Đề bài viết tập làm văn: Suy nghĩ về vai trò lãnh đạo anh minh của lí công uẩn và trần quốc tuấn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hà Thu Nguyễn, 28 Tháng hai 2021.

  1. Hà Thu Nguyễn

    Bài viết:
    49
    ĐỀ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN – LỚP 8

    Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

    1, Thời đại nào cùng đều phải có người lãnh đạo. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước


    2, Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây, có dóng góp vô cùng quan trọng với vận mệnh đất nước, với bước ngoặt phát triển lớn của quốc gia.

    3, Thật vậy, trước hết, vai trò lãnh đạo anh minh của vua Lí Công Uẩn trong văn bản "Chiếu dời đô" cho thấy Lí công Uẩn là một vị vua sáng suốt, anh minh của dân tộc, là người có tầm nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí

    A. Đầu tiên, qua văn bản "Chiếu dời đô" Lí Công Uẩn còn chỉ ra những hạn chế của việc định đô lâu ở Hoa Lư. Vì Hoa Lư nằm khuất sâu trong rừng núi không còn phù hợp nữa. Nên hai nhà Đinh, Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.

    + Vua Lí Công Uẩn còn nhìn ra được Đại La là mảnh đất hưng thịnh, là nơi tốt nhất để định đô mới. Đó là: Đại La tụ hội đủ những ưu thế: Về lịch sử, là kinh đô cũ của Cao Vương. Về địa lý: Nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, rộng mà bằng, cao mà thoáng, không bị lụt, muôn vật phong phú, là thắng địa. Về cư dân: Không bị ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Về chính trị, văn hóa: Đây là chốn hội tụ trọng yếu bốn phương.

    + Như vậy, nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm.

    B. Chứng minh qua văn bản Hịch tướng sĩ: Trần quốc Tuấn cũng là một vị tướng tổng chỉ huy anh minh, vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua văn bản "Hịch tướng sĩ.

    + Thứ nhất, Vai trò lãnh đạo anh minh của chủ tướng Trần Quốc Tuấn thể hiên qua việc Trần Quốc Tuấn nêu gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách như: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín.. để khích lệ tướng sĩ noi gương.

    + Thứ hai, TQT phơi bày tội ác của sứ giặc ngang ngược, tham lam, độc ác, đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Từ đó Trần Quốc Tuấn khơi gợi thái độ căm phẫn của ts trước kẻ thù và trách nhiệm với đất nước.

    + Trần Quốc Tuấn còn Khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng: Không có mặc thì cho áo, không có ăn thì cho cơm.. Để từ đó khích lệ lòng ơn nghĩa, thuỷ chung của tướng sĩ.

    + Sau đó, TQT nghiêm khắc, cảnh cáo sai lầm của tướng sĩ: Hưởng lạc, ham thú vui tầm thường: Chọi gà, cờ bạc, săn bắn, ruợu ngon, bàng quan trước vận mệnh đất nước.

    + Trên cơ sở đó, Trần Quốc Tuấn khuyên răn: Tướng sĩ cần biết lo xa, tăng cường tập võ nghệ để Chống giặc ngoại xâm.

    + Cuối cùng, T rần Quốc Tuấn nêu ra việc trước mắt phải làm. Đó là kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ chuyên tâm tập luyện, rèn quân theo sách" Binh thư yếu lược"để nâng cao tinh thần chiến đấu

    4, Đánh giá: Có thể nói, Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những vị vua, anh hùng dân tộc anh minh đối với vận mệnh đất nước . Tấm lòng yêu nước của các lãnh đạo anh minh đều thể hiện mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Điều đó được chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc

    5 Tóm lại, Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước. Đọc các tác phẩm, chúng ta cần tự hào về lòng yêu nước bất khuất, sự lãnh đạo anh minh của vua Lí Công Uẩn và vị tướng Trần Quốc Tuấn.

     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...