Đề: Cảm nhận về số phận bi kịch của nhân vật Vũ Nương 1. Mở bài Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của bền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục". "Chuyện người con gái Nam Xương" thuộc 16/20 tập truyện. Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Thông qua cuộc đời và số phận đầy bi kịch, khổ đau của nhân vật Vũ Nương tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ. 2. Thần bài - Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật là "Vợ chàng Trương" vốn được lưu truyền trong dân gian. Trên cơ sở một câu chuyện cổ tích, Nguyễn Dữ đã có những hư cấu và sáng tạo tình tiết kì ảo để "Chuyện người con gái Nam Xương" trở thành một áng văn hấp dẫn, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn. "Chuyện người con gái Nam Xương" xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương. Đọc tác phẩm người đọc nhận thấy Vũ Nương là một người phụ nữ hội tụ những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một người vợ chung thủy, một người mẹ yêu con, một người con dâu hiếu.. Lẽ ra nàng xứng đáng được hưởng một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Thế nhưng nàng phải chịu một cuộc đời bất hạnh, khổ đau. 1. Luận điểm 1: Trước hết Vũ Nương phải chịu số phận bất hạnh khổ đau vì là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Cuộc sum vầy của nàng với Trương Sinh chưa được bao lâu thì chiến tranh xảy ra. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng vì ít học phải đi lính ngay từ đợt đầu. Khi Trương Sinh đi lính nàng đang có mang, Trương Sinh đi chưa đầy một tuần nàng sinh con, mọi công việc nàng gánh vác trong gia đình, từ chăm sóc con thơ, phụng dưỡng mẹ già, ngày tháng dần trôi 1 năm, 2 năm, 3 năm.. nàng luôn sống trong tâm trạng chờ mong khắc khoải lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận. Nỗi nhớ thương khắc khoải với người chồng nơi biên ải cứ dâng tràn theo thời gian: "Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào không ngăn được". Hình ảnh "bướm lượn" có thể thấy những lúc vui, hay những lúc buồn Vũ Nương cũng đều cồn cào nỗi nhớ thương chồng. Để an ủi lòng mình đêm đêm Vũ Nương chỉ cái bóng của mình là Trương Sinh. Suy nghĩ này giúp người đọc hiểu được niềm khao khát được đoàn tụ của Trương Sinh với Vũ Nương lớn biết chừng nào. Sau 3 năm dài đằng đẵng chàng Trương Sinh của nàng đã may mắn bình an trở v, tưởng rằng gia đình nhỏ sẽ đầy ắp tiếng cười của ngày đoàn viên, tưởng rằng những vất vả mà nàng đã trải qua trong những năm tháng Trương Sinh đi lính sẽ được bù đắp, thế nhưng sau những giây phút buồn vui ngắn ngủi một bi kịch này trời đã giáng suốt cuộc đời Vũ Nương nàng bị nghi ngờ thất tiết. Chiến tranh đã chia lìa nàng và chồng để mỗi khi đứa con thơ hỏi nàng về cha của nó thì nàng đã chỉ chiếc bóng của mình trên tường nói là cha Đản. Bé Đản ngây thơ tin lời nàng nói, nên đã không công nhận Trương Sinh là cha và ngây thơ kể với Trương Sinh rất rành rọt về người cha trước kia của mình, "Thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả", nghe lời con, tin lời con trẻ mà cơn ghen tuông bùng lên trong lòng anh ta. Nếu không có chiến tranh thì Vũ Nương đâu phải xa chồng thì bé Đản đâu phải xa cha, không có chiến tranh thì gia đình nhỏ bé của Vũ Nương đâu phải đối diện với nghịch cảnh, chiếc bóng oan khuất. Từ nỗi khổ vì chiến tranh của Vũ Nương và sự hi sinh của cha ông ta trong các cuộc chiến tranh bảo vệ sau này, người đọc nhận thấy chiến tranh muôn đời là hành