽ nào lại có thể "chuyên chính" theo kiểu trấn áp tàn khốc cán bộ, đáng viên, công nhân nông dân, trí thức Đặc trưng của nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay Một là, Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước. Hai là, Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Ba là, Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội. Bốn là, Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: Phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực Năm là, Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp. Sáu là, Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội 3) Để thực hiện tốt trách nhiệm của công dân thì tôi cần Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân thấm nhuần và thực hiện đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nâng cao giáo dục lí tưởng cách mạng