[Đề cương CNXHKH] Các câu hỏi về Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi estoulam, 8 Tháng năm 2023.

  1. estoulam

    Bài viết:
    63
    1. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa

    So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử. Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên các phương diện:

    1. Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị. Tuy nhiên, sự thống trị của giai cấp vô sản có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của các giai cấp bóc lột trước đây. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình. Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động
    2. Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là "nửa nhà nước". Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
    3. Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.

    12. Chức năng nhà nước xã hội chủ nghĩa

    • Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
    • Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội..
    • Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng)

    1. Chức năng đối nội

    - Tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm thực hiện mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    Nhà nước ta là người đại diện cho ý chí, quyền lực của Nhân dân lao động, là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; là người nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý (chính sách, kế hoạch, pháp luật, tài chính, ngân hàng) và quản lý việc sử dụng tài sản quốc gia. Trên cơ sở đó, Nhà nước có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trong nước cũng như hợp tác quốc tế.

    - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp thống trị bị lật đổ và những âm mưu phản cách mạng khác.

    - Bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công nhân và các tổ chức. Đây là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình, do đó, bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Mục đích của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật.

    - Bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.

    2. Chức năng đối ngoại

    - Giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia, bảo đảm sự ổn định cho quốc gia.

    Tất cả chức năng đối nội của nhà nước chỉ có thể được triển khai thực hiện tốt khi Tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc là chức năng cực kỳ quan trọng nhằm giữ gìn thành quả cách mạng, bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân, tạo điều kiện ổn định triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

    - Củng cố, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

    - Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống chính sách gây chiến và chạy đua vũ trang, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều vào cộng đồng thế giới. Vì vậy, bất cứ nhà nước tiến bộ nào cũng đều có nghĩa vụ ủng hộ phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không tách rời sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới. Ngày nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    13. Đặc điểm của NNPQXHCNVN

    Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, có thể thấy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản của như sau:

    • Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
    • Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
    • Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
    • Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.
    • Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một cách rộng rãi; "nhân dân có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu không xứng đáng"; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
    • Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

    => Như vậy, những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam chúng ta đang xây dựng đã thể hiện được các tinh thần cơ bản của một nhà nước pháp quyền nói chung. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự khác biệt so với các nhà nước pháp quyền khác Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

    4. Phương hướng xây dựng NNPQXHCNVN hiện nay

    1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với nhân dân. Tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    2. Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.

    • Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội để đảm bảo đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; thực hiện một số nhiệm vụ thuộc quyền hành pháp và tư pháp, quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
    • Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ công phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

    3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.

    Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý đất nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời cũng phải xây dựng được cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, đạo đức công vụ.

    4. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

    Phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ, phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng; xây dựng các chế tài để xử lý các cá nhân và tổ chức vi phạm; động viên và khuyến khích toàn Đảng, toàn dân thực hành tiết kiệm.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...