động phi lý, hành động tội ác của những kẻ hiếu chiến. Luận điểm 2: Vũ Nương không chỉ khổ đau bất hạnh vì nàng là nạn nhân của chiến tranh phong kiến mà làm còn khổ hơn vì là nạn nhân của tư tưởng Nam quyền. - Cuộc hôn nhân của Vũ Nương không bắt đầu từ tình yêu đôi lứa, mà mang tình cảm gả bán, bởi vì Trương Sinh là người trong làng nhận thấy Vũ Nương là một người con gái thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, anh ta đã xin mẹ 100 lạng vàng cưới nàng. Trương Sinh là con nhà hào phú còn Vũ Nương là con nhà nghèo sự khác biệt về đẳng cấp đã khiến cho Vũ Nương luôn mặc cảm với thân phận của mình, còn Trương Sinh coi gia cảnh của mình để có thể có những đặc quyền với vợ. - Ngay từ khi mới về nhà chồng Vũ Nương đã phải đối mặt với sự đa nghi, phòng ngừa quá của Trương Sinh, biết phận mình nên nàng luôn nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép để gia đình không thất hòa xảy ra. - Nếu chiến tranh xảy ra, Vũ Nương khổ nỗi khổ của người chinh phụ, thì khi Trương Sinh trở về nàng phải chịu nỗi khổ của tư tưởng nho giáo phong kiến, chế độ phong kiến nam quyền, khi Trương Sinh nghe lời bé Đản nói về "người cha" của mình thì Trương Sinh đã nghi ngay vợ mình thất tiết. Vũ Nương đã phải đón nhận cơn ghen từ chồng, gặp lại Vũ Nương sau khi ra mộ mẹ Trương Sinh la lên cho hả giận, Vũ Nương đã thanh minh trong nước mắt "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu, sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh", những lời phân trần của nàng thấu tình đạt lí, đâu có cởi bỏ được mối nghi ngờ trong đầu óc của Trương Sinh. Và như là nói chồng chuyện tày trời kia ai nói những tương sinh độc đoán đa nghi hồ đồ không nói câu chuyện giữa anh ta và bé Đạt Nếu anh ta vừa có thể mắng nhiếc vừa có thể nói về một người đàn ông xuất hiện vào ban đêm trong thời gian anh ta đi lính thì Vũ Nương đã phải có thể tải oan cho mình đối với Vũ Nương nỗi khổ do chiến tranh gây ra Chẳng thấm vào đâu so với nỗi khổ khi chồng bị nghi oan ở thất thiết bị đánh đuổi đi trước nỗi oan tày trời. Khổ nhục này nàng đã bày tỏ nỗi tuyệt vọng đau đớn của mình thiếp Sở dĩ được nương tựa vào chàng thì có thú vui ra nghi thức này đã bị rơi trong giấy Xem sự thất vọng đau đớn của nàng cũng chẳng làm lung lay ý chí mù quáng của Trương Sinh. - Bà con hang xóm biện bạch giúp nàng nhưng Trương Sinh cũng chẳng tin. Nàng đã trực tiếp nói chuyện tày đình kia ai nói, nhưng Trương Sinh độc đoán, đa nghi, hồ đồ không nói câu chuyện giữa anh ta và bé Đản. Nếu anh ta vừa có thể mắng nhiếc, vừa có thể nói rằng có một người luôn xuất hiện vào ban đêm trong thời gian anh ta đi lính thì Vũ Nương có thể giải oan cho mình. Đối với Vũ Nương nỗi khổ do chiến tranh cũng chả thấm vào đâu so với nỗi khổ bị chồng nghi oan là thất tiết và bị đánh đuổi đi. Trước nỗi oan tày trời, trước nỗi khổ nhục này nàng đã bày tỏ nỗi tuyệt vọng đau đớn của mình. "Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia, nghi thất. Nay đã bình rơi tram gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bong hoa rụng cuống, kêu xuân cánh én lìa cành.." Không chỉ bị chồng mắng nhiếc, mà còn bị chồng đánh và đuổi đi Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết bên bến Hoàng Giang để giải thoát cuộc đời đau khổ của mình, suy cho cùng cái chết của Vũ Nương là do Trương Sinh bức tử Vũ Nương là nạn nhân của thói hồ đồ, đa nghi, độc đoán, vũ phu. Luận điểm 3: Mở rộng nâng cao Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem